Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 58)

2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Qua bảng BCKQKD của công ty Cổ phần Xây dựng số 2 trong giai đoạn 2010- 2012 đã cho thấy tình hình kinh doanh của công ty có phần giảm sút đi nhiều. So sánh số liệu về doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế của hai năm này có thể thấy sức ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan tỏa mạnh mẽ đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời ảnh hưởng đến tất cả các ngành nói chung cũng như ngành xây dựng nói riêng. Thị trường BĐS đóng băng, đầu tư công giảm khiến nhu cầu xây dựng bị ảnh hưởng. Tín dụng ngân hàng mặc dù đã được nới lỏng hơn so với năm 2011 nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Lãi suất vẫn ở mức cao khiến chi phí tài chính trở thành gánh nặng của các doanh nghiệp xây dựng. Bên cạnh đó, lạm phát tăng mạnh khiến chi phí các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào của các công trình xây dựng tăng, làm tăng chi phí sản xuất dẫn tới giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Có những thời điểm đầu năm 2012, giá thành vật liệu xây dựng tăng chóng mặt khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty không mang lại kỳ vọng và khởi sắc như mong muốn. Vì những lí do đó mà doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2012 cũng bị ảnh hưởng theo biến động chung của ngành, có sự chênh lệch đáng kể so với năm 2011 (theo chiều hướng đi xuống).

29

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Đồng

[2, tr.6]

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2010 - 2011 Chênh lệch 2011 - 2012

2010 2011 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%)

(A) (1) (2) (3) (4) = (2) – (1) (5) = (4) / (1) (6) = (3) – (2) (7) = (6) / (2)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 493.528.120.188 558.433.951.769 399.106.768.770 64.905.831.581 13,15 (159.327.182.999) (28,53) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - -

3. Doanh thu thuần 493.528.120.188 558.433.951.769 399.106.768.770 64.905.831.581 13,15 (159.327.182.999) (28,53) 4. Giá vốn hàng bán 470.879.693.686 541.936.533.037 392.898.985.430 71.056.839.351 15,09 (149.037.547.607) (27,50) 5. Lợi nhuận gộp 22.648.426.502 16.497.418.732 6.207.783.340 (6.151.007.770) (27,16) (10.289.635.392) (62,37) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 20.418.907.947 32.971.504.704 31.232.128.040 12.552.596.757 61,48 (1.739.376.664) (5,28) 7. Chi phí tài chính 8.432.278.110 15.674.165.604 18.311.538.437 7.241.887.494 85,88 2.637.372.833 16,83 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.332.597.074 6.738.628.612 10.007.926.762 (593.968.462) (8,10) 3.269.298.150 48,52 9. Lợi nhuận thuần 27.302.459.265 27.056.129.220 9.120.446.181 (246.330.045) (0,90) (17.935.683.039) (66,29) 10. Thu nhập khác 916.070.828 1.135.580.402 2.279.842.309 219.509.574 23,96 1.144.261.907 100,76 11. Chi phí khác 404.751.987 461.198.839 847.550.712 56.446.852 13,95 386.351.873 83,77 12. Lợi nhuận khác 511.318.841 674.381.563 1.432.291.597 163.062.722 31,89 757.910.034 112,39 13. Lợi nhuận trước thuế 27.813.778.106 27.730.510.783 10.552.737.778 (83.267.323) (0,30) (17.177.773.005) (61,95) 14. Thuế TNDN 6.953.444.525 9.111.789.424 2.638.184.444 2.158.344.899 31,04 (6.473.604.980) (71,05) 15. Lợi nhuận sau thuế 20.860.333.581 18.618.721.359 7.914.553.334 (2.241.612.222) (10,75) (10.704.168.025) (57,49) 16. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 10.430 6.206 2.638 (4.224) (40,50) (3.568) (57,49)

