Kết quả quá trình theo dõi sự biến thiên nhiệt độ của môi trƣờng đất trung bình của từng tháng tại VQG Ba Bể đƣợc trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo tháng
(Đơn vị: 0C) Thời gian Chỉ tiêu Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Rừng nguyên sinh 17,77 21,74 24,75 25,65 26,11 25,98 Rừng thứ sinh 18,55 22,04 25,03 25,82 25,98 26,08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Từ bảng 3.2 chúng ta có thể thấy có sự chênh lệch về nhiệt độ của môi trƣờng đất giữa rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh qua các tháng. Nhiệt độ môi trƣờng đất tháng 3 có sự chênh lệch 0,780
C giữa hai trạng thái rừng. Thời điểm tháng 3 do chịu ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết mùa xuân mƣa nhiều, nhiệt độ không khí thấp nên nhiệt độ môi trƣờng đất của tháng 3 tại hai trạng thái rừng là thấp nhất so với các tháng còn lại trong thời gian nghiên cứu (dƣới 190
C). Nhiệt độ môi trƣờng đất tháng 4 có sự chênh lệch lớn so với tháng 3, nhiệt độ trung bình tháng 4 tăng 3,970C so với tháng 3 tại rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh cũng tăng 3,490C. Rừng nguyên sinh có trung bình nhiệt độ đất thấp hơn 0,30C so với rừng thứ sinh.
Sự chênh lệch về nhiệt đô đất của hai trạng thái rừng ở tháng 5 thấp hơn so với tháng 4. Nhiệt độ đất rừng thứ sinh cao hơn rừng nguyên sinh 0,280
C. Đồng thời, cũng giống nhƣ tháng trƣớc có sự tăng lên đáng kể nhiệt độ của cả hai trạng thái rừng so với tháng 4 (rừng thứ sinh tăng 2,290C, rừng nguyên sinh tăng 2,990C), vì đây là khoảng thời gian bƣớc sang mùa hè, nhiệt độ không khí tăng, cây thoát hơi nƣớc nhiều, hệ rễ của cây hoạt động nhiều hơn cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thay đổi này.
Nhiệt độ đất tháng 6 giữa hai trạng thái rừng vẫn duy trì ở mức cao (25,650C ở rừng nguyên sinh và 25,820
C ở rừng thứ sinh), tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ lại giảm hơn so với tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ đất của rừng thứ sinh chỉ cao hơn nhiệt độ đất của trạng thái rừng nguyên sinh 0,170
C. Theo đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, tháng 6 là tháng có nhiệt độ môi trƣờng cao, số giờ nắng nhiều nên tác động tới nhiệt độ của hai trạng thái rừng làm nhiệt độ tăng lên nhiều so với các tháng trƣớc đó (nhiệt độ rừng nguyên sinh tăng 7,880C và rừng thứ sinh tăng 7,270C so với tháng 3).
Tháng 7 là tháng có nhiệt độ môi trƣờng đất cao nhất so với các tháng trong thời gian nghiên cứu, dao động từ 25,98 ÷ 26,110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhiệt độ môi trƣờng đất của rừng nguyên sinh lại cao hơn rừng thứ sinh 0,130
C. Mặc dù mức chênh lệch này là rất nhỏ nhƣng đây là một sự khác biệt so với các tháng khác. Tháng 7 là tháng mƣa nhiều nên độ ẩm của môi trƣờng đất cao, sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là nguyên nhân góp phần tạo nên nhiệt độ của rừng nguyên sinh cao hơn rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu. Nhiệt độ môi trƣờng đất tháng 8 của cả hai trạng thái rừng vẫn giữ ở mức cao nhƣng sự chênh lệch nhỏ không đáng kể. Nhiệt độ đất rừng thứ sinh cao hơn nhiệt độ đất rừng nguyên sinh 0,10C, đây là mức chênh lệch nhiệt độ đất thấp nhất giữa hai trạng thái rừng trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu.
Sang tháng 8 nhiệt độ môi trƣờng đất của rừng nguyên sinh lại giảm 0,130C so với tháng 7, trong khi đó tại rừng thứ sinh nhiệt độ lại tăng thêm 0,10C so với tháng 7.
15 17 19 21 23 25 27 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh
Hình 3.2: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo tháng
0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn