Những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của nhà máy

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy nƣớc giải khát cao cấp yến sào (Trang 64 - 130)

2.1.6.1. Thuận lợi:

- Nhà máy nằm ngay trên quốc lộ 1A tạo điều kiện cho việc lƣu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi.

- Nhà máy đặc biệt luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Công ty đối với từng chƣơng trình hành động ngay cả trong lĩnh vực sản xuất cũng nhƣ kinh doanh. Các đồng chí lãnh đạo luôn động viên đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, tạo điều kiện và hỗ trợ toàn diện và đặc biệt luôn có những chỉ đạo kịp thời giúp lãnh đạo nhà máy tháo gỡ những vƣớng mắc khó khăn trong điều hành và quản lý nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy đƣợc các phòng ban nghiệp vụ trong Công ty luôn hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tập thể cán bộ - công nhân lao động nhà máy đoàn kết thống nhất, cùng nhau góp sức xây dựng đơn vị vì mục tiêu chung. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của nhà máy tuy tuổi đời còn trẻ nhƣng đầy nhiệt tình, ham học hỏi và sáng tạo.

- Nguồn lực đƣợc bổ sung kịp thời và ngày càng đƣợc rèn luyện kinh nghiệm thực tiễn và phát huy ý chí tiến thủ, năng động và sáng tạo, góp phần đƣa sản xuất và kinh doanh phát triển ổn định.

- Ở Việt Nam, 3 địa phƣơng chủ yếu có yến là Hội An, Bình Định và Khánh

Hòa nhƣng trong đó Khánh Hòa là nơi có sản lƣợng lớn nhất, và đặc biệt có 50 hộ ở Khánh Hòa thí điểm nuôi chim yến trong nhà, trong đó một số ngôi nhà yến đã bắt đầu thu hoạch tổ, đồng thời phát hiện ra một số ngôi nhà có đàn chim yến làm tổ ở

Nha Trang. Do vậy nhà máy có lợi thế rất lớn về chủ động nguyên vật liệu cả về sản lƣợng lẫn giá trị.

- Khánh Hòa đƣợc mệnh danh là xứ sở của Trầm hƣơng – đảo Yến, có thành phố biển du lịch nổi tiếng Nha Trang với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp, trên nền móng đó, thƣơng hiệu Yến sào Khánh Hòa có sức lan tỏa rất nhanh.

2.1.6.2. Khó khăn:

- Môi trƣờng kinh tế luôn biến động bất thƣờng làm thị trƣờng tiền tệ, tỷ giá, giá cả nguyên liệu thay đổi chóng mặt, điều đó ảnh hƣởng đến giá trị xuất khẩu và giá thành sản phẩm.

- Hoạt động sản xuất tăng nhƣng cơ sở hạ tầng chƣa cải tiến kịp thời cũng phần nào hạn chế đến năng suất lao động. Hiện tại nhà máy sản xuất 3 ca nhƣng kho vật tƣ vẫn không đủ đáp ứng đòi hỏi nhà máy phải có kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất.

- Mặt khác trên thị trƣờng ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nên môi trƣờng cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt.

2.1.6.3. Phương hướng phát triển của nhà máy:

- Mở rộng nhà máy tăng năng suất, sản lƣợng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng và chiến lƣợc đẩy mạnh tiêu thụ của nhà máy.

- Thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm, nguyên liệu chính vẫn là yến sào để đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và thực hiện phƣơng châm mang lại giá trị bổ dƣỡng đến ngƣời tiêu dùng. Do đó, trong thời gian tới nhà máy sẽ nghiên cứu và đƣa ra các loại sản phẩm có giá trị cao.

- Tiếp tục vận hành và phát huy hiệu quả của hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. Thƣờng xuyên tổ chức giám sát, rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp phòng ngừa đảm bảo sự cải tiến liên tục hệ thống chất lƣợng. Giảm tỷ lệ hàng không đạt, tăng tính ổn định về chất lƣợng sản phẩm, luôn xứng đáng với danh hiệu mà khách hàng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao”.

