Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)

Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm những hoạt động chính như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất kinh doanh chung

(Nguồn: Phòng quản trị hành chính) Khảo sát và thăm dò Thiết kế Thi công phần móng Thi công phần khung bê tông

cốt thép

Xây thô công trình

Lắp đặt hệ thống điện nước và thiết

bị khác Hoàn thiện công trình Kiểm tra và nghiệm thu Bàn giao và quyết toán

26

Bƣớc 1: Khảo sát và thăm dò

Đây là khâu đầu tiên vô cùng quan trọng trước khi tiến hành thi công các công trình xây dựng. Khi đã xác định được địa điểm cần xây dựng, công ty sẽ cử một đội đi thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa chất, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế để sau đó làm cơ sở cho khâu thiết kế và xây dựng công trình. Điểm thăm dò là vị trí mà tại đó đội khảo sát sẽ thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường (xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm,...), đo địa vật lý,...

Bƣớc 2: Thiết kế

Sau khi đã có những số liệu báo cáo từ bước khảo sát và thăm dò, đội thiết kế của công ty thực hiện việc thiết kế tùy theo quy mô và mức độ chi tiết, cụ thể của công trình do bên chủ đầu tư yêu cầu. Đối với những công trình như trường học hay các công trình giao thông quy mô vừa thì đội thiết kế sẽ tự thiết kế bản vẽ thi công hoặc có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai việc thiết kế. Còn đối với những công trình có quy mô lớn hơn và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp thì đội thiết kế sẽ phải thiết kế toàn bộ về cơ sở, kỹ thuật và bản vẽ thi công; bên cạnh đó phải làm việc liên tục với bên chủ đầu tư để thống nhất các bản thiết kế.

Bƣớc 3: Thi công phần móng

Sau khi đã có bản thiết kế cụ thể cho công trình, đội thi công của công ty sẽ đến nhận mặt bằng công trình, cột mốc công trình (có bản vẽ đi kèm) và tiến hành thi công phần móng và phần ngầm bên dưới công trình. Để thi công phần móng, đội thi công cần tiến hành đo, lấy một cạnh làm chuẩn rồi giăng dây nhơ theo trục dọc và trục ngang để lấy các góc vuông dựng cột cũng như đóng gabarie để bắt đầu xây phần móng công trình; sau đó đến phần ngầm. Tùy thuộc nhu cầu sử dụng và yêu cầu của người quyết định đầu tư thì công ty sẽ sử dụng loại móng phù hợp.

Bƣớc 4: Thi công phần khung bê tông cốt thép

Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần hệ thống khung kết cấu bê tông cốt thép và trụ đỡ (đối với các công trình giao thông) của công trình. Những công việc chính của bước này bao gồm: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết rồi rút cốp pha. Tất cả các công việc trên phải được đảm bảo nghiêm ngặt theo đúng chỉ định của bản vẽ thiết kế và quy chuẩn xây dựng.

27

Bước này hầu như chỉ sử dụng cho các công trình nhà máy, trường học, bệnh viện và nhà cao tầng vì các công trình giao thông có kết cấu khác và chỉ sử dụng những bước trên đã gần như hoàn thiện. Sau khi những bước cơ bản và cần thiết của công trình đã hoàn thành (móng, khung bê tông cốt thép), công ty sẽ tiến hành xây thô công trình (xây lắp kết cấu phần thân công trình) bao gồm: xây và trát bê tông mặt tiền, hệ thống tường rào và tường ngăn, bậc cầu thang, xây hệ thống hàng rào bảo vệ nếu có (đối với các công trình giao thông).

Bƣớc 6: Lắp đặt hệ thống điện, nƣớc và thiết bị khác

Khi phần thô của công trình đã gần như hoàn thành, công ty sẽ cử nhân viên chuyên trách tới lắp đặt hệ thống điện, nước và các thiết bị cần thiết khác theo nhu cầu của chủ đầu tư. Vì việc lắp đặt hệ thống điện, nước phải phù hợp với các thiết kế và có liên quan nhất định đến các phần khác trong công trình nên để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối, tránh sai sót khó điều chỉnh và khắc phục sau này thì công ty cần phải thực hiện và giám sát khâu lắp đặt này thật cẩn thận, tránh sai sót ở mức thấp nhất có thể.

Bƣớc 7: Hoàn thiện công trình

Cuối cùng là khâu hoàn thiện, khâu cuối cùng của quá trình thi công. Đây là lúc công trình hoàn chỉnh cả bên trong và bên ngoài (chưa có nội thất) như: sơn toàn bộ hệ thống tường bao và tường ngăn, lắp đặt hệ thống cửa (cửa sổ, cửa chính ra vào, cửa ban công), ốp sàn và cầu thang,… Tùy vào mục đích sử dụng, quy mô cũng như yêu cầu của nhà đầu tư thì khâu hoàn thiện công trình sẽ được thực hiện cụ thể theo thiết kế và các thành phần cấu tạo, bộ phận phụ đi kèm.

Bƣớc 8: Kiểm tra và nghiệm thu

Là giai đoạn đã hoàn tất công trình, công ty cho người tới kiểm tra lại toàn bộ cơ cấu của công trình sau khi đội thi công báo cáo hoàn thành (kiểm tra trần, sàn, điện, nước, sơn, ốp lát, cầu thang,...) nếu phát sinh lỗi thì có thể khắc phục ngay trước khi bàn giao lại cho chủ đầu tư. Từ những báo cáo gửi lên công ty trong quá trình thi công cũng như qua việc giám sát công trình mà công ty có thể phát hiện ra sớm để tìm hướng khắc phục những sai sót một cách triệt để nhất.

Bƣớc 9: Bàn giao và quyết toán

Sau khi công ty đã kiểm tra công trình lần 1, đại diện của công ty sẽ đi gặp chủ đầu tư và cùng tới kiểm tra, quan sát lại lần 2 xem còn những vấn đề gì chưa ổn hay chưa phù hợp để điều chỉnh lại. Nếu không có sai sót gì thì bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư và nhận nốt tiền thi công công trình.

28

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)