Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 66)

Bảng 2.9: Hệ số thu nợ, hệ số trả nợ, hệ số lƣu kho giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2010-2011 2011-2012

1. Hệ số thu nợ 1,98 1,75 1,16 (0,23) (0,59)

2. Hệ số trả nợ 1,98 1,87 1,40 (0,11) (0,47)

3. Hệ số lưu kho 2,32 3,02 2,56 0,70 (0,46)

(Nguồn: Bảng 2.1, Bảng 2.4, Bảng 2.5)

- Hệ số thu nợ: Năm 2011, chỉ tiêu này giảm 0,23 lần so với năm 2010 và tới năm 2012 tiếp tục giảm mạnh hơn ở mức 0,59 lần xuống còn 1,16 lần. Nghĩa là trong năm 2010 trung bình cứ 1,98 đồng doanh thu thuần thì cho 1 đồng nợ; 1,75 đồng doanh thu thuần cho 1 đồng nợ vào năm 2011 và năm 2012 cứ 1,16 đồng doanh thu thuần cho 1 đồng nợ. Hệ số thu nợ giảm cho thấy khả năng thu hồi công nợ của công ty tốt hơn, công ty tiết kiệm được chi phí quản lý các khoản nợ và giảm rủi ro trong việc thu hồi nợ. Với tình hình thị trường bất ổn mà công ty có hệ số thu nợ thấp như vậy đặt doanh nghiệp vào hai tình huống: công ty sẽ an toàn hơn về mặt tài chính, tuy nhiên điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty nếu công ty không nới lỏng tín dụng cho khách hàng.

- Hệ số trả nợ: Có thể quan sát trên bảng 2.9, hệ số trả nợ của công ty giảm dần qua từng năm. Năm 2011, hệ số trả nợ giảm 0,11 lần so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm 0,47 lần. Tức là khoản phải trả của công ty quay được 1,98 vòng năm 2010; 1,87 vòng năm 2011 và 1,40 vòng năm 2012. Nguyên nhân hệ số trả nợ giảm tới mức thấp như vậy trong năm 2012 là do tình hình thị trường diễn biến theo chiều hướng không tốt khiến công ty kinh doanh giảm sút. Vì vậy công ty muốn tăng thời gian chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, người lao động cũng như các khoản thuế phải nộp để có thể quay vòng vốn phục vụ hoạt động SXKD. Như đã phân tích ở trên, khả năng thanh toán của công ty vẫn được đảm bảo chứng tỏ công ty đã sử dụng khá tốt số vốn chiếm dụng được. Tuy nhiên để giảm thiểu các rủi ro về thanh toán cũng như giữ vững được uy tín thì công ty không nên để hệ số trả nợ quá cao hoặc quá thấp.

- Hệ số lƣu kho: Trong giai đoạn 2010-2012, hệ số lưu kho của công ty biến động không ổn định: năm 2011 tăng 0,70 lần so với năm 2010 và đến năm 2012 lại giảm 0,46 lần so với năm 2011. Trong năm 2011, tình hình kinh doanh của công ty khởi sắc, hoạt động kinh doanh BĐS phát triển nên làm GVHB tăng 15,09% và lượng hàng tồn kho giảm 11,53% nên làm hệ số lưu kho tăng. Thế nhưng đến năm 2012, tình hình

50

kinh doanh của công ty đi xuống do tác động của suy thoái kinh tế, thị trường BĐS tụt dốc nên làm khoản mục GVHB giảm 27,50% so với năm 2011, hàng tồn kho cũng giảm nhưng giảm nhẹ hơn mức giảm của GVHB ở mức 14,41% nên kéo theo hệ số lưu kho giảm. Tuy nhiên nếu so sánh hệ số lưu kho của công ty với hệ số lưu kho bình quân ngành trong giai đoạn này (từ 2-3 lần – Nguồn: cophieu68.com) thì có thể thấy hệ số lưu kho của công ty vẫn ở mức tốt.

* Vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover)

Bảng 2.10: Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ (đồng) 493.528.120.188 558.433.951.769 399.106.768.770 Tăng, giảm (%) 13,15 (28,53) 2. Tổng tài sản (đồng) 537.986.779.850 576.934.511.982 593.849.603.940 Tăng, giảm (%) 7,24 2,93 3. Vòng quay tổng tài sản (vòng) (1)/(2) 0,92 0,97 0,67 Tăng, giảm (%) 5,43 (30,93) (Nguồn: Bảng 2.1 và Bảng 2.4)

Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản cho biết hiệu suất sử dụng tài sản của công ty, nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy bình quân một đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận. Năm 2011, vòng quay tổng tài sản của công ty là 0,97 vòng, tăng 5,43% so với năm 2010 và đến năm 2012 vòng quay tổng tài sản của công ty là 0,67 vòng, giảm 30,93% so với năm 2011 với số liệu là 0,97 vòng. Năm 2011, việc mở rộng kinh doanh của công ty khi tăng cường đầu tư vào BĐS đã làm cho doanh thu thuần tăng cao, vòng quay tổng tài sản tăng lên, tuy nhiên không nhiều. Số liệu về vòng quay tổng tài sản miêu tả bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình SXKD sẽ tạo ra 0,92 đồng doanh thu vào năm 2010; 0,97 đồng doanh thu vào năm 2011 và 0,67 đồng doanh thu vào năm 2012. Nhìn chung, vòng quay toàn bộ tổng tài sản tăng giảm với biên độ khác nhau. Hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2012 giảm sút so với năm 2011 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2012 có phần đi xuống và kém hiệu quả, mức doanh thu thuần giảm mạnh trong khi tổng tài sản lại tăng lên khiến cho chỉ tiêu này càng thấp. Có thể thấy được qua con số này là việc sử dụng các tài sản ngắn và dài hạn vào hoạt động SXKD kém hiệu quả hơn so với năm 2011 và công ty cần phải đưa ra chính sách quản lý tài sản tốt hơn để cải thiện tình hình.

51

* Vòng quay tài sản lưu động (Short-term asset turnover)

Bảng 2.11: Vòng quay tài sản lƣu động giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ (đồng) 493.528.120.188 558.433.951.769 399.106.768.770

Tăng, giảm (%) 13,15 (28,53)

2. Tài sản lưu động (đồng) 535.985.073.850 575.342.545.023 591.744.694.615

Tăng, giảm (%) 7,34 2,85

3. Vòng quay tài sản lưu động

(vòng) (1)/(2) 0,92 0,97 0,67

Tăng, giảm (%) 5,43 (30,93)

4. Số ngày của một vòng quay

tài sản lưu động (ngày) 360/(3) 391,30 371,13 537,31

(Nguồn: Bảng 2.1 và Bảng 2.4)

Qua phân tích bảng trên ta thấy vòng quay TSLĐ có xu hướng biến động qua các năm, không theo hướng cố định. Năm 2010, 1 đồng TSLĐ góp phần tạo ra 0,92 đồng doanh thu có nghĩa là hiệu quả sử dụng VLĐ còn chưa thực sự tốt. Số ngày của một vòng quay TSLĐ lên đến 391,30 ngày tức là khoảng 1,1 năm. Năm 2011 số vòng quay tăng lên 5,43% so với năm 2010 đạt 0,97 vòng. Sở dĩ có sự tăng lên này là do sự tăng lên của doanh thu thuần và TSLĐ, trong đó tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độc tăng của TSLĐ. Doanh thu tăng lên như vậy là do việc mở rộng hoạt động SXKD vật liệu xây dựng cùng với việc tăng cường đầu tư vào BĐS của công ty đem lại kết quả tốt trong năm 2011. Bên cạnh đó, công ty đã giảm được khoảng 20 ngày cho một vòng quay, có nghĩa là khả năng sử dụng đồng vốn của công ty đạt hiệu quả cao và linh hoạt hơn trong năm 2011. Năm 2012, tình hình tài chính của công ty sa sút nghiêm trọng khi doanh thu thuần giảm mạnh (28,53%) nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ (2,85%). Cụ thể là số vòng quay giảm 30,93% so với năm 2011 xuống còn 0,67 vòng dẫn đến hệ lụy là tăng số ngày của một vòng quay lên 537,31 ngày xấp xỉ 1,5 năm. Điều này cho thấy tình hình sử dụng VLĐ của công ty chưa được tốt, khả năng thu hồi công nợ rất chậm, bị chiếm dụng vốn lớn trong thời gian quá dài với khoản phải thu năm 2012 là 392.525.223.968 đồng. Để tăng số vòng quay TSLĐ công ty phải tăng cường khâu xúc tiến phát triển bán hàng, giảm các khoản phải thu, sử dụng vốn vay đúng mục đích và tăng cường chiếm dụng vốn của đối tác, nhà cung cấp và khách hàng.

52

* Vòng quay tài sản cố định (Long-term asset turnover)

Bảng 2.12: Vòng quay tài sản cố định giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ (đồng) 493.528.120.188 558.433.951.769 399.106.768.770 Tăng, giảm (%) 13,15 (28,53) 2. Tài sản cố định (đồng) 2.002.706.000 1.591.966.959 2.052.699.325 Tăng, giảm (%) (20,47) 28,94 3. Vòng quay tài sản cố định (vòng) (1)/(2) 246,43 350,78 194,43 Tăng, giảm (%) 42,34 (44,57)

4. Số ngày của một vòng quay

tài sản cố định (ngày) 360/(3) 1,46 1,03 1,85

(Nguồn: Bảng 2.1 và Bảng 2.4)

