3. Yêu cầu của đề tài
3.3.2. Các biện pháp xử lý chất thải của nhà máy Cốc Hóa
3.3.2.1 Đối với nước thải a/ Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom và xử lý đơn giản bằng bể tự hoại. Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại được đổ vào hệ thống thoát nước chung khu Lưu xá rồi chảy ra suối Cam Giá.
b/ Nước mưa chảy tràn
- Đối với nước mưa chảy tràn trong khu vực nhà xưởng, hiện tại, nhà máy đã có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh. Nước mưa chảy tràn sẽ chảy vào mương dẫn nước rồi chảy vào hố ga. Đất, cát và cặn lắng được công nhân nạo vét theo định kỳ. Nước mưa sau khi chảy qua hệ thống thoát nước chung của khu Lưu xá Gang thép rồi đổ ra suối Cam Giá.
- Đối với nước mưa chảy tràn trong khu vực bãi chứa than nguyên liệu, nhà máy đã có hệ thống thoát nước nước mưa riêng. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm có 4 bể lắng với tổng dung tích 3000 m3
được xây dựng xung quanh bãi chứa than. Nước mưa chảy tràn trong khu vực chảy vào bể lắng, than và cặn lắng sẽ bị giữ lại bể và được công nhân nạo vét theo định kỳ đưa trở lại bãi chứa than nguyên liệu, nước chảy vào hệ thống thoát nước chung rồi chảy vào suối.
Đối với hệ thống thoát nước mưa: Nhà máy có 1 tổ vệ sinh môi trường gồm 7 người có nhiệm vụ vệ sinh toàn bộ nhà máy. Do vậy hệ thống thoát nước mưa được nạo vét thường xuyên 1 lần/ngày.
c/ Nước thải sản xuất
Hiện tại, nhà máy đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải phenol bằng phương pháp vi sinh, nước sau xử lý được bơm tuần hoàn dẫn vào bể chứa nước dùng dập cốc. Diện tích khu xử lý nước thải có chứa phenol khoảng 300m2
.
- Nước thải làm mát trục cán thép được đổ vào bể chứa nước làm mát tự nhiên và lắng, cuối cùng được bơm trở lại làm mát cho trục cán. Dung tích bể khoảng 100m3
.
- Nước thải từ quá trình dập cốc được lắng sau đó sử dụng lại cho sản xuất. - Nước thải từ hầm than, từ hệ thống lọc bụi Cyclone được lắng sau đó chảy vào hệ thống thải chung.