Nghiên cứu một số chỉ tiêu lý hoá tính đất tại hai trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42 - 100)

Mẫu đất đƣợc lấy tại 2 khu vực đặt dụng cụ theo dõi là rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Mẫu đất đƣợc lấy đến độ sâu 20cm so với tầng đất mặt. Khối lƣợng đất lấy tại mỗi điểm lấy mẫu đất khoảng 0.5kg.

Trên mỗi trạng thái rừng lấy 5 mẫu: Mỗi mẫu lấy 3 điểm khác nhau sau đó trồn đều lấy mẫu đại diện, 5 mẫu đƣợc lấy tại 5 OTC đƣợc lập để tiến hành đo đếm các loài thực vật.

Tại mỗi OTC chọn 2 vị trí đại diện cho toàn ô lấy mẫu đất để xác định dung trọng (dùng ống đóng dung trọng chuyên dùng).

Mẫu đất sau khi lấy đựng vào túi nilon mang về phòng thí nghiệm phơi khô không khí sau đó loại bỏ đá, sỏi, cành cây, rễ cây nghiền nhỏ và cho qua rây 0,25 mm. Sau khi qua rây 0,25 mm mẫu đất đƣợc đựng vào hộp chuyên dùng để tiến hành các thí nghiệm phân tích.

2.4.4. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Xác định các chỉ tiêu trong đất bằng những phƣơng pháp có độ chính xác cao và thƣờng đƣợc dùng phổ biến hiện nay trong các phòng phân tích đất ở Việt Nam. Các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau:

- pH (KCl) đƣợc chiết bằng KCl 1N, đo bằng máy pH meter, tỷ lệ đất nƣớc là 1/2,5 (W/V).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Chất hữu cơ (mùn) bằng phƣơng pháp Walkley – Black.

- Độ xốp và dung trọng xác định bằng phƣơng pháp cân và sấy trong phòng thí nghiệm.

- N tổng số bằng phƣơng pháp Kjeldahl. - P tổng số bằng phƣơng pháp so màu.

2.4.5. Nghiên cứu sự phân bố các loài thực vật tại hai trạng thái rừng sử dụng phương pháp khảo sát thực địa và lập ô tiêu chuẩn (OTC) sử dụng phương pháp khảo sát thực địa và lập ô tiêu chuẩn (OTC)

- Khảo sát các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu - Khảo sát các yếu tố môi trƣờng tự nhiên tại khu vực

- Phƣơng pháp lập OTC: Lập OTC để nghiên cứu sự phân bố của các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu. OTC phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở hai khu vực, địa hình phải tƣơng đối đồng nhất theo phƣơng pháp: Chọn vị trí điển hình trong lâm phần để lập ô mẫu: Trƣớc tiên phải đi sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để chọn đƣợc vị trí mang tính chất điển hình về tổ thành, tuổi, địa hình, đất, tầng thứ... nếu có thể phải xét cả tầng cây bụi, thảm tƣơi, tái sinh...

Để tăng tính đại diện của OTC điển hình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(1) Ô phải nằm gọn trong lâm phần hoặc lô rừng.

(2) Ô phải nằm cách xa đƣờng mòn lớn, đƣờng cái, bìa rừng ít nhất là 10m. (3) Ô không đƣợc vƣợt qua khe hoặc vắt qua dông núi.

(4) Ô phải đồng nhất về các yếu tố kết cấu địa hình, đất đai...

(5) Ô không chứa đựng các khoảng trống lớn trong ô (Mật độ cây phải rải đều trong toàn bộ diện tích ô).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Đánh giá sự phân bố các loài thực vật : Tiến hành lập tại mỗi trạng thái rừng 05 OTC sau đó đếm số cây, số loài trong từng ô và tổng hợp thành bảng biểu để đánh giá.

+ Dụng cụ lập OTC sử dụng: Địa bàn, thƣớc dây, sơn, dao…

+ Cách lập OTC: Bố trí các OTC theo phƣơng pháp hệ thống, bố trí theo tuyến song song cách đều. Chọ các tuyến điều tra cùng hƣớng với đƣờng đồng mức, bố trí các OTC cách đều nhau (mỗi OTC cách nhau 100 m), ô có chiều dài theo đƣờng đồng mức và chiều rộng vuông góc với đƣờng đồng mức, diện tích mỗi OTC là 500 m2

trong đó chiều dài ô là 50 m, chiều rộng ô là 10 m. Mỗi trạng thái rừng lập 05 OTC để nghiên cứu.

