Ba Bể có nhiều tuyến giao thông chạy qua nhƣ: quốc lộ 279, tỉnh lộ 201, 254, nhờ vậy hiện nay 15/16 xã ở Ba Bể có đƣờng ô tô về đến trung tâm xã.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 9 triệu đồng/năm, số hộ nghèo của huyện giảm từ 69,44% (năm 2006) xuống còn 29,63% hiện nay theo tiêu chí mới.
Đất sản xuất nông nghiệp của Ba Bể khoảng 6.728,89 ha, chiếm 9,8% tổng diện tích tự nhiên. Đất Ba bể có thể trồng nhiều loại cây thƣơng phẩm có giá trị kinh tế cao nhƣ: hồng không hạt, hoa lily, ngô, đậu tƣơng, trúc, dong riềng. Hiện tại, Ba Bể đã phát triển đƣợc hơn 1.000 ha mơ, mận, dứa. Đất đai ở Ba Bể cũng thích hợp cho việc chăn nuôi đại gia súc nhƣ: trâu, bò, dê [11].
Ba Bể hiện đang quy hoạch xây dựng vùng Ba Bể - Chợ Đồn - Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), vùng lòng hồ Ba Bể và phụ cận theo mô hình phát triển kinh tế đô thị kết hợp với bảo vệ cảnh quan môi trƣờng sinh thái.
Tuy nhiên, tại Ba Bể vẫn còn nền kinh tế tự cung, tự cấp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ phát triển trong đồng bào Tày, Nùng nhƣ trâu, bò, ngựa, gà, vịt, ngan, ngỗng… Trong gia đình, các nghề thủ công nhƣ dệt vải khổ hẹp, dệt thổ cẩm phát triển. Phụ nữ các dân tộc Ba Bể có kinh nghiệm và kiên nhẫn trong việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, pha màu sợi thổ cẩm. Nam giới giỏi các nghề mộc (đục đẽo cột nhà, làm cung nỏ, thuyền độc mộc, khung dệt vải, cày bừa) và cả đan lát, nghề rèn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Ngoài ra, Ba Bể là địa phƣơng sớm xuất hiện các nghề làm gạch, ngói, đá mộc, nung vôi. Ngày nay, nghề gạch, ngói, trồng bông dệt vải vẫn là những nghề truyền thống phát triển, sản phẩm làm ra đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng.
Nhìn chung, trong những năm gần đây nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, Ngành Nông nghiệp huyện Ba Bể đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn lƣợng lƣơng thực của huyện Ba Bể luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu. Năm 2011, tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt của huyện đạt hơn 27.800 tấn. Năm 2012, nâng lên trên 28.200 tấn, bằng 102,86% kế hoạch, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 600kg/năm. Tại huyện đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có triển vọng phát triển thành sản phẩm hàng hóa nhƣ cây cam, quýt, hồng không hạt, dong riềng…
Đến nay, đời sống của bà con có bƣớc chuyển biến đáng kể, nhiều chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣ các chƣơng trình: 134, 135, 167 đã cơ bản góp phần giải quyết nƣớc sinh hoạt, nhà ở cho bà con. Hằng năm, hàng trăm hộ đƣợc hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, nhiều hộ nghèo đƣợc hƣởng chính sách trợ giá, trợ cƣớc trong sản xuất hàng hóa nông sản, đƣợc hỗ trợ cây, con giống và vật tƣ nông nghiệp để sản xuất, chăn nuôi, từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.