3. Yêu cầu của đề tài
3.2.1. Nhà máy luyện thép Lưu Xá
Tên cơ sở: Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Nhà máy Luyện thép Lưu Xá.
Địa chỉ: Phường Cam Giá - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Giám đốc nhà máy: KS Đỗ Trung Kiên
Vị trí địa lý: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá nằm trên địa bàn phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có toạ độ địa lý như sau:
21o33'15,2N; 105o52'32,9E Diện tích nhà máy: 46.848 m2
Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên . Loại hình doanh nghiệp: cổ phần.
3.2.1.1 Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của nhà máy.
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (trước đây gọi là xưởng Luyện thép Lưu Xá) là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1964 gồm 1.000 CBCNV, trong đó có 20 kỹ sư, 100 cán bộ trung cấp được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng chính, trung tâm của khu Gang thép Thái Nguyên với thiết kế ban đầu gồm hai lò luyện Martin (lò bằng) với tổng công suất thiết kế là 100.000T thép thỏi/năm.
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ việc xây dựng, lắp đặt thiết bị bị gián đoạn, phải đưa máy móc thiết bị đi sơ tán. Cán bộ và công nhân nhà máy vừa tích cực bảo vệ, bảo dưỡng thiết bị, xây dựng công trường vừa anh dũng tham gia chiến đấu chống trả máy bay Mỹ.
Đến năm 1992 do yêu cầu đổi mới công nghệ luyện thép, Công ty Gang thép Thái Nguyên quyết định đầu tư mới cho nhà máy: Lắp đặt 01 lò điện hồ quang luyện thép mẻ 30T/mẻ với công suất 92.000T/năm (thiết bị Trung Quốc) thay thế cho công nghệ luyện thép Martin, đưa vào sản xuất ổn định từ năm 1994. Sau đó lắp đặt tiếp một máy đúc liên tục 4 dòng có bán kính cong 4m, công suất 120.000
T/năm (mua thiết bị Ấn Độ) và đã đưa vào sử dụng từ tháng 6/1996 thay cho công nghệ đúc phôi Xiphông.
3.2.1.3 Loại hình sản xuất
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sản xuất sản phẩm phôi thép.
3.2.1.4 Nguyên liệu, hoá chất sử dụng
Bảng 3.1. Nhu cầu nguyên liệu hóa chất sử dụng của nhà máy luyện thép Lưu xá
TT Nguyên liệu thô/hóa chất (tấn/tháng) Số lƣợng Nguồn cung cấp
1 Gang các loại 12.442 Nhà máy luyện gang
2 Sắt, thép phế liệu 12.442 Nhập khẩu nước ngoài, tận
dụng thép phế sau sản xuất 3 Vôi, đô lô mít (vật liệu tạo xỉ) 1.365 Mua từ cơ sở trong và ngoài
tỉnh
4 Vật liệu chịu lửa các loại 231 Mua từ các cơ sở trong và ngoài tỉnh
5 Đất đèn 1,2 Mua từ các cơ sở trong và
ngoài tỉnh
3.2.1.5. Nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt
* Nước sử dụng sản xuất của toàn nhà máy và nước cứu hỏa đều lấy từ nguồn nước của Xí nghiệp Năng lượng.
+ Nhu cầu sử dụng nước sản xuất của nhà máy: 1.795m3/ngày. Nước tuần hoàn: 1.731 m3/ngày, lượng nước bổ sung 64m3
/ngày.
Trong đó nước sử dụng để điện phân hydro oxy được sử dụng là nước mua của Nhà máy nước Tích Lương. Lượng nước sử dụng khoảng 15m3
/ngày.
* Nước cấp sinh hoạt của nhà máy được lấy từ nước giếng khoan khu văn phòng, nước mua từ Nhà máy nước Tích Lương. Lượng nước dùng cho sinh hoạt của cán bộ nhân viên văn phòng và công nhân trong phân xưởng khoảng 64m3/ngày.
3.2.1.6 Nhiên liệu sản xuất
Để phục vụ sản xuất, Nhà máy sử dụng các loại nhiên liệu và động lực như sau: + Dầu thủy lực (chất lỏng thủy lực chống cháy): 5.000 kg/tháng.
+ Dầu truyền nhiệt và cách nhiệt (dầu của máy biến thế): 100 kg/tháng + Dầu động cơ hộp số và bôi trơn khác (dầu công nghiệp): 100 kg/tháng.
- Động lực:
+ Điện năng: Được cung cấp bởi xí nghiệp Năng Lượng với lượng tiêu thụ 8.925.000 KWh/tháng. Được lấy từ trạm biến thế Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
+ Axetilen: Sử dụng để hàn, cắt kim loại, lượng sử dụng khoảng 5 – 10 chai/ngày.F
+ Khí hydro oxy.