Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ thái hưng (Trang 45 - 58)

Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 CL 2012/2011 CL 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. NPT 8.630.119 40,65 12.352.827 51,07 10.605.141 41,77 3.722.708 10,42 -1.747.686 -9,30

I. Nợ NH 7.302.093 34,40 12.337.004 51,01 10.604.231 41,77 5.034.911 16,61 -1.732.773 -9,24 II. Nợ DH 1.328.025 6,26 15.823 0,07 910,00 0,00 -1.312.203 -6,19 -14.913 -0,06

B. Nguồn VCSH 11.954.292 56,31 10.885.614 45,01 13.356.781 52,61 -1.068.678 -11,30 2.471.167 7,60

I. VCSH 11.954.292 56,31 10.885.614 45,01 13.356.781 52,61 -1.068.678 -11,30 2.471.167 7,60 II. Nguồn vốn và kinh

phí khác 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0,00

C. LN giữ lại 645.047 3,04 947530 3,92 1.426.740 5,62 302.483 0,88 479.210 1,70

Tổng cộng 21.229.457 24.185.971 25.388.662 2.956.514 0,00 1.202.691 4,97

(Nguồn: Công ty Cổ phần kĩ thuật công nghệ Thái Hưng)

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Tỷ trọng VCSH chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng nguồn vốn, điều đó thể hiện khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty đối với các chủ nợ là cao. Trong cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả giảm cả về số tương đối và tuyệt đối. Sự giảm nợ phải trả chủ yếu do sự sụt giảm của nợ ngắn hạn (giảm 1.755 triệu đồng, tương đương giảm 9,24%). Đây cũng là xu hướng chung của ngành (với mức sụt giảm nợ ngắn hạn là 4,15%). Bên cạnh đó ta thấy, hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn (tính riêng các khoản vay và phải trả ngắn hạn đã chiếm xấp xỉ 50% tổng nguồn vốn của công ty) dẫn tới chi phí tài chính cao và làm tăng rủi ro tài chính. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, lãi vay sẽ là gánh nặng đối với công ty.

Đi sâu phân tích Nợ ngắn hạn để thấy rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

Bảng 2.7 Phân tích chi tiết Nợ ngắn hạn

Đơn vị: Ngàn đồng

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

I. Nợ NH 7.302.093 12.337.004 10.604.231 Vay và nợ NH 711.304 9,74 Phải trả người bán 3.858.603 52,84 2.245.346 18,20 3.330.776 31,41 Người mua trả tiền trước 157.458 2,16 306.096 2,48 522.830 4,93 Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 401.056 5,49 767.272 6,22 627.195 5,91 Phải trả NLĐ 68.345 17,04 399.287 3,24 CP phải trả 1.262.770 17,29 1.641.326 13,30 2.034.618 19,19 Phải trả nội bộ 182.052 2,49 Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 89.208 1,22 4.460.352 36,15 659.053 6,22 DT chưa thực hiện 1.708.888 13,85 2.397.861 22,61

(Nguồn:Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng)

Về nguyên tắc, các khoản nguồn vốn chiếm dụng bao gồm: Phải trả người bán, Phải trả người lao động, phải trả khác, Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước là nguồn vốn mà công ty được sử dụng không mất bất kỳ 1 khoản chi phí nào.

Từ tình hình Nợ ngắn hạn ta thấy, khoản mục phải trả người bán luôn chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu Nợ ngắn hạn. Đặc biệt trong năm tài chính 2011, Khoản mục phải trả người bán chiếm tới 52,84% tổng Nợ ngắn hạn, năm 2012 tuy sụt giảm nhưng sang năm tài chính 2013 thì khoản mục này lại chiếm phần nhiều nhất trong Nợ ngắn hạn (31,41%). Điều này chứng tỏ công ty đã có chính sách mua hàng khôn khéo, khéo léo chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để tiết kiệm chi phí vốn. Điều này ngay lập tức có tác động tới lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013, góp phần giúp khoản lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 11% so với năm 2012.

Đặc biệt, trong 2 năm tài chính 2012 và 2013, công ty không hề sử dụng đồng vốn vay và nợ ngắn hạn nào. Điều này giúp công ty đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giảm chi phí vốn đi rất nhiều. Đây là một chính sách rất khôn ngoan, phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Công ty cần phát huy tốt chính sách tài chính này trong những năm tài chính tiếp theo.

