Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 32 - 34)

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh:

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện năm 2010 là 17.831,28 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 10734.86 ha; đất phi nông nghiệp là 4519,68 ha và đất chưa sử dụng là 2576,74 ha.

Trên địa bàn Thanh Liêm có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: có 7.339 ha, đây là loại đất chính của Huyện, phân bố trên hầu hết các xã.

- Nhóm đất glây: có 249 ha, rải rác ở các xã Thanh Thủy, Thanh Nghị, Thanh Phong…

- Đất đỏ có 275 ha phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp và ở các thung lũng thấp trong vùng núi đá vôi thuộc các xã Thanh Thủy, Thanh Nghị và Kiện Khê.

- Đất xám: khoảng 881 ha, có nhiều ở các xã Thanh Nghị, Kiện Khê, Thanh Tâm… - Nhóm đất có tầng sét biến đổi (đất biến đổi) có 1.181 ha phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Hải, Liêm Sơn và rải rác ở nhiều xã trong Huyện.

- Nhóm đất tầng mỏng có diện tích khá lớn, khoảng 403 ha phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Lưu, Liêm Sơn.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Về mùa mưa lượng nước mưa dư thừa cho sản xuất nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là các xã vùng núi phải hứng chịu lũ núi do nước mưa dồn từ trong núi ra.

Về mùa khô nguồn nước tưới khá dồi dào do nguồn nước từ sông Đáy, sông Châu Giang được các trạm bơm tưới bơm lên cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Huyện vừa đặc trưng cho nước ngầm vùng châu thổ sông Hồng, vừa đặc trưng cho vùng núi đá vôi với hai tầng chính, tầng nước ngầm thuộc hệ Thái Bình và tầng nước ngầm thuộc hệ Hà Nội.

* Tài nguyên rừng

Khoảng 1/4 diện tích tự nhiên của Huyện là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi nên thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi. Vùng đồi núi đá nằm ở phía Tây huyện, trồng chủ yếu các loại cây lâm nghiệp (Bạch đàn, Thông, Keo…) xen kẽ với các loại cây bụi tự nhiên và một phần trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả ở các sườn đồi, sườn núi và các thung lũng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, na, nhãn…

* Tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng

- Đá vôi diện tích lớn, trữ lượng hàng tỷ m3 chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao.

- Sét có trữ lượng lớn ở dãy núi đất Khe Non Thanh Lưu, Thanh Hương, Thanh Tâm, Liêm Sơn được khai thác làm phụ gia xi măng.

* Cảnh quan sinh thái

Thực trạng Huyện có 3 vùng sinh thái khác nhau:

- Vùng núi đá vôi ở phía Tây huyện có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cao, chủ yếu là cây bụi, cây nhỏ mọc xen kẽ giữa các khe đá.

- Vùng đồi nằm xen với vùng núi đá vôi, đây chủ yếu là các đồi núi đất có độ dốc trung bình, việc cung cấp nước tưới gặp nhiều khó khăn, cây trồng chính là cây màu, cây ăn quả và các loại cây trồng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

- Vùng đồng bằng phù sa Đông sông Đáy và Nam sông Châu Giang: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ô đất trũng chủ yếu là phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)