* Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
Công ty đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản qua hệ số thu nợ, hệ số trả nợ, hệ số lưu kho. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn thì công ty nên phân tích thêm các chỉ tiêu khác như: thời gian trả nợ trung bình, thời gian thu nợ trung bình, thời gian luân chuyển kho trung bình và thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình.
Bảng 3.2: Bổ sung các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản giai đoạn 20120- 2012
Đơn vị tính: Ngày
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch
2010-2011 2011-2012
1. Thời gian thu nợ trung bình 184,34 208,57 314,66 24,23 106,09 2. Thời gian luân chuyển kho
trung bình 157,33 120,86 142,58 (36,47) 21,72
3. Thời gian trả nợ trung bình 184,34 195,19 260,71 10,85 65,53 4. Thời gian luân chuyển vốn
bằng tiền trung bình 157,33 134,25 196,52 (23,08) 62,27
(Nguồn: Bảng 2.1, Bảng 2.4, Bảng 2.5)
Thời gian thu nợ trung bình: Quan sát trên bảng 3.2 có thể thấy thời gian thu nợ của công ty tăng qua từng năm, cụ thể: năm 2011 tăng 24,23 ngày so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 106,09 ngày. Nghĩa là trong năm 2010 trung bình cứ 184 ngày công ty thu hồi được các khoản nợ, năm 2011 trung bình khoảng 209 ngày công ty mới thu hồi được nợ và năm 2012 là khoảng 315 ngày. Thời gian thu nợ trung bình tăng là do hệ số thu nợ của công ty giảm dần qua từng năm (bảng 2.9) chứng tỏ chính sách tín dụng cho khách hàng của công ty được nới lỏng hơn so với các năm trước đó vì nhiều khách hàng và nhà đầu tư cũng gặp khó khăn về tài chính hoặc do họ muốn chiếm dụng vốn từ công ty để đầu tư và xoay vòng vốn. Do vậy, để phù hợp với tình hình thực tế và để giữ chân khách hàng công ty cân nhắc việc tăng thời gian trả nợ cho khách hàng nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro không thu hồi được nợ tăng cao và công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xoay vòng vốn cho mình.
64
Thời gian trả nợ trung bình: Năm 2011, thời gian trả nợ trung bình của công ty tăng 10,85 ngày so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng mạnh ở mức 65,53 ngày lên 260,71 ngày. Điều này có nghĩa là trong năm 2010, trung bình mất khoảng 184 ngày công ty thanh toán nợ, năm 2011 tăng lên mức 195 ngày là công ty thanh toán nợ và năm 2012 là 261 ngày. Thời gian công ty trả nợ chậm trễ như vậy là do tình hình kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây không tốt như những năm trước nên công ty phải tăng cường chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp. Mặc dù doanh thu năm 2011 tăng do tình hình kinh doanh của công ty phát triển tốt nhưng chi phí bỏ ra cũng tăng lên nhiều khiến lợi nhuận sau thuế không tăng mà còn giảm nhẹ (bảng 2.1). Đặc biệt, năm 2012 tình hình SXKD của công ty suy giảm nhiều khiến năng lực tài chính của công ty không tốt dẫn tới việc công ty phải vay nợ trong thời gian dài hơn.
Thời gian luân chuyển kho trung bình: Có thể thấy trên bảng 3.2, trong giai đoạn 2010-2012 chỉ tiêu này biến động không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Năm 2011, thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty giảm 36,47 ngày so với năm 2010. Điều này cho thấy trong năm 2011 công ty kinh doanh tốt nên GVHB tăng và lượng hàng tồn kho của công ty giảm, từ đây hệ số lưu kho tăng lên và kéo theo thời gian luân chuyển kho trung bình giảm xuống. Tuy nhiên năm 2012, tình hình kinh doanh giảm sút khiến cho chỉ tiêu này tăng thêm 21,72 ngày so với năm 2011. Điều này đã phản ánh rất sát về thực trạng khó tiêu thụ hàng hóa của công ty dẫn đến hàng hóa trong kho luân chuyển chậm, thời gian quay vòng kéo dài.
