Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 37 - 39)

Quảng Nam là một tỉnh nằm giữa Trung Bộ, cũng là trung độ của cả nước, có hình như một hình bình hành, hơi khuyết ở góc Tây Nam, có diện tích tự nhiên 11.989 Km2, thuộc tỉnh có diên tích lớn của miền Trung. Tỉnh Quảng Nam cách thủ đô Hà Nội 759Km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 791Km về phía Bắc, trên vĩ độ 15o13’ - 16o12’ Bắc, kinh độ 107o13’ - 108o44’ Đông. Đây là nơi kết thúc đoạn eo nhất của dải Bình Trị Thiên và bắt đầu mở rộng ra về phía Nam theo hình thể địa lý Việt Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (đây cũng là tỉnh trong số ít các tỉnh duyên hải miền Trung có biên giới chung với Lào), phía Đông giáp biển Thái Bình Dương. Chiều ngang theo đường chim bay từ biển đến biên giới Lào chỗ rộng nhất 125km, chỗ hẹp nhất 72km [17]. Tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có hai thị xã: Hội An, Tam Kỳ (thị xã Tỉnh lỵ), các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Phú Ninh, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang). Trong 17 huyện, thị xã có 7 huyện miền núi (có 2 huyện miền núi cao) Ngoài khơi, cách thị xã Hội An 40km có Cù lao Chàm, gồm có 6 hòn đảo lớn nhỏ, nay là xã Tân Hiệp, thuộc thị xã Hội An. Toàn tỉnh có 233 xã, phường, thị trấn., trong đó có 53 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; 13 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển. Dân số Quảng Nam hiện nay khoảng hơn 1,4 triệu người.

Về tên gọi Quảng Nam ra đời và tồn tại cho đến cuối thiên niên kỷ thứ hai là 528 năm (1742-2000) và đến nay là 534 năm, người khai sáng danh xưng này là vị vua thông minh và yêu nước, được xếp vào hàng bậc nhất trong các triều đại vua chúa Việt Nam: Lê Thánh Tông. Trải qua nhiều thay đổi về tên gọi, đơn vị hành chính và về địa giới, đã diễn ra không ít lần tách ra, nhập vào, Quảng Nam lúc đầu tên gọi là Thừa tuyên Quảng Nam, sau đổi thành Xứ Quảng Nam (1490) rồi Trấn Quảng Nam (1509) lại đổi sang Doanh Quảng Nam (1602),... Quảng Nam vaò thời kỳ đó bao gồm đất đai ba phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn trải dài từ Nam sông Thu Bồn cho đến đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định ngày nay). Dưới thời Nguyễn Hoàng doanh Quảng Nam lại thêm phủ Điện Bàn phía Bắc và phủ Phú Yên phía Nam. Từ năm 1997, Quảng Nam trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, (tách từ tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng cũ) đất Quảng Nam gồm từ Điện Thắng (huyện Điện Bàn) đến Dốc Sõi (huyện Núi Thành).

Quảng Nam có hệ thống bờ biển dài 150km, có ba cửa thông ra biển Cửa Đại, Cửa Lở và Cửa An Hoà và một ngư trường rộng 50.000km2. Rặng Trường Sơn đâm ngang ra biển được coi là đường phân ranh tự nhiên giữa Nam và Bắc, đánh dấu sự biến đổi về nhiều mặt từ địa lý, địa chất, khí hậu thổ nhưỡng, sông ngòi, đến thực vật, động vật...

Về mặt địa hình, Quảng Nam có đủ các vùng, thượng du, trung du, đồng bằng, ven biển. Ở phía tây, núi đồi chiếm 3/4 diện tích của tỉnh, phù hợp với trồng cây lương thực, cây công nghiệp.

Vùng đồng bằng Quảng Nam thuộc loại tương đối phì nhiêu ở miền trung được khai thác sớm. Tuy nhiên, do phương thức canh tác lạc hậu, bị tàn phá trong suốt nhiều thế kỷ chiến tranh nên đã trở thành bạc màu. Quảng Nam có một hệ thống sông ngòi khá dày, tạo thành mạng giao thông thuỷ nội địa thuận lợi theo cả chiều Đông- Tây và Bắc- Nam và nguồn thuỷ lợi

cho sản xuất nông nghiệp như các con sông Thu Bồn, Sông Yên, Vĩnh Điện, Trường Giang...

Lòng đất Quảng Nam chứa nhiều khoáng sản, vàng, than đá, sắt, đồng chì, kẽm nằm rải rác ở nhiều nơi, xưa kia đã được người Chiêm Thành khai thác rồi sau đó người Việt, người Hoa, người Pháp...

Hai tiếng Quảng Nam hàm chứa một ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quá trình phát triển lâu dài của đất nước, dân tộc. Quảng có nghĩa là mở rộng; Nam có nghĩa là hướng Nam, đi về phương Nam: một sự lựa chọn có tính chiến lược, quyết định sống còn của quốc gia Đại Việt vốn có vị trí địa lý đặc trưng một bên là núi non hiểm trở, cao ngất, một bên là biển rộng mênh mông, lại luôn chịu áp lực bành trướng mạnh mẽ của một láng giềng khổng lồ từ phương Bắc.

Trong dòng lịch sử phát triển của đất nước, Quảng Nam trong thực tế đã có vai trò, vị trí rất đáng tự hào trong sự nghiệp mở nước. Đó là vai trò “phên dậu” ở chốn đầu sóng ngọn gió, nơi tiếp nhận và nhào nặn lại các luồng sóng văn hoá để làm giàu thêm vốn văn hoá của dân tộc, là nguồn cung cấp nhân tài vật lực, trạm trung chuyển và là bàn đạp vững chắc cho công cuộc Nam tiến của dân tộc [17, tr.13].

Bước vào thời cận đại, năm 1858, những phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nã vào pháo đài phòng hải của ta tại bãi biển Đà Nẵng (trước đây Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam) mở đầu cuộc xâm lược của phương Tây vào Việt Nam. Rồi 106 năm sau (1965) lại đến quân Mỹ đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Đà Nẵng) mở đầu cuộc xâm lược trực tiếp của đế quốc Mỹ đối với miền Nam kéo dài hơn mười năm (1965-1975).

Với điều kiện tự nhiên của đất Quảng Nam đã tạo nên một tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng, sẵn sàng tiên phong, dũng cảm vì sự nghiệp của dân tộc trong tiến trình giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do.

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 37 - 39)