- Đối với thị trƣờng trong nƣớc, tiếp tục phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc theo chiều sâu, trong đó vẫn tập trung vào các thị trƣờng lớn nhƣ Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

- Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài, tiếp tục tập trung vào cộng đồng ngƣời Hoa ở Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore…Đồng thời tiếp tục tiếp cận thị trƣờng Âu-Mỹ, nơi có một số lƣợng lớn ngƣời Hoa và Việt sinh sống.

2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY NƢỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO.

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại nhà máy:

2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại nhà máy:

a. Tổ chức nhân sự bộ phận kế toán:

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy

b. Chức năng của từng bộ phận:

Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp:

Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán, theo dõi và trực tiếp thực hiện tính giá thành sản phẩm, tính toán và trích nộp

Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán NVL- TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lƣơng Kế toán bán hàng Kế toán thống kê sản xuất Thủ kho kiêm thủ quỹ

đầy đủ các khoản nợ cấp trên, các quỹ để lại nhà máy. Kế toán trƣởng là ngƣời đảm nhận trực tiếp và duy nhất 2 phân hệ giá thành và thuế trong phần mềm kế toán Misa ngoài ra kế toán trƣởng còn chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các phân hệ còn lại do các nhân viên phòng kế toán đảm nhận. Do nhà máy là đơn vị trực thuộc của Công ty Yến sào Khánh Hòa nên số liệu tất cả các khoản trích nộp cấp trên, các khoản thuế chủ yếu là thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra mà kế toán trƣởng tại nhà máy tính toán đƣợc dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại nhà máy đều đƣợc chuyển lên Công ty để kiểm tra, tập hợp và nộp lên cho ngân sách Nhà nƣớc chứ kế toán trƣởng tại nhà máy không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nƣớc.

Kế toán thanh toán tại nhà máy:

Có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình thanh toán hằng ngày, báo cáo số dƣ quỹ cho kế toán trƣởng hoặc Giám đốc bất cứ khi nào có yêu cầu. Kế toán thanh toán là ngƣời đảm nhận phân hệ quản lý quỹ trong phần mềm kế toán Misa. Theo đó, hằng ngày khi nhận đƣợc các chứng từ gốc phát sinh liên quan tới phân hệ mình đảm nhận nhƣ phiếu thu, phiếu chi…, kế toán thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ và có đầy đủ chữ ký xét duyệt của cấp trên thì sẽ dùng làm căn cứ để nhập vào phần mềm kế toán tại phân hệ quản lý quỹ và lƣu chứng từ gốc lại theo số.

Kế toán toán tiền lƣơng:

Theo dõi các khoản lƣơng và bảo hiểm cho công nhân và nhân viên toàn nhà máy. Căn cứ vào bảng chấm công từ các bộ phận ở phân xƣởng sản xuất chuyển lên và hệ số lƣơng, hệ số phụ cấp cũng nhƣ mức lƣơng tối thiểu theo quy định của Nhà nƣớc, kế toán lao động tiền lƣơng sẽ tiến hành tính lƣơng hàng tháng và các khoản trích theo lƣơng cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất cũng nhƣ nhân viên toàn nhà máy. Cuối quý, kế toán lao động tiền lƣơng sẽ tổng hợp toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quý, chuyển cho kế toán trƣởng để kế toán trƣởng tiến hành phân bổ và tính giá thành sản phẩm. Toàn bộ quá trình trên đều đƣợc kế toán

lao động tiền lƣơng thực hiện bằng tay trên chƣơng trình ứng dụng Excel mặc dù phần mềm kế toán Misa có phân hệ trả lƣơng nhƣng chƣa ứng dụng đƣơc.