+ Đếm tần số xuất hiện của các loại cây trong các OTC và tính trung bình cho khu vực.

+ Đối với các cây tầng cao có đƣờng kính ngang ngực (D1,3m) từ 5cm trở lên tiến hành đo đƣờng kính ngang ngực, đo chiều cao vút ngọn...tình trạng sinh trƣởng của tất cả các cây trong OTC.

+ Đối với cây bụi, thảm tƣơi và dây leo tiến hành xác định tên cây, loài cây, tình trạng sinh trƣởng và mật độ phân bố trong OTC.

+ Trong quá trình nghiên cứu dựa vào các biểu hiện thực tế và nghiên cứu các tài liệu liên quan đƣa ra các dự báo về diễn thế, khả năng tái tạo phục hồi của các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu.

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử dụng phần mềm xử lý số liệu Excel, sau đó lập thành các bảng biểu, biểu đồ thể hiện diễn biến các yếu tố môi trƣờng tự nhiên, sự ảnh hƣởng, tác động của các trạng thái rừng tới các yếu tố môi trƣờng tự nhiên và sự phân bố các loài thực vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc gia Ba Bể

3.1.1.1. Vị trí địa lý

VQG Ba Bể mở rộng bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm nằm ở các xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thƣợng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc vùng núi đá vôi xen kẽ các thung lũng đất hẹp thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Với toạ độ địa lý là: 22016’12’’ – 22033’45’’ Vĩ độ Bắc;

105028’31’’ – 105047’20’’ kinh độ Đông. VQG Ba Bể cách Hà Nội 254 km, cách thị xã Bắc Kạn 75 km, nằm trên trục đƣờng Hà Nội - Cao Bằng (tuyến giao thông quan trọng Quốc gia).

Vƣờn có diện tích 7.610 ha (30 km²), trong đó: khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha, khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha, khu dịch vụ hành chính 301,4 ha.

VQG Ba Bể có ranh giới nhƣ sau:

+ Phía Đông và Bắc: Giáp các xã Cao Thƣợng, Cao Trĩ và Khang Ninh (huyện Ba Bể), xã Yến Dƣơng, Chu Hƣơng (huyện Chợ Đồn).

+ Phía Tây và Nam là ranh giới hai tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và giáp các xã Quảng Khê, Nam Cƣờng, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn), Đà Vị ( Na Hang- Tuyên Quang).

Với ranh giới này VQG Ba Bể mở rộng bao gồm diện tích rừng và đất rừng thuộc 7 xã huyện Ba Bể thuộc vùng núi đá vôi đặc trƣng cho vùng caxtơ khu Đông Bắc và các núi đất thuộc dãy Phia Biooc [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.1.2. Địa hình

VQG Ba Bể nằm trong vùng caxtơ chợ Rã Ba Bể - Chợ Đồn, hai khối này là khối đá vôi Givet ( Kỷ đề vôn giữa ) nằm trên phiến đá Protezol , bên cạnh hai khối đá hoa cƣơng. Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm. Điều này nói nên sự già nua các địa hình caxtơ ở đây khác với các nơi khác. Độ cao trung bình của núi đá vôi là 800 - 900 m so với mặt nƣớc biển.

Dạng địa hình caxtơ điển hình tạo thành nhiều hệ thống hang động, núi đá vôi đẹp mà tiêu biểu là hệ thống các hang động kỳ vĩ nhƣ Động Puông, Động Tiên, Động Nả Phòng, Động Ba Cửa, Hang Sơn Dƣơng... Diện tích trong lòng hang động lên tới hàng trăm hàng nghìn m2

