Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy nƣớc giải khát cao cấp yến sào (Trang 36 - 43)

Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm là một phƣơng pháp hoặc hệ thống các phƣơng pháp đƣợc dùng để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định. Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm đã đƣợc xác định. Tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số phƣơng pháp sau đây:

1.4.2.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp):

Điều kiện vận dụng: phƣơng pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn nhƣ các doanh nghiệp khai thác, điện nƣớc…

Phƣơng pháp tính giá thành:

Tổng giá thành

sản phẩm = CPSXDDĐK + CPSXPS trong kỳ - CPSXDDCK Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm

Sản lƣợng sản phẩm hoàn thành

1.4.2.2. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Điều kiện vận dụng: áp dụng khi doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu đƣợc sản phẩm chính, vừa thu đƣợc sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tƣợng tính giá thành và đƣợc đánh giá theo mục đích tận thu), do vậy, để tính giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.

Đối tƣợng tập hợp chi phí là: quy trình công nghệ. Đối tƣợng tính giá thành là: sản phẩm chính.

Phƣơng pháp tính giá thành: tính tổng giá thành sản phẩm chính.

Z sp chính = CPSXDDĐK + CPSXPSTK – giá trị SPP – CPSXDDCK Ghi chú:

Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá bán chƣa thuế (-) lợi nhuận định mức hoặc tính theo giá trị nguyên vật liệu Ban đầu đƣa vào sản xuất.

1.4.2.3. Phương pháp hệ số:

Điều kiện áp dụng:

- Áp dụng trong trƣờng hợp: trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ: xí nghiệp nhựa, xí nghiệp hóa chất…

- Đối tƣợng tập hợp chi phí: toàn bộ quy trình công nghệ.

- Đối tƣợng tính giá thành: từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.

Phƣơng pháp tính giá thành: hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm đƣợc doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chọn một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số tính giá thành là 1.

Bƣớc 1: Quy đổi tất cả các sản phẩm (sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang) về sản phẩm tiêu chuẩn.

Số lƣợng sản phẩm quy chuẩn = Qi x Hi Qi: khối lƣợng sản phẩm loại i hoàn thành Hi: hệ số quy đổi của sản phẩm loại i.

Bƣớc 2: Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm

Znhóm = CPSXDDĐK + CPSXPSTK- CPSXDDCK- Các khoản giảm chi phí.

Bƣớc 3: Tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn. Giá thành đơn vị

sản phẩm chuẩn =

Tổng giá thành của nhóm sản phẩm Tổng khối lƣợng sản phẩm quy chuẩn

Bƣớc 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm: Giá thành thực tế một SP loại i = Giá thành một SP chuẩn x Hi Tổng giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành thực tế một SP loại i x Qi 1.4.2.4. Phương pháp tỷ lệ: Điều kiện vận dụng:

- Áp dụng trong trƣờng hợp: trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.

- Đối tƣợng tập hợp chi phí: toàn bộ quy trình công nghệ.

- Đối tƣợng tính giá thành: từng sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.

Phƣơng pháp tính giá thành:

- Tỷ lệ chung cho nhóm sản phẩm:

Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Tỷ lệ giá thành = x 100%.

Tổng giá thành thực

tế của từng loại = Z kế hoạch của từng loại SP x Tỷ lệ giá thành. SP trong kỳ

- Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:

Tỷ lệ theo khoản mục giá thành =

Z ttế của từng khoản mục hoàn thành trong kỳ

x 100% Z kế hoạch của từng khoản mục

Z thực tế của từng

= Z kế hoạch của x

Tỷ lệ giá thành theo khoản mục trong kỳ từng khoản mục từng khoản mục

1.4.2.5. Phương pháp phân bước (tổng cộng chi phí):

Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm đƣợc sản xuất trên quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bƣớc (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bƣớc tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bƣớc trƣớc là đối tƣợng chế biến của bƣớc sau.

a. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí không tính giá thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song):

Điều kiện vận dụng: phƣơng pháp này áp dụng phù hợp cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến, quy trình công nghệ phức tạp.

- Đối tƣợng hạch toán chi phí: từng giai đoạn công nghệ.

- Đối tƣợng tính giá thành: sản phẩm hoàn chỉnh.

 Đối tƣợng tính giá thành bao gồm nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí.

- Không có bán thành phẩm bán ra ngoài.

- Hoặc theo yêu cầu quản lý không cần tính giá thành của bán thành phẩm.

Phƣơng pháp tính giá thành:

Tính chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ trong giá thành của thành phẩm hoàn chỉnh.

Z SP hoàn chỉnh = Chi phí NVLTT + CP chế biến B1 + CP chế biến B2 + … + CP chế biến Bn Kết chuyển CP bƣớc 1 Kết chuyển CP bƣớc 2 Kết chuyển CP bƣớc … Kết chuyển CP bƣớc n

b. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:

Phƣơng pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và ở mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm.

- Đối tƣợng hạch toán chi phí: từng giai đoạn sản xuất.

- Đối tƣợng tính giá thành: bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thành.

- Bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm có thể bán ra ngoài.

- Nhiều khi không có bán thành phẩm bán ra ngoài nhƣng sản lƣợng của chúng lại có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân.

- Yêu cầu quản lý cần phải tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn.

Việc tính giá thành đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

….. Chi phí NVLTT + CP chế biến B1 Z bán thành phẩm B1 + CP chế biến B2 Z bán thành phẩm Bn-1 + CP chế biến Bn Z bán thành phẩm B1 Z bán thành phẩm B2 Z sản phẩm hoàn chỉnh Chi phí SX bƣớc 1 Chi phí SX bƣớc 2 Chi phí SX bƣớc… Chi phí SX bƣớc n Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Việc tính giá thành phải tiến hành lần lƣợt từng bƣớc 1, qua bƣớc 2 đến bƣớc cuối cùng, tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh nên gọi là phƣơng pháp kết chuyển tuần tự.

Phƣơng pháp kết chuyển tuần tự có 2 cách tính giá thành:

- Kết chuyển tuần tự phân tích theo từng khoản mục

- Kết chuyển tuần tự tổng hợp.

1.4.2.6. Phương pháp liên hợp:

Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất sản phẩm, mà do tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ phƣơng pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, phƣơng pháp tổng cộng chi phí, phƣơng pháp tổng cộng chi phí với tỷ lệ…

CHƢƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM TẠI NHÀ MÁY NƢỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy nƣớc giải khát cao cấp yến sào (Trang 36 - 43)