PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy nƣớc giải khát cao cấp yến sào (Trang 35 - 130)

1.4.1. Đối tƣợng và kỳ tính giá thành sản phẩm:

1.4.1.1. Đối tượng tính giá thành:

Đối tƣợng tính giá thành là những sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị.

Đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau và trong trƣờng hợp đặc biệt chúng có thể thống nhất với nhau.

Khi xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành phải căn cứ vào: quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp, loại hình sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp…Với loại hình sản xuất hàng loạt với khối lƣợng lớn thì phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp) mà đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có thể

là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết từng sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ…Còn đối tƣợng tính giá thành sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm ở các bƣớc chế tạo.

1.4.1.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm:

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tƣợng tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm không giống nhau cho các ngành nghề khác nhau. Chu kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng nhƣ đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cho phù hợp.

Căn cứ để xác định kỳ tính giá thành là: đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý.

Trƣờng hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục: kỳ tính giá thành thích hợp là tính hàng tháng và vào ngày cuối tháng.

Trƣờng hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hay loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất cho sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm: kỳ tính giá thành thích hợp là khi sản phẩm hay loạt sản phẩm đó hoàn thành.

1.4.2. Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm:

Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm là một phƣơng pháp hoặc hệ thống các phƣơng pháp đƣợc dùng để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định. Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm đã đƣợc xác định. Tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số phƣơng pháp sau đây:

1.4.2.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp):

Điều kiện vận dụng: phƣơng pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn nhƣ các doanh nghiệp khai thác, điện nƣớc…

Phƣơng pháp tính giá thành:

Tổng giá thành

sản phẩm = CPSXDDĐK + CPSXPS trong kỳ - CPSXDDCK Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm

Sản lƣợng sản phẩm hoàn thành

1.4.2.2. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Điều kiện vận dụng: áp dụng khi doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu đƣợc sản phẩm chính, vừa thu đƣợc sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tƣợng tính giá thành và đƣợc đánh giá theo mục đích tận thu), do vậy, để tính giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.

Đối tƣợng tập hợp chi phí là: quy trình công nghệ. Đối tƣợng tính giá thành là: sản phẩm chính.

Phƣơng pháp tính giá thành: tính tổng giá thành sản phẩm chính.

Z sp chính = CPSXDDĐK + CPSXPSTK – giá trị SPP – CPSXDDCK Ghi chú:

Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá bán chƣa thuế (-) lợi nhuận định mức hoặc tính theo giá trị nguyên vật liệu Ban đầu đƣa vào sản xuất.

1.4.2.3. Phương pháp hệ số:

Điều kiện áp dụng:

- Áp dụng trong trƣờng hợp: trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ: xí nghiệp nhựa, xí nghiệp hóa chất…

- Đối tƣợng tập hợp chi phí: toàn bộ quy trình công nghệ.

- Đối tƣợng tính giá thành: từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.

Phƣơng pháp tính giá thành: hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm đƣợc doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chọn một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số tính giá thành là 1.

Bƣớc 1: Quy đổi tất cả các sản phẩm (sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang) về sản phẩm tiêu chuẩn.

Số lƣợng sản phẩm quy chuẩn = Qi x Hi Qi: khối lƣợng sản phẩm loại i hoàn thành Hi: hệ số quy đổi của sản phẩm loại i.

Bƣớc 2: Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm

Znhóm = CPSXDDĐK + CPSXPSTK- CPSXDDCK- Các khoản giảm chi phí.

Bƣớc 3: Tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn. Giá thành đơn vị

sản phẩm chuẩn =

Tổng giá thành của nhóm sản phẩm Tổng khối lƣợng sản phẩm quy chuẩn

Bƣớc 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm: Giá thành thực tế một SP loại i = Giá thành một SP chuẩn x Hi Tổng giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành thực tế một SP loại i x Qi 1.4.2.4. Phương pháp tỷ lệ: Điều kiện vận dụng:

- Áp dụng trong trƣờng hợp: trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.

- Đối tƣợng tập hợp chi phí: toàn bộ quy trình công nghệ.

- Đối tƣợng tính giá thành: từng sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.

Phƣơng pháp tính giá thành:

- Tỷ lệ chung cho nhóm sản phẩm:

Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Tỷ lệ giá thành = x 100%.