30

* Doanh thu

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011, doanh thu tăng 64.905.831.581 đồng tăng và tương đương với 13,15% so với năm 2010. Trong năm 2011, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, do đó tăng thêm doanh thu từ hoạt động xây lắp, hoạt động cơ giới vật tư, tư vấn thiết kế và doanh thu từ kinh doanh BĐS. Tuy nhiên điều này không thể kéo dài khi trong năm 2012, doanh thu của công ty đã giảm 159.327.182.999 đồng và tương ứng giảm 28,53% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến động kinh tế nói chung, thị trường BĐS trượt dốc và giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Tuy nhiên, nhờ vào sự thay đổi chính sách đầu tư và đường lối đúng đắn của lãnh đạo nên công ty vẫn hoạt động khá ổn định mặc dù tình hình kinh tế lúc đó không mấy khả quan. Dù có xét trong những mối quan hệ tương quan khác nhau thì hầu như ta đều thấy doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu doanh thu tăng trong điều kiện chi phí không đổi hoặc chi phí tăng với tốc độ chậm hơn thì lợi nhuận nhất định sẽ tăng và ngược lại.

- Các khoản giảm trừ doanh thu: Đối với các công trình xây dựng, khi công trình hoàn thành sẽ được bàn giao lại cho chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư sẽ thanh toán các khoản chi phí như trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và tiền thi công cho công ty cùng các giấy tờ liên quan. Lúc này, công ty hoàn toàn hết trách nhiệm với công trình đó; việc sử dụng công trình vào mục đích kinh doanh nếu như có phát sinh các nghiệp vụ trả lại hay giảm giá, chiết khấu liên quan đến công trình,… thì chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của chủ đầu tư chứ không phải công ty nên không có giảm trừ doanh thu. Đối với doanh thu từ đầu tư BĐS, việc đầu tư và kinh doanh của công ty cũng không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên không hạch toán.

- Doanh thu thuần: Do không tồn tại các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần chính là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vì vậy, khi doanh thu giảm đồng nghĩa với việc doanh thu thuần cũng giảm theo. Có thể thấy ở số liệu trên bảng 2.1, năm 2011 doanh thu thuần tăng 64.905.831.581 đồng, tương đương 13,15% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty mở rộng hoạt động SXKD, đầu tư vào lĩnh vực BĐS mang lại kết quả tốt. Thế nhưng sang tới năm 2012, doanh thu thuần giảm 159.327.182.999 đồng, tương ứng giảm 28,53% so với năm 2011. Doanh thu này phần nào cho thấy sự suy giảm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khi nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nặng nề và sự không ổn định của giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường khiến nhu cầu đầu tư và xây dựng các công trình giảm nhiều. Tuy nhiên, xét về tình hình khi đó, so với nhiều công ty cùng ngành làm ăn thua lỗ nói chung, nhiều công ty phải giải thể hoặc phá sản thì công ty Cổ phần Xây dựng số 2 vẫn trụ lại được đã là một thành tích đáng khen.

31

- Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong năm 2011 tăng 61,48% (12.552.596.757 đồng) so với năm 2010. Số liệu tăng lên cho thấy trong năm 2011 công ty đã đầu tư hiệu quả thông qua các TSNH và các giấy tờ có giá như: tiền gửi ngắn hạn, các khoản cho vay, các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác từ những kỳ trước, các công cụ tài chính niêm yết và chưa niêm yết (cổ phiếu và trái phiếu),… Tuy vậy năm 2012 là một năm khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2012 của công ty giảm 1.739.376.664 đồng, tương ứng 5,28% so với năm 2011. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm (5,28%) trong khi chi phí cho hoạt động tài chính lại tăng (16,83%) vì các công nợ tài chính từ các khoản vay và công cụ tài chính phái sinh phát sinh thêm nhiều hơn mức dự tính.