Qua bảng phân tích số liệu ta thấy số vòng quay TSCĐ của công ty năm 2011 tăng lên đáng kể so với năm 2010 lên đến 350,78 vòng tức là tăng 42,34%. Do đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp nên TSCĐ của công ty không lớn chủ yếu là máy móc, thiết bị cần thiết sử dụng để sản xuất vật liệu, xây dựng các công trình và các phương tiện đi lại nên khi doanh thu tăng kết hợp với việc giá trị TSCĐ giảm do khấu hao hết giá trị khiến số vòng quay TSCĐ luôn lớn. Số ngày của một vòng quay cũng giảm đáng kể từ 1,46 ngày năm 2010 xuống còn 1,03 ngày năm 2011 tức là giảm đi 0,43 ngày. Năm 2012, do doanh thu thuần giảm làm giảm công suất sử dụng TSCĐ nên số vòng quay giảm đi 44,57% xuống còn 194,43 vòng cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm. Số ngày của một vòng quay cũng tăng lên cụ thể là 1,85 ngày trong năm 2012, tăng 0,82 ngày (gần 1 ngày) so với năm 2011. Để tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, công ty cần tăng doanh thu thuần, thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến và lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý.

Nhận xét

Qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trong giai đoạn 2010-2012 của công ty Cổ phần Xây dựng số 2 ta thấy được sự biến động của các vòng quay tài sản phụ thuộc lớn vào nguồn doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Do cơ cấu tài sản của công ty phần lớn là TSNH nên qua phân tích cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty chưa cao, chủ yếu ở mức dưới 1. TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp hơn nên luôn đạt hiệu suất sử dụng tài sản cao. Do vậy, công ty cần nỗ lực tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình.

53

2.2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.13: Bảng khả năng sinh lời giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Bảng 2.1, Bảng 2.4, Bảng 2.5)

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (Return on sales – ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 3,33%, giảm 0,90% so với năm 2010 và tới năm 2012 là 1,98%, giảm 1,35% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ trong năm 2011, cứ 1 đồng doanh thu thuần có 0,0333 đồng lợi nhuận ròng và năm 2012 thì có 0,0198 đồng lợi nhuận ròng. Có thể thấy trong bảng 2.13, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty có xu hướng giảm dần qua từng năm trong giai đoạn 2010-2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011 doanh thu thuần tăng (13,15%) còn lợi nhuận ròng lại giảm (10,75%) vì công ty phải chi trả các khoản chi phí lớn phục vụ hoạt động kinh doanh BĐS. Đặc biệt là trong năm 2012 do khó khăn trên thị trường BĐS tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn lên các công ty xây dựng khiến doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của công ty cùng giảm nhưng lợi nhuận ròng giảm mạnh hơn (doanh thu thuần giảm 28,53% còn lợi nhuận ròng giảm 57,49%). Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong năm 2012 diễn biến theo chiều hướng xấu, các dự án của công ty bị giãn tiến độ triển khai, việc tiến hành nghiệm thu thanh lý hợp đồng cũng như thỏa thuận với đối tác gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy trên bảng 2.1 và bảng 2.5, phải trả người bán cũng có số liệu rất lớn, doanh thu lớn nhưng lợi nhuận thu về lại thấp. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu khá tốt nhưng đến năm 2012, do tác động của cuộc suy thoái kinh tế khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty không tốt nên tỷ suất này giảm đáng kể.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on assets – ROA): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty là 3,23%, giảm 0,64% so với năm 2010 và năm 2012 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 1,33%, giảm 1,90% so với tỷ suất năm 2011. Điều này cho ta thấy, cứ 1 đồng tài sản thì có 0,0387 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2010; 0,0323 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2011 và 0,0133 đồng lợi nhuận ròng vào năm

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010-2011

Chênh lệch 2011-2012 2010 2011 2012

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

(ROS) 4,23 3,33 1,98 (0,90) (1,35)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

(ROA) 3,87 3,23 1,33 (0,64) (1,90)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ

54

2012. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản lớn hơn 0, có nghĩa là công ty vẫn đang quản lý và sử dụng tốt các nguồn tài sản hiện có để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ suất này có xu hướng giảm là do lợi nhuận ròng của công ty trong năm giảm nhiều so với năm 2011. Tổng tài sản bình quân có tăng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm khiến cho chỉ số này càng thấp.

- Tỷ suất sinh lời trên VCSH (Return on equity – ROE): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần từ chủ sở hữu sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi năm 2011 tỷ suất sinh lời trên VCSH đạt 27,63% nhưng đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 11,29%, nghĩa là giảm 16,34%. Điều này cho thấy trong cả hai năm công ty đều hoạt động tốt, tỷ suất sinh lời trên VCSH đều dương nghĩa là công ty thu về lợi nhuận sau thuế và có tình hình kinh doanh khá tốt: năm 2011 cứ 1 đồng VCSH thì thu được 0,2763 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2012 thu được 0,1129 đồng. Nguyên nhân khiến hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm là do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế ngày càng giảm. Doanh thu giảm trong khi tài sản tăng, chủ yếu từ các khoản phải thu tăng khiến vòng quay tổng tài sản của các công ty chậm lại. Vì lợi nhuận ròng giảm xuống nhiều (gần 1 nửa) mà VCSH lại tăng lên nên đã làm tỷ suất sinh lời giảm đi nhiều.

Một phần của tài liệu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 2 - thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)