Điện di 2-DE protein bền nhiệt trên dải pH hẹp

Một phần của tài liệu Phân tích protein huyết thanh bền nhiệt bằng kỹ thuật điện di hai chiều.docx (Trang 34 - 36)

Do pKa của Tris là 8,3 ở 20oC nên việc lựa chọn dải pH < 8, không chứa vùng hội tụ của Tris, sẽ giúp loại bỏ ảnh hưởng của nó đến quá trình điện di. Việc thu hẹp dải pH nghiên cứu kết hợp với tăng kích thước của thanh Strip cũng giúp cho các protein phân tách nhau tốt hơn [39].

Ngoài ra, đa số các protein trong huyết thanh có pI nằm trong khoảng 4-8 [46] nên việc khảo sát các protein bền nhiệt trong huyết thanh ở vùng pH này vẫn cho những kết quả có ý nghĩa.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn thanh Strip có dải pH 4-7 và kích thước 17cm. Kết quả điện di sau khi hiện màu bằng thuốc nhuộm Comassive Blue Brilliant R-250 được thể hiện trong hình 14.

Hình 14: Ảnh điện di phân đoạn protein bền nhiệt trên dải pH 4-7. HW: vùng khối lượng phân thử cao; LW: vùng khối lượng phân tử thấp

Kết quả theo dõi cho thấy sự biến đổi hiệu điện thế theo thời gian hoàn toàn tương ứng với chương trình đã cài đặt. Đồng thời, kết quả thu được trên ảnh điện di cũng cho thấy các protein phân tách nhau khá tốt, đặc biệt là không còn thấy xuất hiện vùng hội tụ của Tris. Điều này chứng tỏ chiến lược thu hẹp dải pH đã đặt ra là hoàn toàn phù hợp, quá trình điện di IEF không bị ảnh hưởng bởi Tris trong dải pH này. Kết quả này cũng rất phù hợp và đủ điều kiện để tiến hành các bước thí nghiệm tiếp theo, bao gồm cắt gel, thủy phân và nhận diện bằng hệ thống sắc ký lỏng Nano một chiều kết nối với khối phổ liên tục (1DnanoLC-ESI-MS/MS).

7 vùng được đánh dấu đỏ và đánh số trên hình 14 là những vùng đã được chúng tôi lựa chọn để tiến hành nhận diện bằng hệ thống phân tích khối phổ.

Một phần của tài liệu Phân tích protein huyết thanh bền nhiệt bằng kỹ thuật điện di hai chiều.docx (Trang 34 - 36)