Khái quát về Vƣờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30 - 33)

Lịch sử hình thành VQG Ba Bể đƣợc tính từ năm 1977 theo Quyết Định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tƣớng Chính phủ chính thức công nhận Ba Bể là khu văn hoá lịch sử. Quan điểm trên đƣợc tái khẳng định trong Nghị Định 194/CP, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch HĐBT giao cho Bộ Lâm Nghiệp và các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và xây dựng dự án đầu tƣ cho Ba Bể thành VQG.

Năm 1992, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã hoàn thành việc xây dựng dự án đầu tƣ thành lập VQG Ba Bể. Dự án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và VQG Ba Bể đƣợc chính thức thành lập từ 10/11/1992 theo quyết định số 83/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Vƣờn có diện tích 7.610 ha (30 km²), trong đó: Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha, Khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Cơ cấu tổ chức của VQG: Trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn gồm: Ban Giám đốc; Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Khoa học - Kỹ thuật; Hạt Kiểm lâm; Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng [11].

Nhiệm vụ:

- Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật hoang dã trên cạn, dƣới nƣớc và các cảnh quan thuộc phạm vi quản lý của Vƣờn. - Thực hiện các chƣơng trình nghiên cứu khoa học và tổ chức các dịch vụ nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên và môi trƣờng.

- Tổ chức việc trồng rừng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, cảnh quan thiên nhiên trong Vƣờn.

- Thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền, giáo dục về môi trƣờng. - Tổ chức, quản lý, phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch, nghỉ mát và học tập tại Vƣờn.

Những kết quả hoạt động chủ yếu nổi bật:

* Công tác quản lý và bảo vệ rừng:

- VQG Ba Bể đã bố trí các trạm Kiểm lâm tại các địa bàn trọng điểm. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng thông qua chƣơng trình 661.

- Xây dựng quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng với các xã trong và xung quanh Vƣờn.

- Thƣờng xuyên giao ban với lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan khối nội chính về quản lý bảo vệ rừng (Công an, Quân đội, Viện Kiểm sát).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Tuyên truyền giáo dục và vận động cộng đồng tại các thôn bản tham gia quản lý bảo vệ rừng, thực hiện qui ƣớc bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ...

* Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học:

- Kinh phí cho hoạt động khoa học rất hạn chế do Vƣờn trực thuộc UBND tỉnh.

- Các đề tài nghiên cứu của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu mang tính chất thử nghiệm, phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống.

- Các kết quả điều tra khảo sát đã thống kê đƣợc: 81 loài thú, 234 loài chim, 48 loài bò sát, ếch nhái, 106 loài cá; 1268 loài thực vật bậc cao.

* Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi trường:

- Thực hiện theo quy chế 104 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng.

- Vƣờn có 1 trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng.

- Thực hiện các hoạt động thu phí thăm quan, tổ chức các dịch vụ ăn, nghỉ, hƣớng dẫn khách tham quan du lịch.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch sinh thái: Hợp tác xã quản lý hồ Ba bể, đón khách tại gia đình, bán hàng.

- Hàng năm tổ chức cuộc thi về môi trƣờng cho học sinh vào dịp lễ hội xuống đồng.

- Tổ chức hƣớng dẫn tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng cho các đoàn học sinh, sinh viên, du khách đến tham quan học tập tại vƣờn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30 - 33)