Chất lượng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (Trang 58 - 63)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.1. Chất lượng môi trường không khí

Đối với khu vực phường Cam Giá (phường sở tại) nói chung và đối với khu vực công ty CP Gang Thép nói riêng, vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí cần được quan tâm với khói thải từ các nhà máy trong khu Lưu Xá Gang Thép.

Đặc trưng của các dòng thải loại này là khí thải từ sự cháy của nguyên nhiên liệu như than, dầu...có hàm lượng bụi, hàm lượng SO2, CO, NOx cao và khá nhiều trong số những nguồn thải chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường gây nên sự ô nhiễm môi trường không khí khu vực xung quanh

3.4.1.1 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy luyện thép Lưu Xá * Nguồn tiếp nhận:

- Nguồn tiếp nhận khí thải của nhà máy là môi trường khu vực nhà máy và khu vực xung quanh nhà máy

* Kết quả phân tích:

Bảng 3.5: Kết quả phân tích khí độc hại, bụi, ồn trong khu vực sản xuất của nhà máy Cán thép Lưu Xá

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 3733/2002 QĐ-BYT KK-3.19.3-5 KK-3.19.3-6 1 Ồn dBA 89 89,3 85 2 NO2 mg/m3 0,067 0,059 10 3 SO2 mg/m3 0,05 0,05 10 4 CO mg/m3 <2 <2 40 5 CO2 % 0,15 0,15 - 6 Bụi mg/m3 3,19 2,2 4

(Nguồn: Kết quả kiểm soát ô nhiễm môi trường đợt 3 do Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên thực hiện 8/2011)

Chú thích:

"<": Giới hạn phát hiện của phép đo. KK-3.19.3-5: Tại khu vực lò nung phôi.

KK-3.19.3-6:Tại khu vực dây chuyền cán thép.

Thời gian lấy mẫu

- Ngày lấy mẫu: 8/8/2011

Tiêu chuẩn so sánh

- 3733/2002/QĐ-BYT: Quy định nồng độ các chất độc hại trong môi trường lao động của Bộ Y Tế ban hành tháng 10 năm 2002.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí độc hại, bụi và ồn trong khu vực sản xuất của nhà máy cho thấy có chỉ tiêu ồn đo tại khu vực lò nung phôi cao gấp 1,047 lần và tại khu vực dây chuyền cán thép cao gấp 1,05 lần so với quy định 3733/2002/QB-BYT . Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở này có tiếng ồn tương đối lớn. Các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả trên cho thấy các biện pháp bảo vệ môi trường không khí của nhả mày hoạt động có hiệu quả.

3.4.1.2 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy Cốc Hóa

* Nguồn tiếp nhận khí thải

Nguồn tiếp nhận khí thải nhà máy là môi trường làm việc và khu vực xung quanh theo hướng gió chủ đạo.

* Vị trí lấy mẫu

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực nhà máy tiến hành lấy mẫu tại các khu vực trong nhà máy. Kết quả phân tích được lấy tại các mẫu kiểm soát ô nhiễm đợt 3 (ngày lấy mẫu 3/8/20011).

* Kết quả phân tích

Bảng 3.6 Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực sản xuất của nhà máy Cốc Hóa STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả 3733/2002/QĐ- BYT KK-3.19.3-1 KK-3.19.3-2 1 Ồn dBA 73 85 2 NO2 mg/m3 0,054 0,064 10 3 SO2 mg/m3 0,06 0,05 10 4 CO mg/m3 <2 <2 40 5 Hơi phenol mg/m 3 0,257 0,261 8 6 Bụi mg/m3 0,11 <0,1 4

(Nguồn: Kết quả kiểm soát ô nhiễm môi trường đợt 3 do Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên thực hiện 8/2011))

Ghi chú:

- 3733/2002/QĐ-BYT: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

* Vị trí lấy mẫu

KK-3.19.3-1: Tại khu vực lò nung cốc. KK-3.19.3-2: Tại khu vực phân xưởng hóa.

* Thời gian lấy mẫu

- Ngày lấy mẫu: 9/8/2011

- Ngày phân tích: 9/8/2011 đến 15/8/2011.

Nhìn vào bảng kết quả phân tích ta có, các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí trong khu vực sản xuất của nhà máy đều nằm trong giới hạn cho phép của 3733/2002/QĐ-BYT. Nhà máy Cốc Hóa đã có những biện pháp và đầu tư máy móc cho công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đảm bảo được các chỉ tiêu về môi trường không khí.

3.4.1.3 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy luyện Gang *. Nguồn tiếp nhận khí thải

Khu Lưu Xá Gang thép Thái Nguyên có đặc điểm là công nghệ sản xuất đã cũ (hầu hết hoạt động từ những năm 60) và không có thiết kế phù hợp cho các hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Các dòng thải của khu vực đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh.

- Một số nguồn thải chính từ nhà máy luyện gang như sau:

Bảng 3.7: Một số nguồn thải chính từ nhà máy luyện Gang

TT Nguồn thải ĐVT lƣợng Số

Hàm lƣợng ô nhiễm ƣớc tính (mg/m3)

Bụi CO SO2 NOx

1 Dây chuyền thiêu kết m3/h 70 10,0 5,44 1,51 0,082

2 Lò cao m3/h 120 9,08 5,32 1,45 0,08

Các nguồn thải nói trên đây đều được xả thải qua những ống khói cao từ 30 đến 100m. Tại độ cao này hầu hết các tác nhân ô nhiễm đều được pha loãng nhanh chóng vào các dòng không khí chuyển động. Với những ống khói đó thì khu vực

ảnh hưởng của khói thải đến môi trường xung quanh thông thường ở khá xa nguồn thải (từ 700 đến 1200m).

*/ Kết quả phân tích

Bảng 3.8: Kết quả phân tích hai mẫu khí thải ống khói nhà máy Luyện Gang

TT Tên Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT (A) KTOK-3.19.3-3 KTOK-3.19.3-4 1 NOx mg/m3 11,11 16,21 1000 2 SO2 mg/m3 144,4 84,28 1500 3 CO mg/m3 197,71 192,34 1000 4 CO2 mg/m3 277,68 113,46 - 5 H2S mg/m3 2,61 1,63 7,5

(Nguồn: Kết quả kiểm soát ô nhiễm môi trường đợt 3 do Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên thực hiện 8/2011)

Ghi chú:

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ống khói. ―-‖: Không có tiêu chuẩn so sánh.

* Thời gian lấy mẫu

- Ngày lấy mẫu: 9/8/2011

- Ngày phân tích: 9/8/2011 đến 15/8/2011.

* Vị trí lấy mẫu

- KTOK-3.19.3 -3: Tại ống khói lò thiêu kết số 1 - KTOK-3.19.3-4: Tại ống khói thiêu kết quặng

Kết quả đo phân tích hai mẫu khí thải ống khói theo bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu phân tích đều nhỏ hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT cột A. Điều này nói lên công tác bảo vệ môi trường không khí của nhà máy đang phát huy hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)