Tổng giá thành thực

tế của từng loại = Z kế hoạch của từng loại SP x Tỷ lệ giá thành. SP trong kỳ

- Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:

Tỷ lệ theo khoản mục giá thành =

Z ttế của từng khoản mục hoàn thành trong kỳ

x 100% Z kế hoạch của từng khoản mục

Z thực tế của từng

= Z kế hoạch của x

Tỷ lệ giá thành theo khoản mục trong kỳ từng khoản mục từng khoản mục

1.4.2.5. Phương pháp phân bước (tổng cộng chi phí):

Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm đƣợc sản xuất trên quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bƣớc (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bƣớc tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bƣớc trƣớc là đối tƣợng chế biến của bƣớc sau.

a. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí không tính giá thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song):

Điều kiện vận dụng: phƣơng pháp này áp dụng phù hợp cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến, quy trình công nghệ phức tạp.

- Đối tƣợng hạch toán chi phí: từng giai đoạn công nghệ.

- Đối tƣợng tính giá thành: sản phẩm hoàn chỉnh.

 Đối tƣợng tính giá thành bao gồm nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí.

- Không có bán thành phẩm bán ra ngoài.

- Hoặc theo yêu cầu quản lý không cần tính giá thành của bán thành phẩm.

Phƣơng pháp tính giá thành:

Tính chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ trong giá thành của thành phẩm hoàn chỉnh.

Z SP hoàn chỉnh = Chi phí NVLTT + CP chế biến B1 + CP chế biến B2 + … + CP chế biến Bn Kết chuyển CP bƣớc 1 Kết chuyển CP bƣớc 2 Kết chuyển CP bƣớc … Kết chuyển CP bƣớc n

b. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:

Phƣơng pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và ở mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm.

- Đối tƣợng hạch toán chi phí: từng giai đoạn sản xuất.

- Đối tƣợng tính giá thành: bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thành.

- Bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm có thể bán ra ngoài.

- Nhiều khi không có bán thành phẩm bán ra ngoài nhƣng sản lƣợng của chúng lại có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân.

- Yêu cầu quản lý cần phải tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn.

Việc tính giá thành đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

….. Chi phí NVLTT + CP chế biến B1 Z bán thành phẩm B1 + CP chế biến B2 Z bán thành phẩm Bn-1 + CP chế biến Bn Z bán thành phẩm B1 Z bán thành phẩm B2 Z sản phẩm hoàn chỉnh Chi phí SX bƣớc 1 Chi phí SX bƣớc 2 Chi phí SX bƣớc… Chi phí SX bƣớc n Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Việc tính giá thành phải tiến hành lần lƣợt từng bƣớc 1, qua bƣớc 2 đến bƣớc cuối cùng, tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh nên gọi là phƣơng pháp kết chuyển tuần tự.

Phƣơng pháp kết chuyển tuần tự có 2 cách tính giá thành:

- Kết chuyển tuần tự phân tích theo từng khoản mục

- Kết chuyển tuần tự tổng hợp.

1.4.2.6. Phương pháp liên hợp:

Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất sản phẩm, mà do tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ phƣơng pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, phƣơng pháp tổng cộng chi phí, phƣơng pháp tổng cộng chi phí với tỷ lệ…

CHƢƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM TẠI NHÀ MÁY NƢỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO.

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NƢỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy:

2.1.1.1. Sơ lược về đơn vị chủ quan:

Công ty Yến sào Khánh Hòa là một Doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 78/QĐ-UB ngày 16/01/1993 của UBND tỉnh Khánh Hòa, căn cứ theo quyết định về việc phê duyệt phƣơng án chuyển đổi và chuyển Công ty Yến sào Khánh Hòa thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nƣớc một thành viên Yến sào Khánh Hòa.

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên Yến sào Khánh Hòa.

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty Yến sào Khánh Hòa.

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Khanh Hoa Salanganes Nest Company.

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Sanest Group.

- Trụ sở chính: 248 Thống Nhất, Nha Trang, Khánh Hòa.

- Điện thoại: (058) 3822472 – 3826462

- Fax: (058) 3829267.

- Website: http://www.yensaokhanhhoa.com/.

- Email: yensaokh@yensaokhanhhoa.com.vn.

- Giấy phép kinh doanh số: 4200338918 ngày 26/11/2009

- Vốn điều lệ: 69.000.000.000 ( sáu mƣơi chín tỷ đồng).

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

 Khai thác tài nguyên yến sào

 Chế biến các sản phẩm từ yến sào. Gia công chế biến hàng nông sản, thủy sản các loại. Sản xuất chế biến thực phẩm.

 Xuất, nhập khẩu trực tiếp. Thu mua hàng nông sản các loại.

 Thu mua hàng thủy sản các loai, mua bán hàng thực phẩm.

 Mua bán vật liệu, công cụ phục vụ sản xuất.

 Mua bán đồ uống, rƣợu, bia.

 Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng.

