Khái quát tình hình SXKD của công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thành an 665 (Trang 57 - 61)

2008)

2.1.5Khái quát tình hình SXKD của công ty trong thời gian qua

Với sự nỗ lực của mình Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp Thành An 665 đã chiếm được những vị thế quan trọng trên thị trường. Điều này được thể hiện khá rõ qua một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Xi măng, cát, đá, sắt Máy trộn Bê tông cốt thép Máy ủi, máy xúc, máy đào Mặt bằng xây dựng cát, xi Gạch măng, vôi Máy trộn vữa Khối xây Sản phẩm XD thô Sản phẩm xây lắp Hoàn thiện

Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM (2006-2008)

So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

+/- % +/- %

Doanh thu Đồng 254.285.543.928 256.044.040.254 218.062.736.757 +1.758.496.326 +0,69 -37.981.303.497 -14,83 Lợi nhuận trước thuế Đồng 4.993.160.271 2.560.593.368 1.433.485.355 -2.432.566.903 -48,72 -1.127.108.013 -44,02 Lợi nhuận sau thuế Đồng 3.595.786.271 1.843.718.958 1.043.485.355 -1.752.067.313 -48,73 -800.233.603 -43,40 Tổng VKD bình quân Đồng 262.324.179.518 242.704.997.291 236.030.723.099 -19.619.182.227 -7,48 -6.674.274.192 -2,75 Tổng vốn CSH bình quân Đồng 25.397.842.669 26.892.688.114 20.877.374.433 +1.494.845.445 +5,89 -6.015.313.681 -22,37

Tổng số lao động Người 1.965 1.980 2.035 +15 +0,76 +55 +2,78

Tổng quỹ lương Đồng 2.984.835.000 3.253.140.000 3.876.675.000 +268.305.000 +8,99 +623.535.000 +19,17 Thu nhập bình quân Đ/người 1.519.000 1.643.000 1.905.000 +124.000 +8,16 +262.000 +15,95 Tổng ngân sách phải nộp Đồng 4.706.251.496 7.361.438.019 4.951.411.109 +2.655.186.523 +56,42 -2.410.026.910 -32,74

Tỷ suất LN/ DT (ROS) % 1,41 0,72 0,48 -0,69 -49,08 -0,24 -33,55

Tỷ suất LN/ Tổng TS(ROA) % 1,37 0,76 0,44 -0,61 -44,58 -0,32 -41,80

Tỷ suất LN/ Vốn CSH(ROE) % 14,16 6,86 5,00 -7,30 -51,58 -1,86 -27,10

Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy:

- Doanh thu không ổn định qua các năm cụ thể như sau: năm 2006 đạt 254.285.543.928 đồng, năm 2007 đạt 256.044.040.254 đồng tăng 1.758.496.326 đồng so với năm 2005 ứng với mức tăng 0,69%, nhưng đến năm 2008 doanh thu chỉ đạt 218.062.736.757 đồng giảm 37.981.303.497 đồng so với năm 2007 ứng với mức giảm 14,83%.

- Lợi nhuận trước thuế liên tục giảm qua các năm cụ thể là năm 2006 đạt 4.993.160.271 đồng, năm 2007 lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2006 một lượng là 2.432.566.903 đồng ứng với mức giảm 48,72%. Trong khi đó doanh thu của năm 2007 cao hơn năm 2006 điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa được nâng cao , đến năm 2008 lợi nhuận trước thuế đạt 1.433.485.355 đồng giảm 1.127.108.013 đồng ứng với mức giảm 44,02%. Như vậy Công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Sự thay đổi của lợi nhuân trước thuế dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng sụt giảm qua các năm: năm 2006 lợi nhuận sau thuế đạt 3.595.786.271 đồng, năm 2007 đạt 1.843.718.958 đồng giảm 1.752.067.313đ ứng với mức giảm 48,73% so với năm 2006, đến năm 2008 lợi nhuận giảm với số lượng cũng như tốc độ chậm hơn của năm 2007 so với năm 2006 tức là năm 2008 đạt 1.043.485.355 đồng giảm 800.233.603 đồng tương ứng với mức giảm 43,40%.

