Tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 67 - 69)

kinh tế (trong khi đó phần lớn bệnh nhân làm nghề nông nghiệp) và đòi hỏi tính kiên trì, làm bệnh nhân dễ bỏ cuộc, một phần do thái độ nhận thức không tích cực khi biết mình bị suy tim, đa phần các bệnh nhân có suy nghĩ tiêu cực bỏ mặc bản thân. Đây là một vấn đề cần quan tâm bởi nếu bệnh nhân suy tim không điều trị thường xuyên liên tục thì tỷ lệ xuất hiện các bệnh phối hợp; các rối loạn chức năng khác; các biến chứng và thậm chí tử vong là rất cao.

4.2. Tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân điều trị suy tim suy tim

Tỷ lệ bệnh nhân suy tim có RLCNT nặng thêm (Creatinin huyết thanh tăng thêm ≥ 26,5 µmol/l) trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 29,62% (Biểu đồ 3.4).Kết quả trên đã góp phần làm sáng tỏ tình trạng RLCNT nặng thêm ở bệnh nhân điều trị suy tim là phổ biến. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả César và cộng sự (2010) khi nghiên cứu trên 200 bệnh nhân suy tim thấy có 23,0% bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận [31]. Nhưng kết quả này vẫn thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả David E. Lanfear và cộng sự (2011) và Damien Logeart và cộng sự (2007) với 36%; 37% (theo thứ tự) bệnh nhân suy tim có suy giảm chức năng thận sau 3-5 ngày nhập viện [33][53].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm tuổi của bệnh nhân suy tim có liên quan đến tình trạng RLCNT nặng thêm. Tuổi càng cao thì tỷ lệ bị RLCNT nặng thêm càng cao (Bảng 3.3). Tỷ lệ bị RLCNT nặng thêm thấp nhất ở nhóm tuổi ≤ 49 với 6,50 % và tăng lên cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 70 với 57,14% bệnh nhân suy tim có RLCNT nặng thêm. Lý giải điều này theo chúng tôi có thể do trong cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu cũng tăng dần theo nhóm tuổi (bảng 3.1) và cao nhất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

là ở nhóm tuổi ≥ 70 với 57,14% bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Một yếu tố khác rất quan trọng để giải thích cho vấn đề này đó là do theo tuổi tác thì sức khỏe của các bệnh nhân yếu đi, bệnh suy tim ngày một tăng lên, từ đó sẽ dẫn tới việc suy giảm chức năng thận ngày càng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cũng góp phần chứng minh tuổi có liên quan đến suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân suy tim như trong nghiên cứu của César và cộng sự (2010) [31]. Trong nghiên cứu của mình tác giả César và cộng sự đã báo cáo rằng nhóm tuổi ≥ 80 có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận cao gấp 2.72 lần (95%CI: 1.86-3.42) so với nhóm tuổi < 80 [31].

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh được sự liên quan giữa giới và RLCNT nặng thêm ở bệnh nhân suy tim (Bảng 3.4). Tỷ lệ bệnh nhân nữ suy tim bị RLCNT nặng thêm (55,84%) cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nam suy tim bị RLCNT nặng thêm (44,16%). Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu về suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân suy tim ở Argentina (2010) với tỷ lệ nam giới suy tim có nguy cơ mắc suy giảm chức năng thận gấp 1.09 lần (95%CI: 0.85-1.22 và p = 0,84) nhưng không có ý nghĩa thống kê [31].

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân suy tim có RLCNT nặng thêm không THA chiếm cao nhất (50,65%); tiếp theo đó là THA mức độ II với 28,58% và thấp nhất là THA mức độ III với 5,19%. Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về mức độ THA trên bệnh nhân suy tim có và không có RLCNT nặng thêm. Theo giả thuyết thì huyết áp càng tăng sẽ gia tăng nguy cơ tổn thương các vi mạch, đặc biệt là các mạch máu ở thận, não; từ đó dẫn đến sự rối loạn chức năng thận. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chưa làm sáng tỏ vấn đề này có thể do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu chưa đủ lớn và là một nghiên cứu cắt ngang trong thời gian ngắn cho

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

nên còn nhiều yếu điểm. Cần thiết kế một nghiên cứu theo dõi dọc đối với bệnh nhân THA để xác định suy thận.

Đối với bệnh nhân có tiền sử suy thận, dù đã được điều trị khỏi nhưng đó là yếu tố gây rối loạn chức năng thận nặng thêm mỗi khi tim – thận phải làm việc. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân suy tim có RLCNT nặng thêm ở nhóm bệnh nhân không có suy thận từ trước (89,61%) cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có suy thận từ trước (10,39%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.6).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)