với các loại nhũ đá, cột đá hình thù sinh động độc đáo. Địa hình khu vực cũng tạo nên hồ Ba Bể, một trong những di sản thiên nhiên độc đáo và đẹp bậc nhất nƣớc ta. Hồ Ba Bể nằm kẹp giữa hai dãy núi lớn ở Việt Bắc là cánh cung Sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn với nhữnh đỉnh núi cao trên 1.000 m. Bao bọc quanh hồ là các vách núi đá vôi dựng đứng, hiểm trở với vẻ đẹp hùng vĩ và nhiều cánh rừng nguyên sinh, những dòng sông suối ngầm khi ẩn khi hiện. Hồ đƣợc cắt khúc thành ba hồ nhỏ: Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng chạy theo hƣớng Bắc - Nam. Trong lòng hồ có các đảo nhỏ gắn liền với truyền thuyết vùng hồ, là những nơi có nhiều loài phong lan và chim muông sinh sống. Hồ nằm trong hệ tự nhiên của VQG Ba Bể một di sản thiên nhiên quý giá có diện tích 7.610 ha. Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với sự đa dạng lớn về tài nguyên động thực vật, là tiềm năng lớn cho hoạt động phát triển loại hình DLST [21].

Đặc điểm cấu tạo địa chất tạo nên địa hình khu vực đa dạng, hấp dẫn, độc đáo cho phát triển DLST dƣới các loại hình tìm hiểu và tham quan các danh lam thắng cảnh, các hang động, các đảo gắn liền vối truyền thuyết về Hồ Ba Bể và lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngoài ra, với điều kiện địa hình nhƣ vậy, việc mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm có thể là một hƣớng đi mới cần đƣợc lƣu ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

VQG Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trung tâm của vƣờn là hồ Ba Bể với diện tích 500 ha. Sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ mát mẻ, giảm bớt sự khắc nghiệt của các mùa ( mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh ).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 220 C.

+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm: 83,3%. + Lƣợng mƣa trung bình năm 1.378mm.

+ Số ngày mƣa phùn trung bình trong năm: 33,3 ngày.

+ Số ngày có dông, mƣa trung bình năm tại chợ Rã: 41,2 ngày.

Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên lớn có diện tích 500 ha, đƣợc cấp nƣớc bởi các sông Chợ Lèng, Ta Han, Nam Cƣờng, các suối Tả Nam, Pó Lù...tốc độ dòng chảy 0,5m/giây. Hồ có chiều dài 8 km, sâu nhất 35 m, độ sâu trung bình 25 m. Nƣớc hồ trong xanh quanh năm với độ trong từ 150 tới 200m. Nhiệt độ nƣớc tầng mặt biến thiên theo mùa, phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Ƣớc tính hồ chứa 90.106

. Hồ có chức năng điều tiết lũ cho sông Năng và mang hai tính chất rõ rệt:

+ Tính chất của hồ nƣớc ngọt tự nhiên lớn. + Tính chất là đoạn cuối của sông chợ Lèng.

Điều kiện khí hậu trong lành mát mẻ rất tốt cho sức khoẻ con ngƣời nên có thể mở rộng khai thác du lịch theo loại hình nghỉ ngơi, an dƣỡng, nghỉ cuối tuần.

Hồ Ba Bể đƣợc bao bọc bởi những vách núi đá vôi với nhiều hang ngầm khi ẩn khi hiện và đƣợc ca ngợi là hồ đẹp nhất Việt Nam, đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996 có sức hấp dẫn lớn đối với khách du khách. Diện tích mặt hồ lớn và mực nƣớc ổn định quanh năm tạo điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn thuận lợi cho các hoạt động du lịch trên hồ thăm các đảo, hang động, danh lam thắng cảnh khác. Ngoài ra, còn có thể phát triển thêm một số trò thể thao nƣớc ...[21]

3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Ba Bể ảnh hưởng tới hệ sinh thái VQG Ba Bể - Bắc Kạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Dân số

Huyện Ba Bể có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản. Dân số toàn huyện có khoảng gần 50 nghìn ngƣời, trong đó có khoảng 95% là ngƣời dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác

Trong đó, đồng bào Tày đông hơn cả, sống tập trung thành các làng bản trong các thung lũng lòng chảo, lòng máng hoặc dọc theo hai bờ sông, suối và ở nhà sàn là một trong những truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây. Dân tộc Dao có số dân đứng thứ hai sau ngƣời Tày, chiếm tỷ lệ 18%. Ngƣời H’Mông chiếm tỷ lệ khoảng hơn nửa số dân ngƣời Dao. Ngƣời Dao và H’Mông sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, làng bản thƣa thớt, nhà cửa đơn sơ. Địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào chủ yếu quanh chân núi Phja Bjooc với phƣơng thức du canh du cƣ, phát nƣơng làm rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu.

