Đánh giá chung về thực trạng đời sống người có công tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 52 - 54)

Quảng Nam

Qua những phân tích trên có thể rút ra một số nhận xét chung về thực trạng đời sống của người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:

- Về mặt sức khoẻ, yếu tố cần thiết nhất trong lao động sản xuất công tác và học tập của con người thì đối với người có công trong những năm tháng hào hùng của tuổi trẻ, hay trong những năm tháng họ dồi dào sinh lực nhất, họ có mặt ở những nơi chiến trường ác liệt, nơi khó khăn gian khổ, bị tù đày, nơi bị rãi chất độc hoá học... nên hiện tại sức khoẻ của đại bộ phận sức khoẻ giảm sút, suy yếu. Những đối tượng như Lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh hầu như sức khoẻ rất kém, phải chịu nhiều thiệt thòi, khó có thể chăm sóc, bù đắp hồi phục so với mức bình thường.

- Về hoàn cảnh và điều kiện sống của người có công hiện tại cũng không thuận lợi. Gia đình đông nhưng nhân khẩu bất hợp lý, số người tham gia hoạt động kinh tế thấp. Một bộ phận người có công tuổi già hiện sống cô đơn, hoàn cảnh nhiều khó khăn. Một bộ phận không nhỏ cần có sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần thường xuyên của cộng đồng.

- Trên 70% người có công sống ở nông thôn, miền núi, vùng căn cứ cách mạng, vùng kháng chiến cũ. Tuy trong những năm qua cùng với việc thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng, đời sống của người có công có cải thiện, được nâng lên một bước, song hiện

tại điều kiện sống và hoàn cảnh sống của khá đông người có công cần thiết phải được quan tâm chăm sóc, hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội.

- Về mặt lao động - sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, do hạn chế về sức khoẻ, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật ngành nghề nên đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh ít có điều kiện mở rộng hoặc phát triển sản xuất kinh doanh. Họ chủ yếu làm những công việc đơn giản, thu nhập thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (ở nông thôn) hoặc buôn bán nhỏ, dịch vụ (ở thị xã, thị trấn). Một tỷ lệ đáng kể người có công còn tuổi lao động nhưng không có việc làm hay làm việc không ổn định. Vì một mặt, do không có vốn để sản xuất kinh doanh; mặt khác là do tình trạng sức khoẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không có cơ hội cạnh tranh, tìm kiếm việc làm.

Đối với bộ phận có hoạt động sản xuất kinh doanh thì các hoạt động còn hạn chế. Khó khăn chủ yếu vẫn là thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh...

- Về thu nhập, do đời sống của bản thân và gia đình còn nhiều khó khăn nên các đối tượng người có công tỉnh Quảng Nam, ngoài khoản trợ cấp của nhà nước, họ còn phải làm nhiều việc để có thêm thu nhập. Nguồn thu nhập của họ, trừ trợ cấp của nhà nước, còn nguồn từ sản xuất kinh doanh, là nguồn thu nhập đáng kể. Tuy vậy, mức thu nhập không cao, chỉ đạt khoảng 60% thu nhập của dân cư cùng cộng đồng, trong khi người có công có rất nhiều khoản chi. Nhìn chung thu nhập của người có công chưa đảm bảo cho những chi dùng tối thiểu như ăn ở, mặc, học hành. Khi thu nhập thấp thì khả năng tích luỹ, tiêu dùng cũng không cao. Khi mức thu nhập thấp thì tất yếu cuộc sống sẽ gặp khó khăn, dẫn đến một bộ phận không nhỏ người có công có mức sống thấp trong một thời gian dài còn chiếm tỷ lệ đáng kể.

- Đời sống hoạt động văn hoá tinh thần của người có công cách mạng tỉnh Quảng Nam là vấn đề đáng quan tâm. Đời sống hoạt đông văn hoá tinh

thần là hệ quả tất yếu của đời sống vật chất. Ở trên khi nói đến điều kiện sức khoẻ, lao động sản xuất, công tác học tập, thu nhập, mức sống... của người có công hạn chế, do đó, đời sống vật chất của họ có những khó khăn, không

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 52 - 54)