Kế toán bán hàng:

Thƣờng xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về khách hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan tới nghiệp vụ bán hàng nhƣ hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng…phát sinh trong kỳ để nhập dữ liệu vào phân hệ bán hàng trong phần mềm kế toán Misa, chịu trách nhiệm trực tiếp về phân hệ này trƣớc kế toán trƣởng và giám đốc nhà máy, tiến hành lƣu trữ các chứng từ có liên quan sau khi đã đƣợc dùng làm căn cứ nhập liệu.

Kế toán NVL-TSCĐ:

Có trách nhiệm theo dõi về tình hình nhập xuất, tăng giảm của toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định đƣợc sử dụng tại nhà máy, theo dõi cả về số lƣợng lẫn giá trị. Nhƣng kế toán NVL - TSCĐ không phải là ngƣời trực tiếp tính khấu hao cho các tài sản cố định sử dụng tại nhà máy mà công việc này là do kế toán Công ty đảm nhận, kế toán Công ty sẽ nhập liệu vào phân hệ tài sản cố định, tính toán và trích lập khấu hao sau đó chuyển số liệu khấu hao về cho nhà máy. Kết toán NVL - TSCĐ tại nhà máy đảm nhận 2 phân hệ là quản lý kho và mua hàng trong phần mềm kế toán Misa. Theo đó, trong kỳ, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới 2 phân hệ này, kế toán NVL - TSCĐ sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ tƣơng ứng nhƣ: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…để nhập liệu vào phần mềm kế toán sau đó lƣu trữ lại các chứng từ gốc theo số.

Kế toán thống kê sản xuất:

Theo dõi quy trình sản xuất ra sản phẩm, kiểm tra cùng với các bộ phận có liên quan đến sản xuất nhƣ: bộ phận KCS để kiểm tra chất lƣợng thành phẩm nhập kho, kiểm tra số lƣợng sản phẩm dở dang trong kỳ, lƣợng hàng mua vào và đem đi sản xuất để cùng với kế toán trƣởng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán thống kê sản xuất không làm việc với phần mềm kế toán Misa mà chỉ thực hiện công việc theo phƣơng pháp thủ công.

Thủ kho khiêm thủ quỹ:

Có trách nhiệm quản lý số lƣợng hàng hóa, thành phẩm mua vào và xuất kho, số lƣợng tồn của hàng hóa, vật tƣ thông qua thẻ kho đƣợc lập và theo dõi bằng tay, thƣờng xuyên báo cáo tình hình tồn kho cho kế toán trƣởng và Giám đốc nhà máy để không gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất hay tránh tình trạng ứ đọng nguyên liệu quá nhiều. Ngoài ra, thủ kho kiêm thủ quỹ còn phải quản lý tiền mặt của nhà máy, thực hiện việc ghi chép và xác định lƣợng tiền quỹ tồn hàng ngày trên sổ quỹ tiền mặt, thực hiện trách nhiệm thu, chi tiền mặt, lập báo cáo quỹ và phải thƣờng xuyên báo cáo số dƣ quỹ cho kế toán trƣởng và Giám đốc để kịp thời ứng phó khi có trƣờng hợp bất ngờ xảy ra. Công việc của thủ kho kiêm thủ quỹ cũng hoàn toán đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công, không liên quan gì tới phần mềm kế toán Misa. Cuối kỳ, thẻ kho và sổ quỹ của thủ kho kiêm thủ quỹ sẽ đƣợc dùng làm cơ sở đối chiếu với dữ liệu của các chứng từ, sổ sách trong các phân hệ có liên quan.

Nhƣ vậy, với chức năng của phòng kế toán là tham mƣu cho Giám đốc nhà máy quản lý công tác kế toán, thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nƣớc thì mỗi nhân viên trong phòng kế toán sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, trong quá trình ghi chép và hạch toán phải luôn đảm bảo theo đúng nguyên tắc kế toán để phản ánh đúng, chính xác, hợp lý, kịp thời tình hình thực tế của nhà máy.

