NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG KINH TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG Ở TỈNH QUẢNG

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 61 - 66)

Ở TỈNH QUẢNG NAM

3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAOĐỜI SỐNG KINH TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG Ở TỈNH QUẢNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG Ở TỈNH QUẢNG NAM

Quảng Nam là một tỉnh có đối tượng người có công nhiều, làm tốt việc chăm sóc đối với người có công là một trong những nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ, quân và dân của tỉnh, trong đó đặc biệt là nâng cao đời sống kinh tế đối với thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sỹ, người có công cách mạng không những là vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, phải thực hiện đồng thời nhiều nhiều chương trình, giải pháp, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Đối với tỉnh Quảng Nam, phương hướng cơ bản trong thời gian tới, tập trung vào những nội dung sau:

Một là, phối hợp với các ngành các cấp, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng vận động mọi nguồn lực, phấn đấu không còn hộ chính sách có công thuộc diện nghèo, đẩy mạnh các chương trình chăm sóc người có công, xoá nhà ở nhà tạm bợ đối với người có công.

+ Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng, về sự hy sinh của các thế hệ cha anh những người đi trước, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước, qua đó nâng cao nhận thức, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức của mọi người dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, tham gia xây dựng phát triển đất nước, cống hiến tài năng sức lực vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh

nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đây là một nhiệm vụ bao trùm trên tất cả mọi nhiệm vụ, không làm được điều này thì công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh công bằng, dân chủ, văn minh; về một nước Việt Nam phát triển trong tương lai sẽ gặp muôn vàn khó khăn, thử thách.

Mặt khác, tập trung tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công để mọi công dân biết, tham gia giám sát thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật; nêu cao trách nhiệm cộng đồng, xã hội, huy động nguồn lực thực hiện các chương trình chăm sóc đối với người có công.

Muốn làm tốt công tác tuyên truyền phải xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật người có công, các văn bản quy định chính sách của nhà nước, phân giao nhiệm vụ cụ thể về công tác tuyên truyền đối với các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, (qua nhiều phương tiện, phổ biến thông qua chế độ hội, họp...). Tổ chức lại bộ máy, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công ở cấp huyện thị và cơ sở, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu suất cao.

+ Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh là quyết liệt, mặt khác, khi nền kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực, sẽ xuất hiện những nhân tố tiêu cực mới, trong đó khoảng cách phân tầng giàu nghèo, độ chênh lệch sẽ lớn hơn, nhất là đối với người có công, họ là đối tượng yếu thế, sức cạnh tranh thấp. Do đó, cơ hội cải thiện đời sống sẽ khó hơn, hộ nghèo sẽ gia tăng nếu nhà nước không có chính sách ưu đãi, xã hội không có sự chăm lo tốt hơn, thì người có công đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn. Thực tế qua khảo sát hộ nghèo năm 2003, toàn tỉnh còn 0,5% hộ chính sách có công là hộ nghèo, nhưng đến năm 2005 theo chuẩn mới, tổ chức khảo sát lại đã có đến 3,31% thuộc hộ nghèo.[ 19, tr.3 ]

Hai là, tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả xây dựng xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công, góp phần thực hiện tốt chính sách đối với người có công.

Xây dựng xã phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ người có công, vừa là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách có công, đồng thời là mục tiêu và động lực thúc đẩy thực hiện đưa chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công. Trong những năm qua chủ trương xây dựng xã phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ đã được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo có kết quả, toàn tỉnh đã có 216/233 xã phường thị trấn (đạt 92,7%) được công nhận đạt tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự bền vững của công tác này đã và đang đặt ra nhiều nội dung mới. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặc chẽ công tác thương binh liệt sỹ, thể hiện có nghị quyết, kế hoạch về công tác thương binh liệt sỹ, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung những công việc cần phải làm và phân công trách nhiệm thực hiện.Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công như trợ cấp hàng tháng, các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn, về miễn giảm học phí,... Đồng thời, phối hợp chặc chẽ với các ngành các đoàn thể, các tổ chức kinh tế- xã hội, thường xuyên thực hiện có hiệu quả chương trình hành động, có những giải pháp, quy định cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đơn vị mình. Tập trung xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động thương binh và xã hội ở cơ sở có phẩm chất và năng lực; phát hiện kịp thời những sai sót và không để xảy ra các vụ tiêu cực trong việc thực hiện chính sách; thực hiện mục tiêu gia đình thương binh liệt sỹ có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của nhân dân trong xã, phường.

Thực tế những nơi được công nhận tình hình thực hiện chính sách đối với người có công nói chung và đời sống người có công nói riêng được thực hiện tốt và đã có những cải thiện rõ rệt. Trong những năm tới cần tiếp tục chỉ đạo triển khai tốt hơn nữa công tác này. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện

cần tránh chạy theo thành tích, hình thức, công nhận những xã, phường để xảy ra những tiêu cực trong việc thực hiện chính sách đối với người có công.

