Khái quát về quy mô, đặc điểm, các hoạt động chính của nhà máy luyện Gang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (Trang 42 - 83)

3. Yêu cầu của đề tài

3.2.3. Khái quát về quy mô, đặc điểm, các hoạt động chính của nhà máy luyện Gang

3.2.3.1 Các thông tin chung

Tên cơ sở: Chi nhánh công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên – Nhà máy Luyện Gang.

Địa chỉ: Phường Cam Giá – Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Vị trí địa lý: Chi nhánh Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên nằm trong khu công nghiệp Gang Thép – phường Cam Giá – thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ địa lý như sau:

Phía Đông giáp nhà máy Nasteel ViNa.

Phía Tây giáp xưởng đường sắt và khu dân cư. Phía Nam giáp nhà máy Luyện Thép.

Phía Bắc giáp Nhà máy Cốc Hoá.

Toạ độ địa lý: 21o22’ – 22o27’ độ vĩ Bắc và 103o25’ – 106o14’ độ kinh Đông. Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

(Đề án bảo vệ môi trường nhà máy luyện Gang, năm 2010)[6]

Năm đơn vị đi vào hoạt động

Chi nhánh Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên -Nhà máy luyện gang thuộc được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1963.

Giám đốc

Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất

Bộ phận hành chính Bộ phận kỹ thuật Các phân xưởng Phó giám đốc thiết bị

Diện tích mặt bằng của nhà máy

Nhà máy luyện gang thuộc công ty gang thép Thái Nguyên được xây dựng trên diện tích 48000m2

. Trong đó:

+ Diện tích nhà xưởng có mái: 16000m2

+ Diện tích các công trình khác: 32000m2 (gồm bãi chứa nguyên nhiên liệu, cây xanh đường đi…)

3.2.3.2. Loại hình sản xuất

Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên-Nhà máy luyện gang sản xuất các loại gang phục vụ cho sản xuất phôi thép của công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên.

3.2.3.3 Tình trạng thiết bị

Toàn bộ dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị của nhà máy được sản xuất tại Trung Quốc được lắp đặt và đi vào hoạt động từ năm 1960. Năm 2002 Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã đầu tư giai đoạn I nâng công suất lò cao số 2 từ 100m3

lên 120m3 và máy thiêu kết lên 27m2. Tuy nhiên thiết bị phụ tùng thay thế chưa đồng bộ phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.

3.2.3.4 Nguyên, nhiên liệu sản xuất

a. Nguyên liệu

- Quặng sắt các loại khoảng : 400.000 tấn/năm - Than cốc: 175.000 tấn/năm

Xác định tỉ lệ phối quặng hợp lý là: Quặng thiêu kết độ kiềm cao 67% +33% quặng quặng cỡ; tỉ lệ xỉ 320kg/Tsp. Qua tính toán tổng hợp phẩm vị quặng vào lò 58,25%, tỉ lệ quặng/gang là 1,795 tấn quặng/Tsp. Đặc tính nguyên, nhiên liệu chủ yếu của lò ca.o như sau:

b. Điện

Trạm 6KV Quạt gió cấp điện cho khu luyện gang cần 2 nguồn cấp 6KV. Hai nguồn này được cấp từ 2 phân đoạn của trạm điên 35/6KV.

3.2.3.5 Hoá chất sử dụng

Hoá chất sử dụng cho phân tích các mẫu gang quặng gồm axit các loại với khối lượng khoảng 4kg/tháng.

3.2.3.6. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng

- Nguồn cung cấp nước:

+ Dùng trong sản xuất: Nước sông cầu được cấp từ xí nghiệp năng lượng + Dùng trong sinh hoạt: Hệ thống nước sạch từ nhà máy nước Tích Lương và giếng khoan của nhà máy đã có giấy phép khai thác

- Nhu cầu sử dụng: Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy sấp xỉ 495000m3/tháng.

