Kết quả nghiên cứu sự biến thiên của yếu tố nhiệt độ môi trƣờng đất theo mùa tại hai trạng thái rừng đƣợc trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.3: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo mùa
(Đơn vị:0C)
Thời gian
Chỉ tiêu Mùa xuân Mùa hè
Rừng nguyên sinh 21,42 25,91
Rừng thứ sinh 21,87 25,96
Nhiệt độ môi trƣờng đất tại rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh vào mùa xuân và mùa hè có sự chênh lệch khá lớn (rừng nguyên sinh mùa hè cao hơn mùa xuân 4,490C, ở rừng thứ sinh mùa hè cao hơn mùa đông 4,090
C).
Nguyên nhân có sự chênh lệch nhiệt độ đất giữa các mùa là do sự chênh lệch nhiệt độ không khí, chế độ chiếu sáng giữa các mùa, lƣợng bức xạ mặt trời mùa hè đƣợc chiếu xuống và hấp thu vào trong lòng đất nhiều hơn so với mùa xuân.
Tuy sự chênh lệch nhiệt độ trung bình theo mùa của môi trƣờng đất tại mỗi kiểu rừng là không đáng kể (từ 0,05 – 0,450C) nhƣng cho thấy đất tại rừng thứ sinh luôn có nhiệt độ cao hơn so với đất của rừng nguyên sinh. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ che phủ của lớp thảm thực vật tại rừng nguyên sinh cao hơn so với rừng thứ sinh, lớp thảm thực vật này có tác dụng hấp thụ một phần lƣợng bức xạ nhiệt chiếu xuống mặt đất, đồng thời điều tiết đƣợc lƣợng nhiệt và độ ẩm trong lòng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 25 30
Mùa xuân Mùa hè
Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh
0 5 10 15 20 25 30
Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh
Mùa xuân Mùa hè
Hình 3.3: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo mùa
0 C
0 C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả, đánh giá nhiệt độ môi trƣờng đất giữa ban ngày và ban đêm của một tháng đại diện cho mùa hè và một tháng đại diện cho mùa đông tại hai trạng thái rừng đƣợc trình bày theo bảng sau:
Bảng 3.4: Diễn biến nhiệt độ tại thời điểm 12h trưa và 12h đêm
(Đơn vị: 0C)
Trạng thái rừng
Thời điểm 12h trƣa Thời điểm 12h đêm
Tháng 3 Tháng 7 Tháng 3 Tháng 7
Rừng nguyên
sinh 17,50 26,06 17,60 26,07
Rừng
thứ sinh 18,30 25,90 18,30 25,90
Qua bảng trên ta thấy: Nhiệt độ môi trƣờng đất tại thời điểm 12h trƣa và 12h đêm của cả hai trạng thái rừng có sự chênh lệch rất nhỏ, về ban đêm nhiệt độ của rừng nguyên sinh có xu hƣớng tăng lên cao hơn ban ngày. Trong khi đó tại rừng thứ sinh thời điểm 12h trƣa và 12h đêm nhiệt độ môi trƣờng đất giống nhau ở các tháng 3 và tháng 7.
Nguyên nhân của diễn biến trên là do vào mùa xuân (tháng 3) thời tiết hay có mƣa nhỏ kéo dài (mƣa dầm) và mùa hè (tháng 7) có mƣa nhiều nên quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ sinh ra nhiệt. Mặt khác, ban đêm quá trình quang hợp của cây không diễn ra mà thay vào đó là quá trình hô hấp sinh ra nhiệt và khí CO2 làm cho nhiệt độ môi trƣờng đất tăng cao hơn ban ngày. Ngoài ra, do có thảm thực vật che phủ và tầng thảm mục khá dày nên giữ cho nhiệt độ đất rừng ổn định, ban ngày giảm lƣợng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất, ban đêm ngăn cản sự mất nhiệt của đất, do đó nhiệt độ môi trƣờng đất ở cả hai trạng thái rừng giữa ngày và đêm khá cân bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn