Tài nguyên sinh vật Vƣờn quốc gia Ba Bể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 33 - 37)

* Thực vật

Theo điều tra ban đầu, khu hệ thực vật VQG Ba Bể bao gồm 4 yếu tố: thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc, thực vật di cƣ India - Myanma, thực vật quý hiếm và thực vật đặc hữu của vùng.

VQG Ba Bể có 1.268 loài thực vật thuộc 5 ngành, 162 bộ và 672 chi. Trong đó, đặc biệt có 69 loài thực vật đƣợc xếp vào quý hiếm và đặc hữu đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam (chiếm 5,4% số loài thực vật của VQG) [11].

Chỉ riêng loài thân gỗ đã đến 620 loài thuộc 300 chi, 138 họ, trong đó có đủ các loài đặc trƣng điển hình của vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam: Nghiến, Đinh, Trai, Lát, Lát Hoa... và hàng trăm loài Phong lan, Địa lan, đặc biệt loài Trúc dây quý hiếm chỉ có ở Ba Bể thƣờng mọc ở các vách đá ven hồ và sông Năng, thân rủ xuống hồ tạo ấn tƣợng đẹp cổ kính. Đây là khu vực đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài Lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài Lan, một số loài Lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.[21]

VQG Ba Bể có thảm thực vật rừng đặc trƣng riêng thể hiện ở các kiểu rừng và trạng thái rừng sau:

Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi: phân bố từ độ cao 400 đến 700m, diện tích còn lại nhỏ do bị tác động, loài ƣu thế: Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa, một số loài họ Giẻ. ở ven hồ có loài Trâm trắng, Trâm vối, Ken, Si, Mùng Quân.

Rừng rậm thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở thung lũng tập trung một số loài Sấu, Thung , Đinh thôi. Trong kiểu này rừng phân thành 4 tầng rõ rệt, có tầng vƣợt tán là Thung thân trắng phân biệt với nền xanh của 3 tầng dƣới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đất: phân bố chủ yếu ở độ cao 200 đến 800 m với một số loài Giẻ, Thích, Lòng mang ở trên đỉnh cao; Đinh, Lát, Sấu ở thấp hơn và Hu, Trám, Sồi, Chẹo ở những rừng phục hồi sau nƣơng rẫy.

Thảm cây bụi, cây gỗ rải rác ( trên núi đá và núi đất ): đa phần là các cây gỗ tạp (Thôi ba, Thôi chanh, Hồng bì rừng ) và các cây bụi nhƣ Tổ kén, Cò ke.

Rừng tre nứa với các loại Vầu, Trúc sào và một ít diện tích rừng Nứa, Tre mậy hốc, Trúc dây - loài đặc hữu thƣờng mọc tập trung ở các vách đá ven hồ và sông Năng.

Với khu hệ thực vật có tính đa dạng sinh học cao mang cả tính chất bản địa và di cƣ với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Đây vừa là điểm hấp dẫn lớn với du khách đồng thời là đối tƣợng nghiên cứu của khoa học. Những loại hình du lịch tƣơng ứng với tiềm năng này phải kể đến là tìm hiểu, nghiên cứu khoa học trong các khu đa dạng sinh học cao, mở các tuyến tham quan xuyên rừng nguyên sinh...Tuy nhiên,cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt ở những vùng nhạy cảm, tránh các tác động của hoạt động du lịch. Đặc biệt, cần có các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của du khách tới TNTN và môi trƣờng. Đó đƣợc coi nhƣ là một nguyên tắc không thể thiếu trong sử dụng bền vững nguồn TNTN.

* Động vật

Hệ động vật VQG Ba Bể rất phong phú cụ thể: có 553 loài động vật có xƣơng sống gồm 81 loài thú, 322 loài chim (47 họ), lớp bò sát 30 loài và ếch nhái 18 loài. Trong đó có 12 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (chiếm 2,17% tổng số loài động vật). Trong vƣờn có 87 loài cá chiếm 1/3 số loài cá nƣớc ngọt Việt Nam ( có 11 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ), 137 loài thực vật nổi, gồm nhiều loài nhƣ tảo lam, silic, tảo lục, tảo giáp, tảo vàng… [8]. Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy tại VQG Ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Bể có hơn 400 loài bƣớm, có 20 loài mới phát hiện lần đầu ở Việt Nam. Trong số đó có 63 loài (chiếm 15,75%) đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 44 loài (chiếm 11%) đƣợc ghi trong Sách đỏ có nguy cơ đe doạ của IUCN (2004).

Vƣờn quốc gia Ba Bể là nơi phân bố của các loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu: Theo báo cáo của IUCN và khảo sát đa dạng sinh học gần đây ghi nhận tại Ba Bể, các loài nguy cấp ở cấp độ toàn cầu là Nghiến, Vạc Hoa, Voọc đen má trắng, Tê tê vàng, Rùa sa nhân, thú có các loài Cu li lớn, Gấu ngựa, Cầy vằn Bắc, Sơn Dƣơng.

Ngoài ra Ba Bể còn là nơi phân bố của nhiều loài phân bố hạn chế trong một đơn vị sinh học á nhiệt đới Trung Quốc – Hymalaya và Rừng ẩm nhiệt đới Đông Dƣơng rất ít đƣợc ghi nhận tại các vùng khác ở Việt Nam nhƣ Đuôi cụt nâu, Khƣớu đá hoa và Khƣớu mỏ dẹt to. Trong một số khảo sát gần đây đã phát hiện loài sắp nguy cấp là cá cóc bụng hoa, một loài ếch nhái đặc hữu của Việt Nam và một loài lƣỡng cƣ mới cho khoa học ở khu vực Ba Bể là Ếch Bắc Bộ dựa trên mẫu chuẩn thu thập tại đây.

Bảng 1.3: Một số loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại VQG Ba Bể

STT Loài Tên khoa học

1 Tê tê Manis pentadactyla

2 Cu li lớn Nycticebus coucang

3 Khỉ vàng Macaca mulatta

4 Khỉ mặt đỏ M. arctoider

5 Voọc đen má trắng Semnopithecus francoisi

6 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

7 Gấu ngựa Ursus thibetanus

8 Gấu chó U. malayanus

9 Cầy vằn Hemingalus owstoni

10 Sơn Dƣơng Naemorhedus sumatraensis

11 Sóc bay Hyropetes alboniger

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Khu hệ động vật VQG Ba Bể đƣợc xếp vào khu đa dạng sinh học loại A, là đối tƣợng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và tham quan. Tuy nhiên, rất khó tiếp xúc với động vật hoang dã trong môi trƣờng tự nhiên, nên cần xây dựng khu nuôi chim, động vật bán hoang dã để khách du lịch dễ dàng tiếp cận với chúng hơn. Đây cũng là phần nhạy cảm nhất của hệ sinh thái. Vì vậy, cần quy hoạch, phân vùng các khu bảo tồn nghiêm ngặt nhằm bảo vệ động vật hoang dã, cấm tất cả các hoạt động săn bắn trong phạm vi quản lý của vƣờn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 33 - 37)