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình: Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 3 chỉ tiêu trên. Năm 2011, thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình giảm cho thấy vốn của công ty luân chuyển nhanh hơn 23,08 ngày, trung bình quay được 134 vòng/năm. Năm 2012, thời gian luân chuyển vốn tăng 62,27 ngày cho thấy vốn của công ty luân chuyển chậm hơn, trung bình quay được 197 vòng/năm, tức là cần nhiều thời gian hơn để có thể thu hồi được vốn dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm nhiều, khả năng thanh khoản của công ty thấp đi mà chủ yếu là do tình hình SXKD của công ty trong năm 2012 không tốt, hàng tồn kho chậm luân chuyển.
* Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ
Tỷ số nợ
Bảng 3.3: Tỷ số nợ giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng nợ (đồng) 475.403.020.903 509.553.288.417 523.736.737.708 2. Tổng tài sản (đồng) 537.986.779.850 576.934.511.982 593.849.603.940
3. Tỷ số nợ (lần) (1)/(2) 0,88 0,88 0,88
65
Qua bảng 3.3 ta thấy tỷ số nợ được công ty duy trì ổn định trong giai đoạn 2010- 2012. Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay nợ. Con số thể hiện tỷ số nợ trong 3 năm thể hiện công ty thường đi vay nợ để tài trợ cho 88% số tài sản. Tỷ số này được đánh giá là khá cao, đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tài chính và công ty đang phụ thuộc nhiều vào vay nợ. Có thể thấy nguồn VCSH của công ty là không đủ để hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên chuyện đi vay là bình thường. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá nhỏ thì đòn bẩy tài chính lại chưa được công ty khai thác hiệu quả. Vì vậy, việc duy trì tỷ số này ở mức nào cho hợp lý là điều mà các nhà quản trị cần tính toán một cách khoa học.
Số lần thu nợ trên lãi vay
Bảng 3.4: Số lần thu nợ trên lãi vay giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. EBIT (đồng) 36.246.056.216 43.404.676.387 28.864.276.215
2. Lãi vay (đồng) 8.432.278.110 15.674.165.604 18.311.538.437 3. Số lần thu nợ trên lãi vay
(1)/(2) (lần) 4,30 2,77 1,58
Tăng, giảm (%) (35,58) (42,96)
(Nguồn: Bảng 2.1)
Quan sát trên bảng 3.4 ta thấy số lần thu nhập trên lãi vay của công ty có chiều hướng giảm rõ rệt. Năm 2010, thu nhập của công ty cao gấp 4,30 lần chi phí lãi vay, có nghĩa là khả năng thanh toán lãi vay cho các chủ nợ lớn và được đảm bảo. Tuy năm 2011 hệ số này giảm 35,58% so với năm 2010 xuống mức 2,77 lần nhưng công ty vẫn đáp ứng tốt nghĩa vụ trả lãi vay. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty tăng 19,75% trong khi lãi vay lại tăng ở mức độ mạnh hơn nhiều (85,88%) nên làm cho chỉ tiêu số lần thu nợ trên lãi vay càng nhỏ. Đến năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 42,96% so với năm 2011 còn 1,58 lần. Nguyên nhân là do EBIT giảm 33,50% trong khi lãi vay tăng 16,83% so với năm 2011. Chỉ tiêu số lần thu nợ trên lãi vay chưa đề cập đến một số khoản cần thanh toán cố định khác như nợ gốc, chi phí thuế, chi phí cổ tức ưu đãi,… nhưng nếu việc chi trả lãi vay không đảm bảo thì khả năng thanh toán các khoản phí này cũng gặp khó khăn và ảnh hưởng tới uy tín của công ty.