Thực trạng việc làm và các hoạt động kinh tế của người có công

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 47 - 49)

Vấn đề việc làm là vấn đề nổi cộm nhất trong thực trạng đời sống người có công ở tỉnh Quảng Nam.

Do đặc điểm nguồn lao động trên địa bàn tỉnh hàng năm tăng nhanh và vẫn ở mức độ cao, hàng năm có khoảng 15.000 lao động bước vào độ tuổi lao động, dẫn đến sự dư thừa lao động ngày càng lớn. Sự dư thừa này còn luôn tăng lên do tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lao động từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, bộ đội phục viên xuất ngũ, sinh viên tốt nghiệp, lao động mất đất sản xuất trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ... làm cho số người thất nghiệp và chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh khá lớn mà khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế. Mỗi năm bình quân tỉnh Quảng Nam chỉ giải quyết được khoảng 30-40 ngàn chỗ việc làm, mà chủ yếu tập trung vào lứa tuổi thanh niên (chiếm trên 80%) [24, tr.6]. Ở nông thôn số người thực sự không có việc làm không cao nhưng tình trạng bán thất nghiệp là phổ biến. Tình trạng độc canh vẫn còn, vì vậy lao động nông nghiệp vẫn chỉ sử dụng hết 1/3 số thời gian làm việc, không có việc làm sẽ tạo ra những vấn đề xã hội

phức tạp: an ninh trật tự, tệ nạn xã hội v.v...trong cộng đồng dân cư, xã hội. Điều này cho thấy vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh vẫn là vấn đề gay gắt và nó ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của đối tượng có công, bởi lẽ như đã nêu, họ là những người yếu thế do cạnh tranh trên thị trường lao động, do sức khởe, do tình trạng thương tật, bệnh tật, do trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ...

Mặc dù trong điều kiện áp lực rất lớn về vấn đề việc làm xã hội nói chung, nhưng nhờ có các chính sách đối với đối tượng người có công trong độ tuổi lao động đa số họ đã có được những việc làm nhất định. Tuy nhiên, do đặc thù về sức khoẻ và trình độ văn hoá, chuyên môn họ chỉ làm những công việc giản đơn. Ở nông thôn hầu hết thương binh, bệnh binh làm công việc trong trồng trọt và chăn nuôi (60-70%), còn ở thành thị đa số họ làm trong các ngành, các công việc buôn bán và dịch vụ.

Đối với gia đình liệt sỹ cũng có tình trạng tương tự, mặc dù đã được ưu tiên, được sự giúp đỡ nhưng do điều kiện chung và hoàn cảnh riêng, các gia đình liệt sỹ cũng có nhiều vấn đề trong việc làm. Ở nông thôn gia đình liệt sỹ chủ yếu làm nông lâm nghiệp, còn ở thị xã, thị trấn, các gia đình liệt sỹ chủ yếu là buôn bán, dịch vụ ...

Bên cạnh những hạn chế về sức khoẻ, thương tật, bệnh tật, việc tạo việc làm cho người có công đã khó khăn càng khó khăn hơn khi yêu cầu mở mang ngành nghề, tổ chức sản xuất cần phải có vốn, mà vốn đối với người có công là vấn đề nan giải. Ngoài ra, còn có những khó khăn khác như thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu lao động kỹ thuật...

Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhất định đối với những người có công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ chủ yếu là tạo

điều kiện cho vay vốn, miễn giảm thuế, cấp ruộng đất phù hợp cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ về mặt bằng sản xuất.

Mặc dù có sự ưu tiên, giúp đỡ nhưng so với nhu cầu của người có công thì vẫn chưa đáp ứng được. Hơn nữa Quảng Nam là tỉnh có số đối tượng có công đông, còn rất khó khăn nên ảnh hưởng của sự giúp đỡ này còn hạn chế, tác động nhiều đến việc nâng cao đời sống của người có công.

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w