* Chi phí

- Giá vốn hàng bán: Trong năm 2011, GVHB của công ty tăng 71.056.839.351 đồng, tương ứng tăng 15,09% so với số liệu trong năm 2010 và trong đó giá vốn hợp đồng xây dựng giảm 38.633.127.216 đồng và giá vốn hoạt động kinh doanh BĐS tăng 119.609.204.585 đồng. Số liệu phản ánh GVHB tăng cho thấy năm 2011 là một năm khởi sắc của công ty. Mặc dù số lượng hợp đồng xây dựng nhận về giảm nhưng tình hình kinh doanh BĐS diễn ra thuận lợi hơn so với năm 2010, làm tăng doanh thu của công ty. Năm 2012, GVHB so với năm 2011 giảm 149.037.547.607 đồng, tương ứng giảm 27,50%. GVHB của công ty năm 2012 bao gồm: giá vốn hợp đồng xây dựng (369.872.084.579 đồng, chiếm 94,14%) và giá vốn hoạt động kinh doanh BĐS (23.026.900.851 đồng, chiếm 5,86%) [2, tr.15]. Nguyên nhân GVHB giảm là do tình hình kinh doanh chung của ngành xây dựng không tốt, nhu cầu xây dựng vào năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011, thị trường BĐS ế ẩm và do giá của vật liệu xây dựng tăng trong khi công ty vẫn cố gắng đảm bảo đủ vật liệu cũng như giữ giá nguyên vật liệu cho nhiều công trình đang thi công,… Bên cạnh đó, nhiều khách hàng chưa thanh toán hết tiền còn nợ nên công ty cũng không thể tiếp tục cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho họ được, điều này làm GVHB giảm vì hoạt động kinh doanh bị thu hẹp.

- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty năm 2011 tăng 7.241.887.494 đồng (85,88%) so với năm 2010 và toàn bộ là chi phí lãi vay. Sự tăng lên đáng kể của chi phí tài chính trong năm 2011 chủ yếu là do lãi suất tăng cao, đồng thời nhu cầu vốn của công ty cũng tăng, công ty tăng cường hoạt động đầu tư sinh lời vào các công cụ tài chính để có thể huy động vốn nhanh, phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Trong năm 2012, chi phí tài chính vẫn tiếp tục tăng lên 2.637.372.833 đồng, tuy nhiên chậm hơn nhiều so với năm 2011 khi chỉ tăng 16,83%. Mặc dù lãi suất 2012 có giảm so với 2011 nhưng với đòn bẩy tài chính cao khiến chi phí lãi vay cũng trở thành một trong những yếu tố bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp.

32

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong cơ cấu tổng chi phí của công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thì chi phí cho hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn lại là chi vào các khoản mục khác như: tiền lương cho nhân viên tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước,…), chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi tiếp khách, hội nghị giao dịch, chi hoa hồng môi giới,… Đây đều là chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm 593.968.462 đồng, tương ứng 8,10% so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp được chi tăng lên mức 10.007.926.762 đồng so với số liệu kế toán năm 2011 là 6.738.628.612 đồng, tăng 3.269.298.150 đồng (tức 48,52%). Năm 2012 phát sinh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp so với năm 2011 do chi phí nhân công tăng lên, giá dịch vụ mua ngoài cũng tăng, thêm vào đó các cuộc họp và tiếp khách diễn ra nhiều hơn so với năm trước.

- Chi phí khác: Các khoản chi phí phát sinh ngoài GVHB, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được hạch toán vào mục chi phí khác như: chi phí tư vấn thiết kế; tư vấn giám sát; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt, quyết toán vốn đầu tư; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường,... Những khoản chi phí này trong năm 2011 tăng 56.446.852 đồng, tương đương 13,95% so với năm 2010. Trong năm 2012, số liệu tiếp tục tăng mạnh từ 461.198.839 đồng lên tới 847.550.712 đồng, tăng 386.351.873 đồng và tương đương tăng 83,77% so với năm 2011. Chi phí khác tăng là do tác động của nền kinh tế suy thoái, biến động bất ổn của giá cả thị trường nên các khoản chi phí liên quan đến việc thi công các công trình xây dựng cũng tăng theo.

* Lợi nhuận

- Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp năm 2011 giảm 6.151.007.770 đồng, tương đương giảm 27,16% so với số liệu năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm mạnh hơn ở mức 10.289.635.392 đồng (tương đương giảm 62,37%) so với năm 2011. Tốc độ suy giảm của lợi nhuận gộp mạnh hơn doanh thu cho thấy áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành ngày càng cao, có một số doanh nghiệp mới gia nhập ngành đe dọa sự phát triển của những doanh nghiệp khác trong ngành. Do nhu cầu xây dựng trong năm 2012 bị chững lại buộc các công ty phải giảm giá mời thầu để có được hợp đồng; trong khi đó, chi phí nguyên vật liệu xây dựng đầu vào lại có chiều hướng tăng theo lạm phát mà công ty cũng không thể nâng giá công trình quá cao nên đã khiến cho cả công ty và nhà đầu tư đều gặp khó khăn trong việc quản lý, thi công và lựa chọn giải pháp tốt nhất cho cả hai bên. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của công ty cũng có xu hướng thấp hơn năm trước vì cả lợi nhuận gộp và doanh thu năm 2012 đều giảm nhiều so với năm 2011.

