Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 34 - 38)

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh:

3.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế

a, Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước nền kinh tế của Huyện đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện đạt 15,2% cao hơn so với năm 2009 là 0,3% và cao hơn so với năm 2006 là 3,2%. Nhìn chung, huyện Thanh Liêm có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, tuy nhiên trong thời gian tới cần khai thác tối đa những lợi thế vào trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là hoạt động thương mại - dịch vụ.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm

2010 Biến động tăng, giảm năm 2010 so với năm 2006 1. Tốc độ tăng trưởng % 12,00 15,20 + 3,2 2. Tổng giá trị sản xuất (GDP) Tỷ đồng 1092,9 1876,6 + 783,7 2.1. Dịch vụ - thương mại Tỷ đồng 300,9 609,8 + 308,9 2.2. Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 395,6 910,2 + 514,6 2.3. Nông, lâm, thuỷ sản Tỷ đồng 369,4 356,6 - 12,8

3.Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0

3.1. Dịch vụ - thương mại % 30,0 32,5 + 2,5

3.2. Công nghiệp - xây dựng % 36,2 48,5 + 12,3

3.3. Nông, lâm, thuỷ sản % 33,8 19,0 - 14,8

4. Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 8,44 14,63 + 6,19 5. Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá thực

tế trên địa bàn huyện Tỷ đồng 318,3 1.895,5 + 1577,2 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Liêm)

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện năm 2010 là 1876,6 tỷ đồng, tăng 783,7 tỷ đồng so với năm 2006 . Trong đó Dich vụ thương mại đóng góp 609,8 tỷ đồng, Công nghiệp xây dựng là 910,2 tỷ đồng, nông lâm thuỷ sản là 356,6 tỷ đồng.

Giai đoạn 2006 – 2010, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã kéo theo sự chuyển dịch tỷ lệ đóng góp của các ngành kinh tế vào tổng giá trị sản xuất của toàn huyện theo hướng tăng tỉ lệ đóng góp của công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ đóng góp của Nông lâm thuỷ sản. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng từ 8,44 triệu đồng/người/năm năm 2006 lên 14,63 triệu đồng/người/năm năm 2010. Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1577,2 tỷ đồng.

Phát huy những kết quả đạt được, trong năm tới Thanh Liêm xác định tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, phát huy nội lực, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới.

b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Liêm đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện bộ mặt nông thôn.

Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng từ 26,1% năm 2001 lên 36,2% năm 2006 và 48,5% năm 2010; dịch vụ - thương mại năm 2001 chiếm 22,1%, năm 2006 chiếm 30,0% và 32,5% năm 2010; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 51,8%năm 2001 xuống 33,8% năm 2006 và 19,0% năm 2010

Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ thương mại còn thấp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn còn cao.

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong tổng GDP chưa cao, chưa đáp ứng động lực thúc đẩy kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhìn chung nền kinh tế của toàn huyện phát triển còn chậm so với tỉnh và toàn quốc. Do đó trong thời gian tới cần đầu tư, đẩy mạnh cho sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại, mở ra hướng khai thác ngành dịch vụ, du lịch. Tăng tỷ trọng của các ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện, tiếp tục giảm dần và giữ ở mức ổn định tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản.

c, Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Nông lâm – Thủy sản

Nông nghiệp một trong những ngành sản xuất chính của huyện, kinh tế nông lâm – thủy sản phát triển tương đối ổn định:

+ Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng mở rộng cây trồng có giá trị kinh tế như nhãn, vải, na ở các xã miền núi và các xã ven sông Đáy, cây hoa màu: đậu, lạc, ngô và diện tích lúa đang từng bước phát triển. Diện tích chuyển đổi theo hướng sản xuất đa canh đạt 500,8 ha.

Trồng trọt tiếp tục được phát triển ở mức tăng trưởng ổn định. Hình thành các cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm, có nhiều hộ nông dân đạt thu nhập 50 triệu

đồng/năm. Đến nay đã có 43 mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm với 466 ha, có 442 hộ nông dân có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm. Trồng trọt chiếm 68,25% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Chăn nuôi: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện đã được quan tâm, đầu tư về số và chất lượng. Các chương trình sinh hóa đàn bò cho đàn bò lai, bò sữa, nạc hóa đàn lợn, nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp hóa. Đàn bò sữa cho sản lượng sữa đạt 130 tấn/năm. Sản lượng thịt hơi đạt bình quân 4.500 tấn/năm.

+ Về thủy sản: Ngành thủy sản đang chuyển biến tích cực, phong trào nuôi cá kết hợp trồng cây hàng năm, thủy cầm cho giá trị kinh tế cao. Sản lượng thủy sản bình quân đạt 943,2 tấn/năm. Chăn nuôi chiếm 25,25% giá trị sản xuất nông nghiệp. + Lâm nghiệp: Năm 2010, Thanh Liêm có 1387,66 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 377,56 ha. Hiện nay, huyện đang tích cực tham gia vào các dự án trồng mới rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có, dần từng bước đưa kinh tế đồi rừng là nguồn sống và thu nhập chính của nhân dân các xã miền núi.

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Theo thống kê năm 2010, Huyện Thanh Liêm có 263 doanh nghiệp trong đó 262 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 01 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hơn 2000 cơ sở tư nhân. Các ngành nghề chủ yếu sản xuât xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác chế biến đá, bột nhẹ, dệt may; tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống xay sát, thêu ren xuât khẩu, mây tre đan, mộc... tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động nông nhàn ở địa phương, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển chung của ngành.

- Thương mại, dịch vụ: Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giao lưu trao đổi hàng hóa. Huyện Thanh Liêm có 19 chợ lớn nhỏ với khoảng 4000 hộ kinh doanh, ở hầu hết các xã đều có chợ họp thường xuyên phục nhu cầu tiêu dùng, trao đổi mua bán hàng hóa của người dân. Các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh ở các trục giao thông chính như: QL1A; QL 21A và các đương tỉnh lộ, huyện lộ, trục đường liên xã và trung tâm các khu dân cư. Trong thời gian tới cần phát triển các dịch vụ chât lượng cao nhằm tăng tỷ trọng đóng góp của ngành vào tổng GDP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 34 - 38)