Phương pháp nghiên cứu ngồi thực địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kukl, 1820) ở vùng đồng bằng tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

- Tiến hành điều tra, khảo sát các đặc điểm sinh thái như: sinh cảnh, các điều kiện vơ sinh (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa), các điều kiện hữu sinh như: động vật, thực vật, thức ăn, con người,... bằng cách:

+ Trên mỗi địa bàn nghiên cứu, chọn các điểm cĩ sự phân bố của 2 lồi này, cĩ sinh cảnh đặc trưng cho mỗi địa điểm nghiên cứu để theo dõi, quan sát đều đặn trong từng tháng. Mỗi tháng chúng tơi tiến hành thu từ 4 đến 5 đợt. Thời gian tiến hành khảo sát và thu mẫu từ 8g sáng đến 16g chiều.

+ Ngồi vùng được chọn, khảo sát thêm một số vùng khác để bổ sung số liệu cho vùng được chọn nghiên cứu.

+ Dùng máy ảnh để chụp khi quan sát, ghi nhật ký nghiên cứu, lập các phiếu theo dõi để ghi lại kết quả, quan sát tại nơi nghiên cứu.

+ Dùng các loại nhiệt kế kết hợp bản tin thời tiết trong ngày để xác định nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và các yếu tố thời tiết khác trong vùng nghiên cứu. Đo nhiệt độ, độ ẩm nơi xuất hiện các lồi Thằn lăn bĩng. Từ đĩ tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vơ sinh đến hoạt động bắt mồi, hoạt động sinh sản, mùa sinh sản,… đồng thời giúp cho việc phân tích thức ăn trong phịng thí nghiệm sau này.

+ Quan sát thằn lằn bĩng trước khi bắt chúng để nắm rõ đặc điểm sinh thái tập tính của chúng như: hoạt động bắt mồi, phơi nắng, ngồi và đợi, trốn chạy kẻ thù,.... Ngồi ra, chúng tơi quan sát và ghi nhận mơi trường sống nơi phát hiện mẫu, nơi ẩn nấp như: hang, đống củi, dưới đống gạch ngĩi,...

+ Phỏng vấn người dân để tìm hiểu đặc điểm sinh thái học của thằn lằn bĩng giống Eutropis tại địa phương nghiên cứu.

- Tiến hành thu mẫu vật:

+ Thu mẫu trực tiếp bằng tay, câu (dùng mồi là cào cào, nhện, giun đất...) hoặc dùng các bẫy hố để bắt.

+ Phương pháp tiến hành: thu mẫu theo từng tháng, mỗi tháng thu khoảng 15-20 cá thể đực và 15-20 cá thể cái. Thu mẫu ở các độ tuổi khác nhau.

- Mẫu thu xong làm chết ngay bằng Chloroform, gắn nhãn với các thơng tin về địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, người thu mẫu lên con vật, sau đĩ cho vào

túi ni lơng và được ướp lạnh bằng đá trong bình cách nhiệt giữ cho con vật khơng bị hỏng và bảo quản tạm thời thức ăn trong dạ dày.

- Trong quá trình thực địa, tiến hành thực hiện phương pháp rửa dạ dày. Đây là một kỹ thuật nghiên cứu dinh dưỡng của Lưỡng cư và Bị sát mà khơng gây ra tử vong cho con vật để thu được thức ăn chứa trong dạ dày [20, 31, 32, 41]. Khi lấy được thức ăn trong dạ dày, những loại thức ăn này được cố định trong các lọ cồn 70 - 75o cĩ dán nhãn kí hiệu mẫu, sau đĩ vận chuyển về phịng thí nghiệm để phân tích. Sau khi thu thập những thức ăn chứa trong dạ dày, mẫu vật được đánh dấu để đảm bảo mỗi cá thể chỉ được phép rửa dạ dày một lần, sau đĩ thả về tự nhiên nơi chúng được thu thập.