Đồng bào Nùng chiếm khoảng 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xen kẽ trong các làng bản ngƣời Tày, làm nghề nông nhƣ ngƣời Tày.

Ít nhất là dân tộc Sán Chỉ. Họ sống trong các thung lũng, sƣờn đồi làm nghề nông nhƣ đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Còn đồng bào Kinh sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.2. Hiện trạng các ngành kinh tế

Ba Bể có nhiều tuyến giao thông chạy qua nhƣ: quốc lộ 279, tỉnh lộ 201, 254, nhờ vậy hiện nay 15/16 xã ở Ba Bể có đƣờng ô tô về đến trung tâm xã.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 9 triệu đồng/năm, số hộ nghèo của huyện giảm từ 69,44% (năm 2006) xuống còn 29,63% hiện nay theo tiêu chí mới.

Đất sản xuất nông nghiệp của Ba Bể khoảng 6.728,89 ha, chiếm 9,8% tổng diện tích tự nhiên. Đất Ba bể có thể trồng nhiều loại cây thƣơng phẩm có giá trị kinh tế cao nhƣ: hồng không hạt, hoa lily, ngô, đậu tƣơng, trúc, dong riềng. Hiện tại, Ba Bể đã phát triển đƣợc hơn 1.000 ha mơ, mận, dứa. Đất đai ở Ba Bể cũng thích hợp cho việc chăn nuôi đại gia súc nhƣ: trâu, bò, dê [11].

Ba Bể hiện đang quy hoạch xây dựng vùng Ba Bể - Chợ Đồn - Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), vùng lòng hồ Ba Bể và phụ cận theo mô hình phát triển kinh tế đô thị kết hợp với bảo vệ cảnh quan môi trƣờng sinh thái.

Tuy nhiên, tại Ba Bể vẫn còn nền kinh tế tự cung, tự cấp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ phát triển trong đồng bào Tày, Nùng nhƣ trâu, bò, ngựa, gà, vịt, ngan, ngỗng… Trong gia đình, các nghề thủ công nhƣ dệt vải khổ hẹp, dệt thổ cẩm phát triển. Phụ nữ các dân tộc Ba Bể có kinh nghiệm và kiên nhẫn trong việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, pha màu sợi thổ cẩm. Nam giới giỏi các nghề mộc (đục đẽo cột nhà, làm cung nỏ, thuyền độc mộc, khung dệt vải, cày bừa) và cả đan lát, nghề rèn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Ngoài ra, Ba Bể là địa phƣơng sớm xuất hiện các nghề làm gạch, ngói, đá mộc, nung vôi. Ngày nay, nghề gạch, ngói, trồng bông dệt vải vẫn là những nghề truyền thống phát triển, sản phẩm làm ra đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng.

Nhìn chung, trong những năm gần đây nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, Ngành Nông nghiệp huyện Ba Bể đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn lƣợng lƣơng thực của huyện Ba Bể luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu. Năm 2011, tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt của huyện đạt hơn 27.800 tấn. Năm 2012, nâng lên trên 28.200 tấn, bằng 102,86% kế hoạch, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 600kg/năm. Tại huyện đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có triển vọng phát triển thành sản phẩm hàng hóa nhƣ cây cam, quýt, hồng không hạt, dong riềng…

Đến nay, đời sống của bà con có bƣớc chuyển biến đáng kể, nhiều chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣ các chƣơng trình: 134, 135, 167 đã cơ bản góp phần giải quyết nƣớc sinh hoạt, nhà ở cho bà con. Hằng năm, hàng trăm hộ đƣợc hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, nhiều hộ nghèo đƣợc hƣởng chính sách trợ giá, trợ cƣớc trong sản xuất hàng hóa nông sản, đƣợc hỗ trợ cây, con giống và vật tƣ nông nghiệp để sản xuất, chăn nuôi, từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

3.2. Đánh giá thực trạng đa dạng sinh học tại VQG Ba Bể

Ba Bể là một trong những VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42 - 100)