0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ và người dân:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010 (Trang 29 -29 )

+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án thu hồi đất, quy hoạch, tình trạng sử dụng đất sau chuyển đổi...

+ Phỏng vấn trực tiếp người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích. Nắm bắt tình hình sử dụng đất và nguyện vọng của người dân, cuộc sống của người dân sau chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Các điểm điều tra được lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố đạt điểm tối ưu nhất mang lại kết quả nghiên cứu làm nổi rõ những tác động của việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong 20 đơn vị hành chính của huyện Thanh Liêm (gồm 1 thị trấn và 19 xã) lựa chọn 2 xã là Thanh Nghị và Thanh Hà có các tiêu chí sau:

- Đại diện cho toàn huyện;

- Là các xã có chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Để thực hiện được nội dung nghiên cứu các tác động thông qua các tiêu chí đã chọn, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 200 hộ gia đình trong đó xã Thanh Nghị điều tra 100 hộ, xã Thanh Hà điều tra 100 hộ và ghi kết quả vào phiếu điều tra. Các hộ được lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Là các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có đất nông nghiệp bị thu hồi; - Được chọn một cách ngẫu nhiên;

- Các hộ được trực tiếp phỏng vấn;

Các hộ nông dân xác nhận về thông tin cung cấp là trung thực và cán bộ điều tra xác nhận về sự ghi nhận thông tin là khách quan trên mỗi phiếu điều tra.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010 (Trang 29 -29 )

×