Để đảm bảo điều kiện xem xét đánh giá công nhận một cách khoa học, khách quan cần phải xây dựng thành hệ thống tiêu chí cụ thể; có cơ chế, chính sách công nhận và khen thưởng vật chất; lồng ghép với việc xét công nhận xã văn hóa để công nhận xã phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ, nâng cao chất lượng thực hiện chính sách người có công ở cơ sở trong thời gian tới. Mục tiêu cơ bản: Đến cuối năm 2010, 100% hộ chính sách có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú; 100% xã và thị trấn được công nhận là đơn vị làm tốt công tác Thương binh liệt sỹ [24, tr.18].

Ba là, tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt chính sách đối với thương binh liệt sỹ, người có công cách mạng; đẩy mạnh các chương trình chăm sóc đối với người có công, góp phần thực hiện tốt công tác thương binh liệt sỹ, người có công của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện tốt chính sách đối với người có công là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công. Để thực hiện chính sách, công tác xác nhận, công nhận đối tượng là quan trọng và phức tạp, vì cuộc cách mạng Việt Nam được tiến hành trên quy mô rộng lớn, đa dạng về lực lượng, nên phải thận trọng, không bỏ sót người có công, để ghi nhận công lao và thực hiện chính sách đúng người, đúng chế độ, qua đó, thể hiện sự tôn vinh xứng đáng của nhà nước, xã hội, đồng thời góp phần giáo dục lòng tự hào với thế hệ trẻ tiếp tục nối tiếp bước cha anh đi trước để cống hiến tài năng, trí tuệ, trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay .

Chăm sóc người có công là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, dành cho người có công sự chăm sóc đặc biệt về tinh thần, về vật chất. Nhưng chăm sóc người có công không chỉ là trách nhiệm cuả nhà nước mà còn là trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Chăm

sóc người có công không chỉ là thực hiện các chế độ trợ cấp ưu đãi mà còn nhiều chương trình khác như chăm sóc về sức khoẻ, cải thiện nhà ở, đào tạo nghề giải quyết việc làm...Các chương trình này được thực hiện đầy đủ và có kết quả sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp tác động mạnh mẽ đến đời sống của người có công. Tuỳ điều kiện cụ thể của từng đối tượng, của từng nơi, các địa phương xác định nội dung, giải pháp triển khai các chương trình đạt kết quả cao nhất, có ý nghĩa tạo đà, tạo “cú huých”, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội, tạo điều kiện cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng có cơ hội tham gia vào tiến trình phát triển, cải thiện cuộc sống.

Quảng Nam là một trong những chiến trường ác liệt, công tác xác nhận đối tượng đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả khá tốt. Là là tỉnh có số đối tượng chính sách đông, nhưng còn rất khó khăn, thực hiện chăm sóc người có công trong thời gian qua tuy có những kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra; đời sống người có công tuy có được cải thiện nhưng còn tháp so với nhiều nơi khác, khả năng “tái nghèo” ở một bộ phận không nhỏ còn tiềm tàng. Thực hiện xã hội hoá các chương trình chăm sóc người có công là nhiệm vụ, đồng thời là giải pháp hết sức quan trọng, là một trong những phương hướng cơ bản để nâng cao đời sống kinh tế người có công trong thời gian tới.

Bốn là, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện đổi mới công tác quản lý, thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống các hiện tượng tiêu cực trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công.

Thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc người có công; huy động sự đóng góp của toàn xã hội, cùng với nhà nước để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh qua sự động viên và hỗ trợ to lớn của các tổ chức kinh tế, xã hội, của công đồng tạo điều kiện để thương binh, gia đình liệt sỹ vươn lên cải thiện

và ổn định cuộc sống, góp phần giải quyết kịp thời những khó khăn trong cuộc sống đặt ra đối với người có công, hàng vạn con thương binh, con liệt sỹ có điều kiện nâng cao trình độ, tạo việc làm cho các cháu tăng thu nhập cho gia đình...

Thủ tục hành chính mà trọng tâm là thủ tục thực hiện chế độ chính sách đối với người có công từng bước được hoàn thiện, cải cách, nhưng nhìn chung còn rườm rà, còn nhiều thủ tục trong hồ sơ thực hiện chính sách và ban hành còn chậm.

Công tác quản lý đối tượng, quản lý tài chính công ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ, đảm bảo chế độ trợ cấp đối với người có công được thực hiện đầy đủ kịp thời, nhưng chưa áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học vào công tác quản lý trong lĩnh vực quản lý hồ sơ, thực hiện chi trả...

Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng chương trình tuyên truyền chế độ chính sách, vận động thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch về thực hiện chính sách đối với người có công, qua đó vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” để cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm. Tăng cường công tác quản lý đối tượng và tài chính ưu đãi đối với ngươì có công, công tác thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công.

Một phần của tài liệu LV nâng cao chât lượng đời sống kinh tế vật chat người có công (Trang 61 - 66)