Giai đoạn đánh giá cải tiến

Một phần của tài liệu xây dựng hồ sơ dạy học hình học lớp 11 thpt tiếp cận xu thế thế giới (Trang 26 - 28)

a) Kế hoạch đánh giá cải tiến

Sau mỗi bài giảng, giáo viên ghi chép lại cảm tƣởng của mình, một nhận xét ngắn gọn, một đánh giá… đều có giá trị nhƣ những tƣ liệu để giáo viên có kế hoạch đánh giá cải tiến kĩ năng nghề nghiệp của mình.

Sau 1 giai đoạn (học kì, năm học) giáo viên tổng kết tƣ liệu thu đƣợc và lập kế hoạch cải tiến cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân cho giai đoạn sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bản chất của đánh giá cải tiến là việc thu thập, phân tích, xử lí toàn bộ các thông tin phản hồi từ nhiều nguồn cơ sở liên tục đánh giá chƣơng trình học và đƣa ra những cải tiến cần thiết về thiết kế, thực hành, phƣơng pháp học, nội dung môn học hay nguồn học liệu. Việc đánh giá xảy ra trƣớc, trong và sau khi giảng dạy, và còn mô tả cả việc dạy trong tƣơng lai.

- Vai trò của việc đánh giá cải tiến: giúp cho việc dạy học hiệu quả ngay ở những công đoạn tiếp theo hoặc toàn bộ quá trình này trong tƣơng lai.

- Những tƣ liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến có thể là:

+ Thông tin phản hồi từ phía học sinh về hoạt động dạy – học

+ Thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra - đánh giá mà học sinh thực hiện trong năm học.

+ Kết quả học tập của học sinh sau 1 năm học + Đánh giá của đồng nghiệp sau dự giờ

+ Quan sát, đánh giá của chính giáo viên + Đánh giá của cán bộ quản lí tổ, trƣờng

- Quy trình lập kế hoạch cải tiến dựa trên đánh giá và tự đánh giá bao gồm: 1) Lựa chọn, phân tích những thông tin xác thực thu đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau (học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, bản thân quan sát, quy định pháp quy…).

2) Xây dựng các mục tiêu cải tiến cụ thể trong đó có mục tiêu ƣu tiên. 3) Quyết định hình thức cải tiến.

4) Quyết định nhiệm vụ cải tiến, mức độ cải tiến. 5) Quyết định thời gian cải tiến.

6) Xây dựng các tiêu chí đánh giá cải tiến. 7) Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể. b) Kiểm tra đánh giá tổng kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mục đích của đánh giá tổng kết là đƣa ra những kết luận, phân hạng về mức độ đạt đƣợc mục tiêu và chất lƣợng đầu ra, sự tiến bộ của học sinh tại thời điểm ấn định (cuối chƣơng học, giữa học kì, hết học kì, cuối năm học) trong quá trình dạy học.

- Các nhiệm vụ, tiêu chí cụ thể của đánh giá tổng kết cần đƣợc tính toán và thiết kế ngay từ giai đoạn lập kế hoạch dạy học, yêu cầu, mục tiêu, lịch trình đánh giá cần đƣợc công bố và làm rõ cho ngƣời học trƣớc khi học.

- Một số khuyến nghị với việc thực hiện đánh giá tổng kết

+ Cần xác định rõ thời gian kiểm tra, chấm điểm và trả các bài kiểm tra trong kế hoạch dạy học.

+ Cần xác định rõ mục đích của từng bài kiểm tra: đánh giá kiến thức, đánh giá kĩ năng, đánh giá khả năng lập luận, biện giải…

+ Cần xác định rõ những vấn đề, nội dung trọng tâm cần đánh giá.

+ Cần thiết kế cấu trúc của bài kiểm tra hợp lý, xây dựng biểu điểm chi tiết.

+ Cần viết các câu hỏi kiểm tra một cách rõ ràng, nên dùng các động từ chỉ hành vi để ngƣời học có thể định hƣớng đƣợc nhiệm vụ thực hiện.

+ Cần cân nhắc toán thời gian phù hợp cho mỗi loại bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu xây dựng hồ sơ dạy học hình học lớp 11 thpt tiếp cận xu thế thế giới (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)