Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

Bên cạnh những chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh, còn có thêm những chỉ tiêu tài chính giúp chúng ta đánh giá tình hình tài chính và hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính không chỉ cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính, mà chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các khoản mục đó của doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn và so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh.

* Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current ratio)

Bảng 2.6: Khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng tài sản ngắn hạn (đồng) 535.985.073.850 575.342.545.023 591.744.694.615 2. Tổng nợ ngắn hạn (đồng) 464.695.639.011 508.642.249.608 523.736.737.708 3. Khả năng thanh toán ngắn

hạn (lần) (1)/(2) 1,15 1,13 1,13

Tăng, giảm (%) (1,74) 0

(Nguồn: Bảng 2.4 và Bảng 2.5)

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết với tổng giá trị của TSNH hiện có thì doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Năm 2010, chỉ số này đạt 1,15 lần có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,15 đồng TSNH. Trong giai đoạn 2010-2012, chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn được đánh giá là khá tốt, trong ngắn hạn có thể thấy công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn và các nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên, chỉ số này lại có xu

47

hướng giảm dần. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 đạt 1,13 lần (giảm 1,74% so với năm 2010). Chỉ số vẫn được duy trì trong năm 2012. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,13 đồng TSNH vào cả 2 năm 2011 và 2012. Điều này chứng tỏ nguồn nợ ngắn hạn ở năm 2011 có tốc độ tăng lớn hơn so với sự tăng trưởng của TSNH. Số liệu trên cho ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn giữ nguyên so với năm trước, điều này là do TSNH và nợ ngắn hạn năm 2012 đều tăng lên, trong khi đó số liệu hai khoản này năm 2011 đều giảm xuống, có tính chất bù trừ, mức tăng và giảm tăng gần tương đương nhau (2,85% và 2,97%). Chỉ số này được đánh giá là khá tốt, trong ngắn hạn có thể thấy công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn và các nghiệp vụ phát sinh.

* Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)

Bảng 2.7: Khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tài sản lưu động (đồng) 535.985.073.850 575.342.545.023 591.744.694.615

2. Kho (đồng) 202.676.960.446 179.312.936.007 153.481.260.899

3. Tổng nợ ngắn hạn (đồng) 464.695.639.011 508.642.249.608 523.736.737.708 3. Khả năng thanh toán nhanh

(lần) [(1)-(2)]/(3) 0,72 0,78 0,84

Tăng, giảm (%) 8,33 7,69

(Nguồn: Bảng 2.4 và Bảng 2.5)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty Cổ phần Xây dựng số 2 có xu hướng tăng lên qua từng năm. Cụ thể là: năm 2011 chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh tăng 8,33% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 7,69% so với năm 2011. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,72 đồng TSNH có khả năng thanh khoản cao; 0,78 đồng vào năm 2011 và 0,84 đồng vào năm 2012. Ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn đạt ở mức lớn hơn 0 và tương đối cao. Điều này có nghĩa là công ty có thể chi trả ngay các khoản nợ tới hạn. Lý do của sự tăng lên này là do mức hàng tồn kho của năm sau giảm so với năm trước còn mức chênh lệch của hai chỉ tiêu tài sản và nợ ngắn hạn trong hai năm không chênh lệch nhiều (2,85% và 2,97%). So với các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung, đây vẫn là chỉ số ở mức trung bình tức là khá an toàn đối với hoạt động tài chính của công ty. Nếu xét về hiệu quả sử dụng vốn thì việc giảm chỉ tiêu này đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng đối với một công ty có quy mô vừa như công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thì việc chỉ số khả năng thanh toán nhanh tiếp tục tăng trong các năm tới sẽ có thể giúp công ty đảm bảo về khả năng tài chính, giảm thiểu các rủi ro tài chính, công ty sẽ tăng uy tín với khách hàng.

48

* Khả năng thanh toán tức thời

Bảng 2.8: Khả năng thanh toán tức thời giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền (đồng) 18.422.222.764 2.940.528.732 33.258.024.988

Tăng, giảm (%) (84,04) 1031,02

2. Nợ ngắn hạn (đồng) 464.695.639.011 508.642.249.608 523.736.737.708

Tăng, giảm (%) 9,46 2,97

3. Khả năng thanh toán tức

thời (lần) (1)/(2) 0,04 0,01 0,06

Tăng, giảm (%) (75) 500

(Nguồn: Bảng 2.4 và bảng 2.5)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy chỉ số khả năng thanh toán tức thời trong 3 năm của công ty luôn giữ ở mức rất thấp, cụ thể là nhỏ hơn 1 lần nhưng có biến động tăng giảm khác nhau. Đây là chỉ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền là loại TSLĐ có tính lỏng cao nhất. Năm 2010, chỉ số này là 0,04, sang năm 2011 đã giảm đi 75% đạt mức 0,01. Nguyên nhân là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn, tăng 9,46% so với năm 2011, đồng thời với sự giảm sút mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền (giảm 84,04%) đã làm cho chỉ số này giảm mạnh. Sự biến động của chỉ số này cho thấy tình hình tài chính của công ty trong ngắn hạn cụ thể là trong thời hạn 3 tháng, công ty không có đủ nguồn tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả kịp thời các khoản nợ tới hạn, công ty mất đi tự chủ về tài chính và phải phụ thuộc vào các khoản nợ. Năm 2012 chỉ số khả năng thanh toán tức thời tăng 500% so với mức 0,01 lần của năm 2011, lên mức 0,06 lần. Có sự tăng lên này là do sự tăng trưởng đáng kể của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1031,02% và nợ ngắn hạn tăng 2,97%. Tuy nhiên, mức dự trữ tiền quá cao cũng dẫn theo một số hệ lụy như sau: chi phí dự trữ tiền mặt tăng lên và chi phí cơ hội bị mất đi tăng cao do dự trữ tiền mà không tận dụng để đầu tư sinh lời.

Nhận xét

Qua các chỉ số trên, ta thấy được phần nào công ty vẫn giữ được các khả năng thanh toán và vẫn ở mức độ tích cực. Tuy nhiên, các chỉ số này tăng lên so với năm 2011 chỉ ra rằng mặc dù công ty đang hoạt động trong môi trường khó khăn đầy thách thức, có nguy cơ mạo hiểm và vẫn chưa đủ điều kiện an toàn khiến công ty dễ gặp phải rủi ro thanh khoản nhưng công ty vẫn tìm cách khắc phục tốt nhất, cố gắng đảm bảo khả năng thanh toán để không nợ đọng quá nhiều. Công ty cần có những điều chỉnh thích hợp trong giai đoạn tới để giữ vững đà tăng trưởng cũng như tiếp tục phát

49

triển ổn định, tránh sự phụ thuộc về mặt tài chính. Việc quản lý tốt nguồn nợ ngắn hạn sẽ góp phần giúp công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)