Trong đó:

+ Dùng cho làm mát 2 lò cao và làm nguội sạch khí được xử lý tại hệ thống tuần hoàn là sấp xỉ 474000m3 bao gồm cả bay hơi thẩm thấu

+ Nước làm xỉ hạt: 18750m3

/tháng + Nước phục vụ sinh hoạt: 2250m3/ngày

3.2.3.7. Sản phẩm và công suất hoạt động

Nhà máy luyện gang sản xuất các loại gang phục vụ cho sản xuất phôi thép của công ty Gang Thép Thái Nguyên với sản lượng gang lỏng là 200.000 tấn/năm

3.2.3..8 Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy

Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy: 750 người

Trong đó:

+ Số cán bộ công nhân viên sản xuất gián tiếp: 58 + Số cán bộ công nhân viên sản xuất trực tiếp: 692

3.3. Công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trƣờng của các nhà máy

Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương nâng cao công suất hoạt động của dây chuyền công nghệ sản xuất trong các xưởng đi đôi với việc đảm bảo phát triển công nghiệp xanh sạch, nhà máy đã tích cực thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất.

3.3.1. Các biện pháp xử lý chất thải của nhà máy luyện thép Lưu Xá

3.3.1.1 Đối với nước thải.

a/ Nước mưa chảy tràn

Để giảm thiểu các tác động của nước mưa chảy tràn đến khu vực, nhà máy đã xây dựng các hệ thống cống rãnh thoát nước và thu hồi nước mưa chảy tràn. Hệ thống cống rãnh này được xây dựng bao quanh các phân xưởng và khu văn phòng. Đối với khu vực bãi chứa thép phế liệu ngoài trời nhà máy đã xây dựng cống rãnh xung quanh bãi và có lắp đậy và có bể lắng nước mưa chảy tràn trước khi vào nguồn tiếp nhận. Xây dựng hố ga và song chắn rác trước khi chảy vào nguồn nước. Thường xuyên nạo vét hệ thống cống rãnh tăng khả năng thoát nước tránh xảy ra ngập úng trong khu vực nhà máy, đồng thời hạn chế các vi sinh vật gây bệnh phát sinh. Đề án bảp vệ môi trường nhà máy luyện thép Lưu Xá [7]

b/ Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom và xử lý đơn giản bằng bể tự hoại bao gồm 3 hệ thống bể được đặt ở cạnh khu vực văn phòng, khu vực đối diện trạm bơm nước tuần hoàn và một bể đặt gần trạm điều chế axetilen.

Với lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 59m3/ngày, thành phần chứa nhiều các tạp chất hữu cơ dễ phân huỷ. Lượng nước thải sinh hoạt này được xử lý trong các bể tự hoại, chảy vào hệ thống cống rãnh của nhà máy và sau đó thải vào suối Cam Giá. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Bể xử lý được thiết kế với cấu tạo như hình 5.1. bao gồm 3 ngăn: ngăn xử lý yếm khí, ngăn lắng ngang và ngăn xử lý hiếu khí tuỳ tiện. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải với thời gian lưu từ 2 - 4 ngày, dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí, các tác nhân ô nhiễm được phân huỷ rất cao, nước thải sinh hoạt sau xử lý được thải ra hệ thống thoát nước của khu vực.

Do nước thải sinh hoạt của nhà máy có hàm lượng colifom cao, nhà máy đã tiến hành khử trùng nước thải bằng cloramin B.

c. Đối với nước thải sản xuất

Hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải lò SCCS, lò LF

Hình 3.2.: Sơ đồ tuần hoàn nước lò điện

* Hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải máy đúc

Hình 3.3: Sơ đồ nước tuần hoàn làm mát bộ kết tinh

Hình 3.4. Sơ đồ nước tuần hoàn bộ làm lạnh lần 2

Tháp làm lạnh Bể nước lạnh Bơm cấp làm mát lò điện Nước cấp bổ sung Lò điện Bộ lọc nước

Bơm tuần hoàn Bể nước nóng Bể nước bộ kết tinh Bơm cấp nước làm mát BKT Nước cấp bổ sung Tháp làm lạnh Bộ kết tinh Bể nước làm lạnh lần 2 Nước cấp bổ sung Tháp làm lạnh Bơm hồi Bơm cấp bộ làm lạnh lần 2 Bộ làm lạnh lần 2 Bể nước lắng xỉ

Nước làm mát lò và thiết bị theo hệ thống đường ống dẫn đến bể lắng cặn, sau đó được bơm lên tháp làm mát hạ nhiệt độ, để đảm bảo nhiệt độ nước đầu vào làm mát thiết bị. Sau đó được bơm sang bể tuần hoàn, từ đó nước được bơm trở lại làm mát thiết bị. Trong quá trình làm mát và tuần hoàn một phần lượng nước bay hơi và một phần xả thải vào hệ thống cống thải chung. Nước sản xuất sẽ được bổ sung thêm nước cấp