2.2.1.2. Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy:

Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào là một chi nhánh trực thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa nên phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung trên địa bàn Nha Trang. Nhà máy áp dụng hình thức tổ chức tập trung. Áp dụng hình thức này thì tất cả các công việc kế toán nhƣ: phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kinh tế, ghi sổ tổng hợp, chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo thông tin kế toán đều đƣợc tập hợp tại phòng kế toán của nhà máy. Ngoài ra, vì Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào là đơn vị trực thuộc nên là đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc hay còn gọi là hạch toán báo sổ, tất cả mọi công việc liên quan đến công tác kế toán tại nhà máy đều phải xin sự chỉ đạo của cấp trên là Công ty Yến

sào Khánh Hòa và cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toán nhà máy đều phải chuyển số liệu về cho kế toán Công ty theo dõi, kiểm tra.

2.2.1.3. Hình thức kế toán tại nhà máy:

Để thống nhất với hình thức kế toán mà Công ty Yến sào Khánh Hòa đã đăng ký lựa chọn, phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy cũng nhƣ trình độ của nhân viên kế toán và giúp cho công việc của nhân viên kế toán đƣợc thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn, Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào đang sử dụng phần mềm kế toán Misa_SME 7.9. Đây là 1 một phần mềm kế toán đƣợc đánh giá là

. Nhƣ vậy, hình thức kế toán mà nha máy áp dụng là hình thức kế toán máy trên nền phần mềm kế toán Misa_SME 7.9.

Sơ đồ 2.5: Hình thức kế toán tại nhà máy Ghi chú:

: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối tháng hoặc cuối quý

Chứng từ gốc Sổ quỹ Máy tính Phần mềm kế toán Misa_SME 7.9 Sổ chi tiết số phát sinh Sổ cái Thẻ kho

Giải thích sơ đồ:

Tất cả các chứng từ gốc phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất đƣợc phân loại theo từng phần hành kế toán sau đó nhân viên kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần hành kế toán mà mình đảm nhận. Máy tính tự động xử lý các thông tin đƣợc nhập vào chƣơng trình đã đƣợc cài đặt sẵn. Dữ liệu chứng từ sẽ đƣợc lƣu trữ trên các table theo trình tự thời gian, số thứ tự của chứng từ, sổ chi tiết và sổ cái tất cả các tài khoản đều đƣợc phần mềm kế toán xử lý, tính toán và lên số dƣ.

Cuối kỳ, kế toán tổng hợp vào các phần hành kế toán chi tiết để kiểm tra lại, tiến hành khóa sổ các phần hành kế toán chi tiết, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp đƣợc trong kỳ để tiến hành phân bổ và thực hiện tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn dựa trên số liệu tập hợp đƣợc để thống kê số thuế GTGT đầu vào, đầu ra và xác định thuế GTGT phải nộp trong kỳ để chuyển lên cho Công ty. Vì nhà máy là đơn vị trực thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa nên tại bộ phận kế toán thống kê của nhà máy chủ yếu là tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và tập hợp doanh thu phát sinh trong kỳ rồi chuyển hết toàn bộ số liệu lên cho kế toán tài vụ của Công ty nên tại nhà máy kế toán không lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị hay báo cáo thuế.

Nhà máy đang sử dụng phần mềm kế toán Misa_SME 7.9. Đây là phần mềm kế toán mà mỗi phần hành kế toán đƣợc thiết lập thành một phân hệ nghiệp vụ vừa độc lập vừa liên hệ chặt chẽ với nhau bao gồm 11 phân hệ sau đây:

 Ngân hàng: tại nhà máy không sử dụng phân hệ này vì không trực tiếp giao dịch với ngân hàng.

 Quản lý quỹ: do kế toán thanh toán đảm nhận.

 Bán hàng: do kế toán bán hàng đảm nhận

 Mua hàng: do kế toán NVL- TSCĐ đảm nhận

 Quản lý kho: cũng do kế toán NVL- TSCĐ đảm nhận

 Trả lƣơng: chỉ có kế toán Công ty mới sử dụng phân hệ này

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy nƣớc giải khát cao cấp yến sào (Trang 64 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)