Giải pháp về kinh tế, kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 81 - 84)

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh:

3.5.4.Giải pháp về kinh tế, kỹ thuật

b. Những hạn chế

3.5.4.Giải pháp về kinh tế, kỹ thuật

- Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đối với cán bộ cấp cơ sở và UBND các xã phường để nâng cao năng lực quản lý.

- Trên cơ sở đánh giá về mặt lợi thế của từng vùng, từng khu vực, UBND các cấp căn cứ vào mục tiêu quy hoạch kế hoạch để xây dựng các dự án phát triển sản xuất chi tiết như: dự án phát triển vùng cây ăn trái đặc sản, dự án phát triển vùng rau màu thực phẩm...

- Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu buộc lấy đất nông nghiệp thì phải lấy những nơi đất xấu, canh tác không hiệu quả, hạn chế tối đa lấy vào đất trồng lúa.

- Có kế hoạch đầu tư phát triển làng nghề truyền thống, hình thành các hợp tác xã để củng cố thương hiệu riêng cho các sản phẩm mang tính đặc thù của huyện như: làng nghề thêu ren tại xã Thanh Hà, sản phẩm mây tre đan…

- Đối với số lao động nông thôn mất việc hiện nay, cần hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa. Đào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp.

- Chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Tăng cường đào tạo, hướng nghiệp, nhất là đào tạo nghề tại chỗ. Quỹ đất để lại 10% giao cho các hộ bị thu hồi đất làm cơ sở dịch vụ theo quy hoạch, hướng dẫn các hộ này liên kết với nhau thành lập hợp tác xã làm dịch vụ hỗ trợ cho các khu công nghiệp như: Dịch vụ bán hàng, cho thuê nhà, dịch vụ vệ sinh...

- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, xã; thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, các làng nghề… nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010” rút ra một số kết luận của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Liêm như sau:

Giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn huyện Thanh Liêm đã chuyển đổi 598,52 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong đó, diện tích đất lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp là 346,47 ha chiếm 57,87% diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh và đất cho mục đích công cộng.

Giai đoạn 2006-2010, huyện Thanh Liêm có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến bộ: nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp-phi nông nghiệp, nông thôn-thành thị, xuất khẩu lao động, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập, đời sống người dân cơ bản được cải thiện.

Tuy nhiên chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng mạng lại những hạn chế nhất định:

- Tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn.

- Đời sống vật chất- tinh thần của nông dân còn thấp, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, chưa đảm bảo thu hút hết lao động dư thừa trong nông nghiệp; mức độ thiếu việc làm còn cao.

- Ngoài ra, quá trình này cũng làm cho nhiều giá trị văn hoá truyền thống ở làng quê ngày càng trở nên mờ nhạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 81 - 84)