- Nước thải sản xuất được tuần hoàn lại cho sản xuất, một phần nhỏ chảy vào hệ thống thải chung của khu Lưu Xá Gang thép rồi chảy vào suối Cam Giá. Nước thải sinh hoạt chảy vào cống thải chung sau đó chảy vào suối Cam Giá. Tổng chiều dài của đường ống, cống rãnh thải của nhà máy: khoảng 1.760 m, kênh xả được xây dựng từ năm 1959 bằng bê tông cốt thép, có kích thước: D = 400, 600,700, 1200,1400;

- Phương thức xả thải: Xả ngầm, tự chảy;

- Lưu lượng xả thải: Tổng lưu lượng xả nước thải sản xuất của nhà máy khoảng 613 m3/ ngày, nước thải sinh hoạt khoảng 59m3

/ngày.

3.3.1.2. Đối với môi trường không khí

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí và tiếng ồn của nhà máy đã thực hiện như sau:

* Không khí:

Hiện nay nhà máy đang áp dụng hệ thống lọc bụi túi vải để làm giảm khả năng phát sinh các chất độc hại ra môi trường không khí. Tại các vị trí phát sinh chất ô nhiễm của phân xưởng lò điện, lò tinh luyện LF có lắp đặt các chụp hút lớn để hút bụi và khí thải, dẫn chúng đến hệ thống xử lý trước khi thải vào môi trường thông qua ống khói cao 23m.

Khói của các lò được qua chụp hút và đi vào các ống dẫn (nhờ sức hút của quạt gió) riêng biệt của mỗi lò đến lọc bụi túi vải, sau đó qua quạt hút thoát ra ống khói.

Đặc tính công nghệ của hệ thống: Trở lực thấp, nhiệt độ vừa, lưu lượng lớn. Khí bẩn được thu qua chụp bụi theo đường ống vào hệ thống lọc bụi. Mỗi hệ thống này gồm 40 buồng, mỗi buồng chứa 96 túi vải (kích thước túi: D = 120mm, L

= 6200 mm). Khi làm việc bụi bám bên thành ngoài túi vải và có hệ thống khí nén được sấy khô tự động rũ bụi từ trong ra. Bụi được rũ thu về khoang chứa bụi (hệ thống có 10 khoang chứa bụi), bụi được đưa về lòng máng chứa bụi, phía dưới có vít xả bụi xuống xe ô tô chuyển ra bãi thải quy định. Sau khi qua hệ thống lọc bụi khí sạch được dẫn đến ống dẫn khói (chịu tác động của một bơm hút gió) ra ngoài.

- Tại trạm điều chế Axetylen: Bụi, khí phát sinh nhà máy trang bị bảo hộ lao động hạn chế ảnh hưởng đến công nhân sản xuất. Đồng thời quá trình sản xuất diễn ra trong hệ thống kín có chứa các bình lọc nước có tác dụng giữ lại bụi phát sinh, bình than hoạt tính hấp thụ các chất khí phát sinh.

* Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc bụi túi vải:

Thiết bị gồm nhiều túi vải hình ống tay áo, chiều cao khoảng 2,5 m; được lồng vào khung cố định đầu trên. Khí cần lọc được đưa vào phễu chứa bụi rồi theo các ống túi vải đi từ ngoài vào trong để đi vào ống góp khí sạch và thoát ra ngoài. Khi bụi đã bám nhiều trên mặt ngoài của ống tay áo làm cho sức cản của chúng tăng cao ảnh hưởng đến năng suất lọc, tiến hành rũ bụi bằng cách phụt không khí nén kiểu xung lực để không khí đi từ trong ra ngoài ống tay áo.

Thiết bị lọc được chế tạo và lắp ghép bởi nhiều túi vải để thành một hệ thống có năng suất lọc đáp ứng yêu cầu. Để hệ thống làm việc được liên tục, quá trình rũ bụi được tiến hành định kì và tuần tự cho từng nhóm túi trong lúc các hệ thống khác vẫn làm việc theo chu kì lọc bình thường. Khí nén phụt ra trong quá trình rũ bụi xong được dẫn sang các bộ phận khác của hệ thống để nhập vào với dòng khí.

- Xây dựng hệ thống quạt gió công nghiệp trong các phân xưởng sản xuất;- Đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất và chuyên môn về phòng chống tác hại của khói bụi và các khí ô nhiễm;

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Trồng cây xanh xung quanh nhà máy.

