Chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (Trang 30 - 83)

3. Yêu cầu của đề tài

2.4.2.Chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phân tích đánh giá độ ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

TT Thành phần

môi trƣờng Các chỉ tiêu phân tích

1 Môi trường nước

1.1 Nước thải

pH, BOD, COD, TSS, Fe, PO43-, Phenol, Mn, NH4- N, Cd, Cu, CN, Hg, As, Zn, Cr, Pb, dầu mỡ,

Coliform.

1.2 Nước mặt

pH, BOD, COD, TSS, Fe, PO43-, Phenol, Mn, NH4- N, Cd, Cu, CN, Hg, As, Zn, Cr, Pb, dầu mỡ,

Coliform.

2 Môi trường không khí Vi khí hậu, bụi, ồn, NO2, SO2, CO, CO2, H2S, hơi phenol

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sơ lƣợc về công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên [2]

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Chi nhánh Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên nhà máy luyện gang nằm ở phía Nam của Thành phố Thái Nguyên (trong khu Lưu Xá Gang Thép). Đây là vị trí khá thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ. Tiếp giáp các bên như sau:

Phía Đông giáp nhà máy Nasteel ViNa.

Phía Tây giáp xưởng đường sắt và khu dân cư. Phía Nam giáp nhà máy Luyện Thép.

Phía Bắc giáp Nhà máy Cốc Hoá.

Toạ độ địa lý: 21o22’ – 22o27’ độ vĩ Bắc và 103o25’ – 106o14’ độ kinh Đông. Địa hình khu Lưu Xá Gang Thép nằm trong vùng gò đồi thấp xen đồng bằng với độ cao từ 30 – 40m. Địa hình tại đây gồm địa hình tự nhiên và nhân tạo

-Phường Cam Giá nằm ở phía Nam của thành phố Thái Nguyên, mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc.

* Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí. Tại khu vực có:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,9oC.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 38,05o

C (tháng 6). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 9,7oC (tháng 2).

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.

Tại khu vực có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí: 82% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3,7): 87% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1, 11): 78,8%

* Lượng mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.000 ÷ 2.500 mm - Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 357,85 mm (tháng 7) - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 8,85 mm (tháng 12) - Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 ÷ 100 mm/h

* Tốc độ gió và hướng gió

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

- Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,10 m/s - Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s

* Nắng và bức xạ

- Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 181 giờ - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 29,75 giờ

(Nguồn: Trạm khí tượng-thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên năm 2008) 3.1.1.2. Thuỷ văn

Thái Nguyên có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hai con sông lớn là sông Cầu, sông Công và mạng lưới dày đặc các nhánh suối khe nhỏ cung cấp nước. Gần và lớn nhất khu vực nhà máy là sông Cầu, cách hàng rào Khu Lưu Xá Gang Thép khoảng 500m, con sông này là nguồn cung cấp nước quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đặc điểm các con sông này như sau:

- Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình với tổng chiều dài là 288 km. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo chảy qua Chợ Đồn, đi qua phía Tây Bạch Thông - Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn, chảy về Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Yên Phong- Bắc Ninh, Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và tới Phả Lại tỉnh Hải Dương hợp với sông Thái Bình chảy ra biển. Dòng chảy của sông Cầu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa mưa. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10. Lượng dòng chảy mùa lũ không vượt qúa 75% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18 – 20% lượng dòng chảy cả năm. Tháng cạn nhất là tháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6 – 2,5%.

. Sông cầu là một nguồn nước có giá trị, giải quyết các nhu cầu cấp nước cho thành phố Thái Nguyên trước mắt cũng như lâu dài. Sông còn là nơi tiếp nhận nước thải chủ yếu của thành phố Thái Nguyên, KCN Lưu Xá, KCN Sông Công.

Sông cầu là một nguồn nước có giá trị, giải quyết các nhu cầu cấp nước cho thành phố Thái Nguyên trước mắt cũng như lâu dài. Sông còn là nơi tiếp nhận nước thải chủ yếu của thành phố Thái Nguyên, KCN Lưu Xá, KCN Sông Công.

- Suối Cam Giá: là con suối tiếp nhận nước thải của KCN Gang Thép Lưu Xá Thái Nguyên và của dân cư trong khu vực phường Cam Giá và phường Lưu Xá thành phố Thái Nguyên. Suối Cam Giá có độ rộng trung bình 5÷7m, lòng suối có độ dốc vừa phải, mực nước vào mùa khô từ 0,3 ÷ 0,5m, về mùa lũ đạt từ 1 ÷1,5m. Tốc độ dòng chảy trung bình 8,5m/ph. Suối Cam Giá mục đích chỉ là nơi tiếp nhận nguồn nước thải của khu vực nó chảy qua bao gồm nước thải của các đơn vị sản xuất kinh doanh (bên cạnh khu công nghiệp Gang Thép còn có rất nhiều các cơ sở kinh doanh luyện kim, kim khí khác nằm bên cạnh con suối này…)

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Dân số

Phường Cam Giá là 1 trong những phường có điều kiện kinh tế khá phát triển của thành phố Thái Nguyên do nơi đây rất thuận lợi về giao thông và tập trung nhiều nhà máy. Mật độ trung bình dân cư ở đây nói chung là cao vào khoảng 1210 người/km2. Tổng số dân ở trong khu vực phường Cam Giá là 10.591 người/2821 hộ, số khẩu trung bình trong 1 hộ là 3,75 người với mức tăng dân số trung bình là

1,22%. Số dân trong độ tuổi lao động là 3972 người chiếm 37,5%, trong đó số lao động nam là 1967 người chiếm 49,5%, số lao động nữ là 2005 chiếm 50,5%.

Dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh. Nguồn sống đa dạng, thu nhập bình quân khá cao khoảng 1.500.000đ/tháng/người. Sản lượng lương thực quy ra thóc là 10,30 tấn/ha.

(Nguồn: Do Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên thực hiện điều tra).

3.2.2. Xã hội

Khu vực phường Cam Giá là một nơi khá phát triển.Với tổng diện tích đất tự nhiên là 875,63ha, trong đó đất nông nghiệp là 524,92ha, đất công nghiệp là 338,79ha. Trong đó số hộ làm nông nghiệp là 741 hộ, phi nông nghiệp là 2080 hộ, số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương là 1280 người. Nguồn sống của người dân nơi đây khá đa dạng, ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì còn có các nguồn thu khác từ sản xuất công nghiệp hay giao lưu buôn bán các mặt hàng thương mại…Cam Giá là một phường rất thuận lợi về địa hình cũng như về đường giao thông do có các đường Quốc Lộ 37 và Quốc lộ III đi qua do vậy việc giao lưu kinh tế giữa khu vực và các nơi khác là rất thuận tiện. Đời sống dân trí cao, tuy nhiên thì trong khu vực vẫn còn tồn tại một số tệ nạn như nghiện hút, cờ bạc…

(Nguồn: Do Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên thực hiện điều tra). 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a/ Hệ thống giao thông

Phường Cam Giá có hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh: có đường Cách Mạng Tháng Tám chạy qua và các đường liên phường, liên tổ dân phố, xóm đều đã được bê tông hoá (95% đường được bê tông hoá, 5% đường cấp phối, không có đường đất và đường gạch).

Khu vực nhà máy nằm gần các đầu mối giao thông huyết mạch của tỉnh như quốc lộ 1B, quốc lộ III khá thuận lợi trong việc giao thông vận chuyển hàng nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ. Khu vực nhà máy nằm về phía Đông – Nam thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 8km.

b/ Cấp nước, cấp điện

Phường Cam Giá là 1 phường có nền kinh tế khá phát triển, đời sống dân cư cũng được xếp vào loại cao nên mọi vấn đề về sinh hoạt đời sống đều được quan tâm đặc biệt là vấn đề nước sạch hiện toàn phường Cam Giá đã có 2450 hộ được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp nước sạch, các hộ còn lại thì chủ yếu sử dụng nước giếng khoan.

Khu vực phường Cam Giá có hệ thống lưới điện tương đối hoàn chỉnh, điện được cấp đến moi nơi ở trong toàn Phường. Toàn bộ 2821 hộ trong phường được cấp điện đầy đủ, chất lượng điện lưới ổn định.

c/ Thông tin liên lạc:

Do địa bàn của phường nằm gần các điểm đầu mối giao thông của thành phố, cách trung tâm thành phố 8km, đường xá giao thông đi lại thuận tiện, thêm vào đó đây là một vùng có nền kinh tế phát triển nên mọi cơ sở hạ tầng đều được đầu tư chú trọng, do vậy mà các vấn đề về thông tin liên lạc cũng rất được đầu tư quan tâm. Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, máy vi tính, đài phát thanh…được phổ biến ở hầu hết các nơi trong toàn phường.

d/ Văn hoá - giáo dục - y tế

Về giáo dục: Trình độ dân trí ở khu vực được xếp vào loại trung bình khá. Toàn phường có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 1 trường mẫu giáo trong đó có 55 giáo viên, số học sinh là 551 học sinh.

Về văn hoá: Tại phường có 1 cơ quan nhà nước; 22 nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đảm bảo việc làm cho người dân ở đây; có 13 nhà văn hoá phục vụ cho các buổi họp bàn, trao đổi, các buổi văn hoá văn nghệ; có 2 chợ phục vụ trao đổi mua bán lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu cho người dân; có 3 đình, chùa, nhà thờ phục vụ tín ngưỡng tâm linh, văn hoá tinh thần; 1 nghĩa trang.

Về tình hình y tế: Đội ngũ y tế phường Cam Giá còn ít, thiếu bác sỹ chuyên môn, chỉ gồm 3 y sỹ. Các trang thiết bị nói chung sơ sài gồm 4 giường bệnh, và các dụng cụ thăm khám thông thường như bàn khám, tay nghe… và các tủ đựng thuốc, tủ tài liệu… Số lượt người chữa bệnh năm 2008 là 8320 người. Số bệnh nhân ngoại trú là 7952 người. Số người mắc bệnh truyền nhiễm là 3 người trong đó chủ yếu là bệnh Lao. Số người mắc bệnh mãn tính là 851/8320 người, chiếm tỷ lệ 10,7%. Số người mắc bệnh nghề nghiệp 78 người chiếm 0,9%. Số người mắc các bệnh xã hội khác là 198 người, chiếm tỷ lệ 2,0%.

