Giai đoạn từ năm 1989 đến năm

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các tòa án (Trang 28)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 được ban hành có hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 là

văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tiếp theo đó, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996 đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế và lao động.

Ba pháp lệnh về thủ tục tố tụng đều xây dựng những quy định phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện. Theo đó, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh (Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 1994, Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động 1996). Thông thường những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh là những vụ án có đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp (dân sự) hoặc có nhân tố nước ngoài (kinh tế, dân sự). Riêng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 còn quy định căn cứ phân định thẩm quyền của Tòa án các cấp dựa trên giá trị của vụ tranh chấp dưới 50 triệu đồng hay trên 50 triệu đồng. Đặc biệt, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự còn quy định trong trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà Tòa án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết. Ngoài ra, việc nghiên cứu cho thấy cả ba Pháp lệnh trên đều quy định trong trường hợp cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Về phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 đã có một bước tiến mới trong việc quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Các quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã được hoàn thiện hơn và được mở rộng đối với cả

những vụ việc mà bị đơn là pháp nhân. Theo Điều 13 Pháp lệnh này thì "Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; nếu bị đơn là pháp nhân thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi pháp nhân có trụ sở, trừ trường hợp pháp luật quy định khác" [46].

Ngoài ra, quyền thỏa thuận của các đương sự trong việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn đã được ghi nhận. Theo đó, Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định "Các đương sự cũng có thể thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết" [46]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 1994 cho thấy trong pháp lệnh này lại không có quy định về quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú để giải quyết tranh chấp. Đây là một hạn chế lớn của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989. Bởi vì trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thì vấn đề quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận phải luôn được coi trọng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết đúng đắn vụ án dân sự, các quy định về thẩm quyền Tòa án nơi có bất động sản đã được xây dựng tại Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Theo đó, "Tranh chấp bất động sản do Tòa án nơi có bất động sản giải quyết". Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 cũng đã ghi nhận quy tắc về phân định thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản tại Điều 14 của pháp lệnh này đồng thời đã đi xa hơn một bước so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong việc quy định về thẩm quyền sơ thẩm theo lãnh thổ. Cụ thể là theo quy định tại Điều 14 của pháp lệnh này "… trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết" [47]. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6 Điều 15 của pháp lệnh này thì "Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án" [47].

Nghiên cứu so sánh giữa các quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ trong ba pháp lệnh về thủ tục nói trên cho thấy nguyên tắc cơ bản về việc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ trong ba pháp lệnh này là tương đối đồng nhất. Về cơ bản nguyên tắc phân định thẩm quyền theo nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn đều được ghi nhận trong ba pháp lệnh. Các quy định về thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản đều được ghi nhận trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.

Cả ba Pháp lệnh đều có quy định về những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Tòa án để giải quyết vụ án (Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989, Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động). Điểm tương đồng trong các quy định của ba pháp lệnh nói trên về quyền của nguyên đơn trong việc lựa chọn Tòa án là nhà lập pháp đều xây dựng các giới hạn mà đương sự có thể lựa chọn. Cả ba pháp lệnh này đều có những quy tắc chung về lựa chọn Tòa án như:

- Nếu không biết địa chỉ của bị đơn hoặc nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết (Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 và Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động);

- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của một chi nhánh của pháp nhân thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết (Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 và Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động);

- Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết (Khoản 5 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 và Khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động);

- Nếu vụ án có nhiều bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết (Khoản 6 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Khoản 4 Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 và Khoản 6 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động);

Bên cạnh đó, mỗi pháp lệnh lại có những quy định riêng về việc lựa chọn Tòa án theo từng lĩnh vực đặc thù như kiện yêu cầu cấp dưỡng thì người yêu cầu có thể khởi kiện tại Tòa án nơi mình cư trú (Khoản 3 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự); kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong vụ án dân sự thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của mình, nơi xảy ra thiệt hại hoặc nơi bị đơn cư trú giải quyết (Khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự); kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong vụ án lao động thì nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của mình, hoặc nơi bị đơn có trụ sở giải quyết chứ không có quyền yêu cầu Tòa án nơi xảy ra thiệt hại giải quyết (Khoản 5 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động). So với các quy định về quyền lựa chọn Tòa án trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 thì các quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã thiếu vắng các quy định về trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn sẽ lựa chọn Tòa án nào để giải quyết. Tuy nhiên, trong thời kỳ này do chưa có sự phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự nên ba pháp lệnh nói trên cũng chỉ quy định việc lựa chọn Tòa án giải quyết trong các vụ án dân sự mà chưa có những quy định về việc lựa chọn Tòa án giải quyết đối với các việc dân sự không có tranh chấp.

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các tòa án (Trang 28)