- Tổng vốn kinh doanh bình quân giảm liên tục qua các năm cụ thể như sau: năm 2007 đạt 242.704.997 đồng giảm 19.619.182.227 đồng ứng với mức giảm 7,48% so với năm 2006, đến năm 2008 tổng vốn kinh doanh bình quân đạt 236.030.723.099 đồng giảm 6.674.274.192 đồng ứng với mức giảm 2,75% so với năm 2007. Như vậy mặc dù có sự sụt giảm nhưng mức giảm năm 2008 vẫn thấp hơn so với năm 2007. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do càng ngày Công ty càng ít đầu tư mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Tổng vốn chủ sở hữu bình quân năm 2006 đạt 25.397.842.669 đồng, năm 2007 đạt 26.892.688.114 đồng tăng 1.494.845.445 đồng so với năm 2006 ứng với

mức tăng 1.494.845.445 đồng. Như vậy sang năm 2007 Công ty đã có sự chủ động về vốn của mình. Tuy nhiên đến năm 2008 vốn chủ sở hữu bình quân chỉ đạt 20.877.374.433 đồng giảm 6.015.313.681 đồng so với năm 2007 tương ứng với mức giảm khá lớn 22,37%. Nhìn chung xu hướng phát triển của Công ty không bền vững Công ty cần có biện pháp khắc phục để chủ động hơn trong việc huy động vốn của mình.

- Tổng số lao động tăng lên theo từng năm để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục, kịp thời. Đặc biệt là số lao động giỏi có tay nghề cao là rất cần thiết trong việc vận hành và quản lý những máy móc, thiết bị hiện đại.

- Thu nhập bình quân cũng tăng dần theo các năm và tương đối cao so với mặt bằng chung của thành phố. Điều này chứng tỏ công ty luôn đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

- Đóng góp của công ty cho Nhà nước có sự thay đổi năm 2007 đạt 7.361.438.019 đồng tăng 2.655.186.523 đồng so với năm 2006 ứng với mức tăng 56,42%, nhưng đến năm 2008 tổng ngân sách phải nộp cho Nhà nước chỉ đạt 4.951.411.109 đồng tức là giảm 2.410.026.910đ ứng với mức giảm 32,74%. Sở dĩ thuế phải nộp năm 2007 tăng như vậy là do sự tăng lên của thuế GTGT.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 là 0,72% giảm 0,69% so với năm 2006 tức là bình quân 100 đồng doanh thu năm 2007 thu được 0,72 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,69 đồng so với năm 2006 tức là giảm 49,08%. Sang đến năm 2008 tỷ suất này còn giảm đáng kể hơn, từ chỗ 100 đồng doanh thu thu được 0,72 đồng lợi nhuận sau thuế ở năm 2007 thì đến năm 2008 chỉ thu được 0,48 đồng giảm 0,24 đồng so với năm 2007 ứng với mức giảm 33,55%. Mặc dù tốc độ giảm năm 2008 thấp hơn tốc độ giảm năm 2007 nhưng nhìn chung khả năng sinh lời qua các năm không cao thậm chí còn có xu hướng giảm sút điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Công ty chưa cao mặc dù doanh thu năm 2007 đạt cao hơn năm 2006 do đó Công ty cần có các biện pháp sử dụng hợp lý chi phí sản xuất kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng giảm liên tục qua các năm cụ thể như sau năm 2007 giảm so với năm 2006 là 44,58%. Sang năm 2008, tỷ suất

này lại giảm so với 2007 là 41,38% . Điều này có nghĩa là năm 2007, bình quân 100 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,76 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,61 đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 44,58%. Năm 2008, cứ 100 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ còn tạo ra 0,44đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với 2007 là 0,32 đồng. Điều này cho thấy công tác tổ chức quản lý và sản xuất chưa có hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân giảm xuống qua các năm. Cụ thể, năm 2007 giảm 51,58% so với năm 2006. Năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 27,10%. Có nghĩa là năm 2007 cứ bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 6,86 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 7,30 đồng tương ứng với giảm 51,58% so với năm 2006. Năm 2008 giảm 1,86 đồng tương ứng giảm 27,10% so với năm 2007. Trong khi vốn chủ sở hữu tăng ở năm 2007 nhưng lại làm giảm lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả.

Như vây, nhìn chung qua 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn biến động, các chỉ tiêu tài chính của Công ty đang có xu hướng giảm. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao. Tuy nhiên, trong cả 3 năm qua Công ty đều làm ăn có lãi, đặc biệt thu nhập của công nhân viên không ngừng tăng lên cho thấy Công ty rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm tăng cao lợi nhuận. Để có chiến lược phát triển lâu dài thì Công ty cần có những chính sách hợp lý về tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để gia tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thành an 665 (Trang 57 - 61)