* Thông số quạt hút

- Số lượng và vị trí quạt hút:

+ Số lượng quạt hút có 3 cái với 3 chụp hút. + Vị trí đặt tại phía Tây nhà xưởng.

- Công suất:

+ Tại Lò điện số 1 và lò xử lý trước gang lỏng: 588.000 m3/h

+ Tại Lò siêu cao công suất và lò LF: 463.000 m3/h (có 2 quạt hút với công suất như nhau).

+ Hiệu suất xử lý của hệ thống thu, lọc bụi: Đạt khoảng 80 %. - Mức tiêu hao năng lượng:

+ Tại Lò điện số 1 và lò xử lý trước gang lỏng: 1000 KW/h + Tại Lò siêu cao công suất và lò LF: 710 KW/h và 132 KW/h

+ Biện pháp thu gom và quản lý bụi lò: Hiện tại bụi thải qua lọc bụi túi vải sau đó được thu hồi và được giao cho Xí nghiệp Vận tải đường sắt xử lý và bán tái chế. Theo kết quả phân tích chất lượng bụi thải có 1 chỉ tiêu vượt Quy chuẩn do vậy bụi thải là chất thải nguy hại trong thời gian tới Nhà máy sẽ tiến hành đăng ký chủ nguồn thải và có phương án quản lý loại chất thải nguy hại này.

3.3.2. Các biện pháp xử lý chất thải của nhà máy Cốc Hóa

3.3.2.1 Đối với nước thải a/ Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom và xử lý đơn giản bằng bể tự hoại. Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại được đổ vào hệ thống thoát nước chung khu Lưu xá rồi chảy ra suối Cam Giá.

b/ Nước mưa chảy tràn

- Đối với nước mưa chảy tràn trong khu vực nhà xưởng, hiện tại, nhà máy đã có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh. Nước mưa chảy tràn sẽ chảy vào mương dẫn nước rồi chảy vào hố ga. Đất, cát và cặn lắng được công nhân nạo vét theo định kỳ. Nước mưa sau khi chảy qua hệ thống thoát nước chung của khu Lưu xá Gang thép rồi đổ ra suối Cam Giá.

- Đối với nước mưa chảy tràn trong khu vực bãi chứa than nguyên liệu, nhà máy đã có hệ thống thoát nước nước mưa riêng. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm có 4 bể lắng với tổng dung tích 3000 m3

được xây dựng xung quanh bãi chứa than. Nước mưa chảy tràn trong khu vực chảy vào bể lắng, than và cặn lắng sẽ bị giữ lại bể và được công nhân nạo vét theo định kỳ đưa trở lại bãi chứa than nguyên liệu, nước chảy vào hệ thống thoát nước chung rồi chảy vào suối.

Đối với hệ thống thoát nước mưa: Nhà máy có 1 tổ vệ sinh môi trường gồm 7 người có nhiệm vụ vệ sinh toàn bộ nhà máy. Do vậy hệ thống thoát nước mưa được nạo vét thường xuyên 1 lần/ngày.

c/ Nước thải sản xuất

Hiện tại, nhà máy đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải phenol bằng phương pháp vi sinh, nước sau xử lý được bơm tuần hoàn dẫn vào bể chứa nước dùng dập cốc. Diện tích khu xử lý nước thải có chứa phenol khoảng 300m2

.

- Nước thải làm mát trục cán thép được đổ vào bể chứa nước làm mát tự nhiên và lắng, cuối cùng được bơm trở lại làm mát cho trục cán. Dung tích bể khoảng 100m3

.

- Nước thải từ quá trình dập cốc được lắng sau đó sử dụng lại cho sản xuất. - Nước thải từ hầm than, từ hệ thống lọc bụi Cyclone được lắng sau đó chảy vào hệ thống thải chung.

3.3.2. Đối với khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung

* Đối với bụi, hỗn hợp hơi khí từ quá trình dập cốc

- Hiệu quả xử lý:

Qua kết quả phân tích khí thải ống khói hệ thống dập cốc cho thấy không có chỉ tiêu nào vượt giới hạn cho phép. Cho thấy hiệu quả xử lý của hệ thống dập cốc cao.

* Đối với khí thải, bụi khu vực lò luyện cốc

- Để hạn chế khí than phát sinh từ các kẽ hở của lò luyện cốc, hiện tại nhà máy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (Trang 42 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)