Về giới, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nữ giới chiếm (55,77%) cao hơn nam giới (44,23%). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Nhung (2010) khi nghiên cứu về tình
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
trạng suy giảm chức năng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính với tỷ lệ nữ giới chiếm 66,0% và nam giới chiếm 34,0% [14]. Tuy nhiên kết quả này không tương tự nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới khi nghiên cứu về tình trạng suy thận trên bệnh nhân suy tim đều cho tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới [33][72].
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 66,17 ± 13,49; cao hơn so với độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của tác giả Zhou Qiugen và cộng sự (2012) với độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 63 ± 16 [72]; tuy nhiên lại thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả Logeart và cộng sự (2008) với độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân suy tim có và không có rối loạn chức năng thận lần lượt là 74 ± 11 và 69 ± 14 [53]. Tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu ở nhóm tuổi ≥ 70 chiếm đông nhất với 44,23%. Những kết quả này cũng góp phần chứng minh rằng đối với bệnh nhân suy tim và suy tim có rối loạn chức năng thận thì thường là những bệnh nhân có độ tuổi cao; bởi vì bệnh suy tim là một bệnh phát triển lâu dài và có liên quan đến yếu tố tuổi. Các nghiên cứu ở Anh và Hà Lan đều chứng minh tỷ lệ mắc suy tim ở người cao tuổi tăng hơn so với nhóm đối tượng trẻ tuổi. Nghiên cứu ở Anh (nghiên cứu Hillingdon) về suy tim cho thấy tỷ lệ mắc phải suy tim tăng từ 0,2/1000 người - năm ở độ tuổi 45 - 55 lên tới 12,4/1000 người - năm với những người trên 85 tuổi. Nghiên cứu ở Hà Lan (nghiên cứu Rotterdam) cũng cho kết quả tương tự khi công bố tỷ lệ mắc phải suy tim tăng từ 2,5/1000 người năm (độ tuổi 55 - 64) lên tới 44/1000 người năm (những người trên 85 tuổi) [28]. Điều này góp phần lý giải tại sao trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi lại chiếm đông nhất.
Tỷ lệ bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người dân tộc Kinh chiếm (75,0%). Tỷ lệ người bệnh sống ở vùng nông thôn trong nghiên cứu (59,62%) cao hơn vùng thành thị (40,38%) (Bảng 3.2). Theo
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
nghề nghiệp thì tỷ lệ bệnh nhân làm ruộng chiếm đông nhất (47,69%) (Biểu đồ 3.1). Lý giải cho điều này là người nông dân do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự hiểu biết về bệnh tật còn hạn chế, cũng vì điều kiện kinh tế mà họ không được đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên nên chưa được phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều tri, chỉ khi bệnh nặng thì mới đi điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Nhung thấy rằng bệnh nhân ở vùng nông thôn nhiều hơn thành thị (67,3% so với 32,7%; theo thứ tự) và tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng cũng chiếm cao nhất trong các nghề với 56,2% [14].
Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu có thời gian bị bệnh suy tim dưới 3 năm chiếm nhiều nhất 40,0%; sau đó là tỷ lệ bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ giảm dần theo thời gian bị bệnh suy tim; và tỷ lệ thấp nhất là nhóm bệnh nhân trên 10 năm chiếm 7,69% (biểu đồ 3.2). Lý giải điều này theo chúng tôi là do bệnh suy tim là một bệnh nặng, bên cạnh đó là các biến cố về tim mạch ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong cao, chính vì vậy thời gian bị bệnh suy tim càng lâu thì có liên quan đến mức độ tỷ lệ tử vong tăng dần của bệnh nhân suy tim đã được chứng minh với các y văn trong các nghiên cứu về suy tim: Nghiên cứu ở Mỹ và ở Anh (nghiên cứu Framingham và nghiên cứu Hillingdon, theo thứ tự) đều cho tỷ lệ sống sau 1 năm bị suy tim là 70%, chỉ có 35% bệnh nhân trong nghiên cứu Framingham còn sống sót sau 5 năm bị suy tim [52]. Tỷ lệ sống còn sau 1, 2 và 5 năm bị suy tim trong nghiên cứu ở Hà Lan (nghiên cứu Rotterdam) là 89,0%; 79,0% và 59,0% (theo thứ tự) [51]. Tỷ lệ tử vong do suy tim độ IV sau 5 năm bị suy tim lên đến 50 – 60% [60].
Tỷ lệ bệnh nhân suy tim có tiền sử điều trị thường xuyên trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 75,77%; tuy nhiên có 1,92% bệnh nhân không được điều trị trước đó và 22,31% bệnh nhân không điều trị thường xuyên (Biểu đồ 3.3). Lý giải điều này theo chúng tôi một phần do bệnh nhân bị bệnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/