 Thăm dò trục vớt tàu chìm.

 Sản xuất đồ uống không cồn. Sản xuất nƣớc khoáng thiên nhiên.

 Khai thác nƣớc khoáng thiên nhiên.

 Sản xuất sản phẩm từ plastic

 Dịch vụ tham quan, bơi lặn, thể thao giải trí trên biển.

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ nhà hàng.

 Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.

 Tƣ vấn kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến.

 Thi công xây dựng nhà nuôi chim yến, xây dựng công trình dân dụng.

 Thiết kế kiến trúc xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, thiết kế xây dựng nhà nuôi chim yến.

 Khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Các đơn vị trực thuộc:

1) Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào. 2) Trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist.

3) Chi nhánh Công ty Yến sào Khánh Hòa tại tp. Hồ Chí Minh. 4) Chi nhánh Công ty Yến sào Khánh Hòa tại Đà Nẵng.

5) Chi nhánh Công ty Yến sào Khánh Hòa tại Hà Nội.

6) Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Khánh Hòa (Casanco). 7) Trại dừa Cam Thịnh.

8) Trung tâm kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà (Sanatech). 9) Xí nghiệp xây dựng nhà yến (Sanatech land).

10) Trung tâm quản lý Yến sào Vạn Ninh.

11) Công ty cổ phần Du lịch thƣơng mại Nha Trang.

12) Công ty cổ phần Dịch vụ Văn hóa & Quảng cáo Khánh Hòa. 13) Nhà máy Nƣớc khoáng thiên nhiên Yến sào Khánh Hòa - Sanna. 14) Nhà máy Thực phẩm cao cấp Sanest Foods

16) Nhà hàng Yến sào Khánh Hòa.

2.1.1.2. Giới thiệu chung về Nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến sào:

a. Sự ra đời của nhà máy:

Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào là sự mong đợi và ấp ủ trong nhiều năm của lãnh đạo Công ty với mong muốn sử dụng nguồn lợi yến sào chế biến ra các sản phẩm thực phẩm, sản phẩm dinh dƣỡng có chất lƣợng cao phục vụ ngƣời dân trong nƣớc và xuất khẩu. Nhận thức đƣợc tiềm năng, thế mạnh và sự cần thiết của việc gia tăng giá trị cho sản phẩm yến sào, đƣợc phép của UBND tỉnh, từ đầu năm 2002, Công ty chính thức bắt đầu vào thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào nằm trên quốc lộ 1, thuộc xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh cách Nha Trang 15km về phía Nam.

- Tháng 09/2002, Công ty chính thức khởi công xây dựng nhà máy. Nhà máy đƣợc đầu tƣ bằng 100% nguồn vốn vay ƣu đãi của chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Khánh Hòa.

- Sau 1 năm xây dựng, tháng 12/2003, công tác xây dựng cơ bản hoàn thành và nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 1/2004.

- Đến nay, nhà máy đã khẳng định vị trí của mình tại địa phƣơng, trong nƣớc và trên thế giới với:

Tên gọi tiếng Việt: Nhà máy Nƣớc giải khát cao cấp Yến sào. Tên tiếng Anh: High Quality Salanganes Nest Soft Drink Factory. Địa chỉ: Quốc lộ 1A-xã Suối Hiệp-huyện Diên Khánh-tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: (058) 3745601 Fax: (058) 3745605.

Email: yensaokh-nmngk@dng.vnn.vn

Website: http://www.yensaokhanhhoa.com.vn.

Ngành nghề kinh doanh: chế biến các sản phẩm dinh dƣỡng cao cấp từ yến sào thƣơng hiệu Sanest, bán và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm.

b. Quy mô của nhà máy:

Nhà máy đƣợc đầu tƣ một dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh, tự động hóa cao, có công suất 5 triệu sp/năm. Dây chuyền thiết bị chính từ khâu súc rửa chai, lọ đến

chiết rót, đóng nắp, tiệt trùng, dán nhãn hoàn toàn tự động đƣợc nhập khẩu từ Ý và Đức. Dây chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm có 3 dạng bao bì: lon thiếc, chai và lọ thủy tinh. Đặc biệt từ năm 2004 khi mới đi vào hoạt động, từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà máy đã xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000 và hệ thống HACCP(Hazard Analysis Critical Control Point): hệ thống nhận diện, đánh giá và kiểm soát mối nguy hại có ảnh hƣởng đến an toàn thực phẩm gọi tắt là hệ thống tích hợp ISO:HACCP với sự cố vấn và đánh giá của tổ chức QMS(Australia). Với việc

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy nƣớc giải khát cao cấp yến sào (Trang 35 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)