Giải pháp chính sách, chủ trương

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 78 - 79)

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh:

b. Những hạn chế

3.5.1. Giải pháp chính sách, chủ trương

Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Hiệu quả thực tế của những biện pháp tạo việc làm cho nông dân vẫn còn cách xa nhu cầu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là khu quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi ở nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất.

Để khắc phục tình trạng này, trong quy hoạch các khu công nghiệp phải cân nhắc xây dựng ở những nơi tách hẳn khỏi đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư, làm hạ tầng đồng bộ như: Đường giao thông nối với các trục đường chính, điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Cách làm này sẽ mất nhiều kinh phí hơn so với tận dụng khu vực gần đường chính, song là cần thiết cho sự phát triển bền vững, tránh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đời sống người nông dân. Nếu buộc lấy đất nông nghiệp thì phải lấy những nơi đất xấu, canh tác không hiệu quả.

Trước mắt để giải quyết số lao động nông thôn mất việc hiện nay, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa. Đào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp. Chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Tăng cường đào tạo, hướng nghiệp, nhất là đào tạo nghề tại chỗ. Quỹ đất để lại 10% giao cho các hộ bị thu hồi đất làm cơ sở dịch vụ theo quy hoạch, hướng dẫn các hộ này liên kết với nhau thành lập hợp tác xã làm dịch vụ hỗ trợ cho các khu công nghiệp như: Dịch vụ bán hàng, cho thuê nhà, dịch vụ vệ sinh...

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)