Khám lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 40 - 44)

* Đo các chỉ số nhân trắc

- Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc 1 bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.

- Đo chiều cao: được đo bằng thước đo chiều cao gắn với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đúng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.

Tính chỉ số BMI theo công thức:

Chỉ số BMI = Cận nặng (kg) [(Chiều cao) m]2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Phân loại thừa cân và béo phì theo BMI dành cho khu vực châu Á (2005)

Bảng 2.1. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì

Xếp loại BMI (kg/m2) Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Thừa cân 23 - 27,4 Béo phì độ I 27,5 - 32,4 Béo phì độ II 32,5 - 37,4 Béo phì độ III ≥ 37,5

Nguồn: WHO-Ngưỡng BMI dùng chẩn đoán béo phì cho người châu Á trưởng thành [20], [24]

* Đo huyết áp:

Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng huyết áp kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản.

- Các điều kiện trước khi đo huyết áp:

+ Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ.

+ Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.

+ Không uống cà phê, các loại đồ uống có caphein 30 phút trước khi đo, không uống rượu trước khi đo.

+ Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo.

+ Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử...).

+ Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh, không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động.

+ Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng ngang tim.

+ Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ - Kỹ thuật đo huyết áp:

+ Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa.

+ Đùng băng cuốn tay đúng tiêu chuẩn về kích thước.

+ Băng cuốn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào, mép dưới băng cuốn trên nếp lằn khuỷu 3 cm.

+ Sau khi áp lực hơi trong băng cuốn làm mất mạch quay, bơm tiếp thêm 30 mmHg nữa và sau đó hạ cột thủy ngân từ từ (2 mmHg/giây).

+ Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định HATT, chọn thời điểm tiếng đập biến mất (pha) V để xác định HATTr.

+ Đo huyết áp cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên.

+ Tính huyết áp dựa trên số trung bình hai lần đo; nếu hai lần đo đầu tiên chênh nhau > 5 mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa.

* Tiêu chuẩn

Chẩn đoán THA dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của Tổ chức Y tế Thế giới và hội THA quốc tế: huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [3], [27], [61].

Bảng 2.2. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành (≥ 18 tuổi) theo JNC VI (Joint National Committee VI ) – 1997 [61]

Huyết áp (mmHg)

Phân loại HA tâm thu HA tâm trƣơng

Bình thường < 130 và < 85

Bình thường cao 130 - 139 và 85 - 89

THA độ I 140 - 159 hoặc 90 - 99

THA độ II 160 - 179 hoặc 100 - 109

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

* Đánh giá mức độ suy tim: Phân độ suy tim theo NYHA [62].

 Độ I: Không hạn chế vận động - Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp

 Độ II: Hạn chế vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi - Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực

 Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ khi đã có triệu chứng cơ năng

 Độ IV: Không vận động thể lực nào mà không thấy khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. Chỉ cần một vận động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng.

* Đánh giá giai đoạn suy thận: Phân loại giai đoạn suy thận và chỉ định điều trị theo Nguyễn Văn Xang (2004) [21].

Bảng 2.3. Phân loại mức độ suy thận và chỉ định điều trị

Giai đoạn suy thận

Hệ số thanh thải Creatinine

(ml/phút)

Creatinine

máu (μmol/ml) Chỉ định điều trị

Bình thường 120 70 - 106 Bảo tồn

Giai đoạn I 60 - 41 < 130 Bảo tồn

Giai đoạn II 40 - 21 130 - 299 Bảo tồn

Giai đoạn IIIa 20 - 11 300 - 499 Bảo tồn Giai đoạn IIIb 10 - 5 500 - 900 Lọc máu

Giai đoạn IV < 5 > 900 Lọc máu bắt buộc hoặc ghéo thận

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)