Nhìn chung về cơ bản người dân đều ý thức được công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 86%. Trong toàn phường thì có nhiều hộ tham gia dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt. Về cơ bản đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đa số người dân ở

đây chỉ mắc những bệnh cảm cúm, hô hấp thông thường… và một số năm trở lại đây thì số người mắc bệnh có chiều hướng thấp dần.

(Nguồn: Do Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên thực hiện điều tra).

3.2. Sơ lƣợc về các nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

3.2.1. Nhà máy luyện thép Lưu Xá [7]

Tên cơ sở: Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Nhà máy Luyện thép Lưu Xá.

Địa chỉ: Phường Cam Giá - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Giám đốc nhà máy: KS Đỗ Trung Kiên

Vị trí địa lý: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá nằm trên địa bàn phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có toạ độ địa lý như sau:

21o33'15,2N; 105o52'32,9E Diện tích nhà máy: 46.848 m2

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên . Loại hình doanh nghiệp: cổ phần.

3.2.1.1 Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của nhà máy.

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (trước đây gọi là xưởng Luyện thép Lưu Xá) là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1964 gồm 1.000 CBCNV, trong đó có 20 kỹ sư, 100 cán bộ trung cấp được đào tạo trong và ngoài nước.

Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng chính, trung tâm của khu Gang thép Thái Nguyên với thiết kế ban đầu gồm hai lò luyện Martin (lò bằng) với tổng công suất thiết kế là 100.000T thép thỏi/năm.

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ việc xây dựng, lắp đặt thiết bị bị gián đoạn, phải đưa máy móc thiết bị đi sơ tán. Cán bộ và công nhân nhà máy vừa tích cực bảo vệ, bảo dưỡng thiết bị, xây dựng công trường vừa anh dũng tham gia chiến đấu chống trả máy bay Mỹ.

Đến năm 1992 do yêu cầu đổi mới công nghệ luyện thép, Công ty Gang thép Thái Nguyên quyết định đầu tư mới cho nhà máy: Lắp đặt 01 lò điện hồ quang luyện thép mẻ 30T/mẻ với công suất 92.000T/năm (thiết bị Trung Quốc) thay thế cho công nghệ luyện thép Martin, đưa vào sản xuất ổn định từ năm 1994. Sau đó lắp đặt tiếp một máy đúc liên tục 4 dòng có bán kính cong 4m, công suất 120.000

T/năm (mua thiết bị Ấn Độ) và đã đưa vào sử dụng từ tháng 6/1996 thay cho công nghệ đúc phôi Xiphông.

3.2.1.3 Loại hình sản xuất

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sản xuất sản phẩm phôi thép.

3.2.1.4 Nguyên liệu, hoá chất sử dụng

Bảng 3.1. Nhu cầu nguyên liệu hóa chất sử dụng của nhà máy luyện thép Lưu xá

TT Nguyên liệu thô/hóa chất (tấn/tháng) Số lƣợng Nguồn cung cấp

1 Gang các loại 12.442 Nhà máy luyện gang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Sắt, thép phế liệu 12.442 Nhập khẩu nước ngoài, tận

dụng thép phế sau sản xuất 3 Vôi, đô lô mít (vật liệu tạo xỉ) 1.365 Mua từ cơ sở trong và ngoài

tỉnh

4 Vật liệu chịu lửa các loại 231 Mua từ các cơ sở trong và ngoài tỉnh

5 Đất đèn 1,2 Mua từ các cơ sở trong và

ngoài tỉnh

3.2.1.5. Nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt

* Nước sử dụng sản xuất của toàn nhà máy và nước cứu hỏa đều lấy từ nguồn nước của Xí nghiệp Năng lượng.

+ Nhu cầu sử dụng nước sản xuất của nhà máy: 1.795m3/ngày. Nước tuần hoàn: 1.731 m3/ngày, lượng nước bổ sung 64m3

/ngày.

Trong đó nước sử dụng để điện phân hydro oxy được sử dụng là nước mua của Nhà máy nước Tích Lương. Lượng nước sử dụng khoảng 15m3

/ngày.

* Nước cấp sinh hoạt của nhà máy được lấy từ nước giếng khoan khu văn phòng, nước mua từ Nhà máy nước Tích Lương. Lượng nước dùng cho sinh hoạt của cán bộ nhân viên văn phòng và công nhân trong phân xưởng khoảng 64m3/ngày.

3.2.1.6 Nhiên liệu sản xuất

Để phục vụ sản xuất, Nhà máy sử dụng các loại nhiên liệu và động lực như sau: + Dầu thủy lực (chất lỏng thủy lực chống cháy): 5.000 kg/tháng.

+ Dầu truyền nhiệt và cách nhiệt (dầu của máy biến thế): 100 kg/tháng + Dầu động cơ hộp số và bôi trơn khác (dầu công nghiệp): 100 kg/tháng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (Trang 30 - 83)