Quản lý tài chính ưu đãi người có công

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 76 - 78)

Cùng với việc thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng, phải thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ưu đãi có công. Đối với Quảng Nam hàng năm, ngân sách nhà nước chi trên ba trăm tỷ đồng cho trợ cấp và các hoạt động công tác thương binh liệt sỹ người có công. Trong đó chủ yếu là trợ cấp người có công- là nguồn thu chủ yếu có tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất của người có công. Công tác quản lý, chi trả, thực hiện chế độ tốt sẽ đảm bảo nguồn trợ cấp được chi đúng, chi đủ, chi đến tay người có công và ngược lại sẽ nẩy sinh tiêu cực, thực tế thời gian qua, nơi này, nơi khác để xảy ra tình trạng chiếm dụng, chi sai, tham ô ngân sách chi trợ cấp người có công, nhiều nơi sử dụng sổ trợ cấp như vật thế chấp cầm cố... làm ảnh hưởng đến chính sách, đời sống người có công. Để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ưu đãi người có công vấn đề hiện nay cần chú ý những nội dung chủ yếu sau:

+ Hoàn thiện cơ chế cấp phát, chi trả trợ cấp, thực hiện cơ chế ký kết hợp đồng chi trả trực tiếp với Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã thị trấn, thông qua đó

nâng cao chế độ trách nhiệm trong công tác quản lý nguồn trợ cấp, tăng cường công tác kiểm tra chi trả, cơ quan chức năng ở huyện thị (phòng Nội vụ Lao động- Thương binh -Xã hội) tăng cường công tác kiểm tra thông qua việc tổ chức cấp phát trực tiếp trợ cấp tại địa bàn xã, thị trấn, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những lệch lạc trong việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với người có công. Thực hiện nghiêm túc Pháp luật kế toán, chế độ thanh quyết toán nguồn kinh phí chi trả trợ cấp người có công.

+ Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Quản lý mà không kiểm tra xem như không quản lý. Thực hiện phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước và nhân dân giám sát thực hiện” trong công tác quản lý, thực hiện chính sách đối với người có công. Đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, từ khâu xác lập thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận đối tượng, thực hiện chế độ ưu đãi của nhà nước, nhất là đối với những trường hợp do không còn hồ sơ, giấy tờ cũ; thực hiện đúng quy trình xét duyệt, niêm yết công khai, qua đó để mọi người dân tham gia giám sát, không để xảy ra tình trạng man khai, gian lận.

+ Tăng cường việc tổ chức những buổi tiếp dân lưu động của các cơ quan chức năng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, của đối tượng, kịp thời phát hiện những vấn đề chưa tốt để điều chỉnh, xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật những tiêu cực xảy ra trên địa bàn. Thực tế, những năm qua, những vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực thực hiện chính sách có công, phần lớn là do nhân dân phát hiện, kiến nghị và qua đó thẩm tra, xác minh là có cơ sở. Thực hiện và duy trì thường xuyên, liên tục công tác thanh tra, thanh tra để kịp thời củng cố xây dựng là chính; không vì mục tiêu xử lý mà thanh tra nhưng khi phát hiện những biểu hiện vi phạm chính sách phải xử lý thật nghiêm. Kịp thời xem xét xác minh xử lý thấu tình đạt lý những đơn thư liên quan đến lĩnh vực chính sách người có công.

Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức làm công tác thanh tra, bổ sung cán bộ làm công tác thanh tra, nhất là đối với cấp huyện, thị, hiện nay cấp này, phần lớn không có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm công tác thanh tra không có nghiệp vụ, nên chất lượng thanh tra, kiểm tra không cao.

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 76 - 78)