- Đối với các số đo hình thái từ phương pháp rửa dạ dày: các số đo hình thái và khối lượng cơ thể được cân đo trực tiếp ngồi thực địa. Mẫu vật được đo các kích thước như chiều dài thân (SVL), chiều dài đuơi (TL) và chiều rộng miệng (MW) sử dụng một thước kẹp điện tử (Cơng ty Mitutoyo, Kawasaki, Nhật Bản, độ chính xác ± 0,01 mm) để phân tích sự sai khác giới tính. Cân khối lượng cơ thể bằng cân điện tử cầm tay (Cơng ty Prokits, Taipei, Đài Loan vơi độ chính xác ± 0,1 g). Dùng phiếu ghi hình thái để ghi số liệu từng mẫu tương ứng.

- Đối với phương pháp rửa dạ dày trong thực địa: * Vật dụng gồm:

+ Các loại ống nhựa mềm dùng làm ống dẫn cĩ đường kính bên trong từ 2, 3 và 4 mm, những ống này sẽ được sử dụng để thơng qua thực quản đến dạ dày.

+ Chèn và giữ miệng thằn lằn bĩng khi tia nước bằng ống nhựa lớn hơn hoặc các loại panh.

+ Dùng 2 loại xi-ranh (30 và 60 cc) để bơm nước vào dạ dày.

+ Phểu, rây lọc, dụng cụ đo thể tích nước, túi ni lơng đựng thức ăn khi tia nước, các chai lọ cĩ chứa cồn 70-75o cĩ dán nhãn.

+ Thau nhỏ đựng nước, cân điện tử bỏ túi, thước kẹp kỹ thuật số. * Cách tiến hành:

- Bước 1: Thu mẫu và tiến hành đo các chỉ số như nhiệt độ, độ ẩm, dài thân, dài đuơi, rộng miệng và khối lượng cơ thể.

+ Một người giữ mẫu sao cho đầu hơi chúc xuống, dùng panh hoặc ống nhựa để kích thích con thằn lằn bĩng há miệng ra, sau đĩ chèn panh hoặc ống nhựa để giữ miệng khơng cho đĩng lại.

+ Một người dùng ống nhựa mềm, đẩy nhẹ nhàng vào thực quản đến đáy của dạ dày thì dừng lại và giữ nguyên vị trí của ống thơng.

+ Một người tiến hành bơm nước từ xi-ranh, ban đầu cần bớm một lượng nhỏ của nước để bơi trơn dạ dày (5 đến 10 mi-li-lít), sau đĩ tiến hành đấy nước vào bình thường để rửa dạ dày. Thường thì những lần tia đầu tiên nên đẩy nước vào với tốc độ vừa phải, những lần sau mới đẩy mạnh để thức ăn thốt ra ngồi theo dong nước. Khi thấy thức ăn là những mục lớn trào ra từ thực quản thì dừng lại, dùng panh để kẹp và từ từ kéo ra, sau đĩ tia lại bình thường với tốc độ mạnh hơn lần trước, khi khơng thấy thức ăn trào ra nữa thì dừng bơm nước. Khi bơm nước cần để thau khơng phía dưới để hứng nước và thức ăn.

- Bước 3: Dùng rây lọc thức ăn sau khi tia xong, chuyển thức ăn vừa tia được vào trong các lọ nhỏ cĩ chứa cồn 70-75o cĩ dán nhãn kí hiệu mẫu để bảo quản.

- Bước 4: Đo lượng nước tia cho từng con thằn lằn bĩng, đếm số lần tia tương ứng với mỗi mẫu. Thằn lằn bĩng tia nước xong cho nghĩ khoảng từ 1 đến 2 giờ sau đĩ thả chúng ra mơi trường tự nhiên tại vị trí đã thu ban đầu.

Đây là một phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng tương đối mới mẻ đối với Việt Nam. Phương pháp này cĩ nhiều ưu điểm trong nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng của động vật. Đặc biệt là khơng gây ra tử vong cho con vật mà vẫn thu được thức ăn chứa trong dạ dày. Phương pháp này đã được áp dụng thành cơng tại một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Ý, Nga, Pháp, Đài Loan và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kukl, 1820) ở vùng đồng bằng tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)