33

- Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận công ty thu được ngoài phạm vi hoạt động SXKD và hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu về từ: thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã xử lý,… Năm 2011, lợi nhuận khác công ty thu về tăng 163.062.722 đồng, tương đương tăng 31,89% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận khác của công ty tăng đột biến ở mức tăng 757.910.034 đồng tương đương 112,39% so với năm 2011. Nhìn vào số liệu ta có thể thấy khoản lợi nhuận ngoài hoạt động SXKD chính này tăng lên dù là không đáng kể so với mức chi phí phải bỏ ra nhưng cũng giúp công ty phần nào bù đắp bớt được gánh nặng chi phí và các khoản phải thu tăng cao đang đè nặng lên vai.

- Lợi nhuận sau thuế: Là một công ty hoạt động SXKD tổng hợp nên lợi nhuận của công ty thu được từ các hoạt động sau: từ hoạt động SXKD (các hợp đồng xây dựng, kinh doanh BĐS) và nhượng bán thanh lý tài sản. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm 2.241.612.222 đồng, tương đối giảm 10,75% so với năm 2010 phản ánh năm 2011 tuy là cơ hội cho công ty tăng doanh thu nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn thấp hơn do các khoản chi phí phải bỏ ra tăng cao, thêm vào đó khoản thuế TNDN phải nộp cũng cao hơn nên lợi nhuận sau thuế mới giảm. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm 10.704.168.025 đồng tức 57,49% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhiều công trình gặp khó khăn, chủ đầu tư thiếu vốn và không thể thanh toán khiến công ty phải tăng trích lập nợ phải thu khó đòi. Khi giá vật liệu tăng thì GVHB tăng trong khi việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình và điều chỉnh giá gói thầu với chủ đầu tư lại được thực hiện sau. Do đó, lợi nhuận sau thuế còn lại của công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với giá trị sản xuất.

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu: Năm 2011, lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty giảm 4.224 đồng/cổ phiếu và trong năm 2012 lại giảm mạnh xuống chỉ còn 2.638 đồng/cổ phiếu (giảm 2,93%). Đây là sự sụt giảm chung của doanh nghiệp toàn ngành khi phải hứng chịu sự khủng hoảng chung của nền kinh tế. Giá trị cổ phiếu của công ty không được đánh giá cao vì có mức tăng trưởng thấp, khả năng sinh lời kém và mất dần giá trị trên thị trường chứng khoán niêm yết. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành nên công ty không phải chịu áp lực quá lớn. Trong những năm tiếp theo, công ty kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng trưởng trở lại.

Nhận xét

Qua số liệu thống kê từ BCKQKD của công ty trong giai đoạn 2010-2012, chúng ta có thể thấy công ty luôn bám sát nhu cầu thực tế của thị trường để tổ chức kế hoạch sản xuất nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại của thị trường. Công ty thiết lập các mối quan hệ mật thiết với bạn hàng, luôn giữ uy tín, thỏa thuận được các phương thức thanh toán phù hợp để hai bên cùng có lợi. Chính vì thế, những năm gần đây số lượng khách hàng của công ty tăng lên rõ rệt. Thêm vào đó, công ty luôn đề ra những

34

chiến lược cụ thể, rõ ràng trong từng giai đoạn phát triển của mình: chiến lược củng cố khách hàng, chiến lược mở rộng và phát triển mặt hàng, ngành nghề mới, phát triển kinh doanh dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong những năm trước công ty nhận thầu thêm nhiều hợp đồng xây dựng và tăng cường kinh doanh lĩnh vực BĐS đã phần nào làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, do chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh BĐS khá lớn nên công ty có

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)