Về nợ dài hạn, trong năm 2013 đã sụt giảm đi 0,06% so với năm 2012. Điều này có thể hiểu được khi công ty chủ trương cắt giảm mua sắm tài sản cố định, tập trung nguồn lực phục vụ nâng cao hiệu suất tài sản ngắn hạn. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu vốn dài hạn để đổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm thiết bị mới như hệ thống sever mới, máy chủ,.. bị hạn chế.

2.2.2.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Bảng 2.8 Phân tích vốn lƣu động thƣờng xuyên

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CL 2012/2011 CL 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Nợ DH 1.328.025 15.823 910,000 -1.312.203 -98,81 -14.913 -94,25 VCSH 11.954.292 10.885.614 13.356.781 -1.068.678 -8,94 2.471.167 22,70 Nguồn vốn DH 13.282.318 10.901.437 13.357.691 -2.380.880 -17,93 2.456.254 22,53 TSDH 12.774.601 12.051.460 15.879.958 -723.141 -5,66 3.828.498 31,77 VLĐ thƣờng xuyên 507.716 -1.150.023 -2.522.267 -1.657.739 -326,51 -1.372.244 -119,32

(Nguồn:Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng)

Vốn lƣu động thƣờng xuyên của Công ty đ ng gặp khó khăn trầm trọng

Trong 2 năm liên tiếp gần đây, nguồn vốn lưu động thường xuyên luôn âm khá lớn và năm sau giảm sâu so với năm trước. Cụ thể, Vốn lưu động thường xuyên năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1.658 triệu đồng khiến lượng vốn lưu động thường xuyên năm 2012 thiếu hụt 1.151 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Nguồn vốn Nợ dài hạn đột ngột giảm 1.312 triệu đồng tức giảm 98,8% so với năm 2011 trong khi tài sản ngắn hạn thay đổi không đáng kể. Ngoài ra, VCSH cũng giảm 9%, khiến Nguồn vốn dài hạn giảm 18%. Điều này chứng tỏ công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn dài hạn, mà một phần là do tình hình chung của nền kinh tế năm 2012, các kênh huy động vốn dài hạn đang thắt chặt các điều kiện cho vay cũng như đầu tư, khiến công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Sang năm

2013, lượng vốn lưu động thường xuyên tiếp tục giảm sâu, giảm 1.372 triệu đồng so với năm 2012 đẩy tình trạng thiếu hụt vốn lưu động thường xuyên thêm trầm trọng. Có 2 nguyên nhân khiến tình hình vốn lưu động thường xuyên giảm mạnh là: một là, Nợ dài hạn tiếp tục giảm mạnh (giảm 94%), xuống mức hầu như không còn khoản Nợ dài hạn nữa. Hai là, công ty tiếp tục đầu tư mạnh tài sản dài hạn (tài sản cố định) khi tài sản dài hạn tăng 3.828 triệu đồng, tức tăng 31,76% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn, công ty phải sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, khi đó tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn khiến cán cân thanh toán của công ty mất cân bằng, công ty phải dùng một phần tài sản dài hạn thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp này, Công ty cần gấp rút tăng cường vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp.

Phân tích nhu cầu Vốn lƣu động thƣờng xuyên

Bảng 2.9 Phân tích nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 CL 2012/2011 CL 2013/2012

Giá trị % Giá trị % Tồn kho 999.306 639.134 829.347 -360.173 -36,04 190.213 29,76 Các khoản phải thu 2.584.218 3.118.247 4.009.776 534.029 20,67 891.530 28,59 Nợ NH 7.302.093 12.337.004 10.604.231 5.034.911 68,95 -1.732.773 -14,05 NC VLĐ thƣờng xuyên -3.718.569 -8.579.624 -5.765.108 -4.861.055 130,72 2.814.516 -32,80

(Nguồn: Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng)

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong 3 năm liền đều nhỏ hơn 0, tức là khi đó các tài sản ngắn hạn của công ty nhỏ hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có được từ bên ngoài. Công ty đã sử dụng khoản dư thừa nguồn vốn ngắn hạn này tài trợ cho các khoản đầu tư tài sản dài hạn trong năm 2012 và 2013, bù đắp phần thiếu hụt do việc giảm huy động Nợ dài hạn trong 2 năm này.

2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ chuyển tiền tệ

Bảng 2.10 Phân tích dòng tiền

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Lƣu chu ển

tiền tệ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CL 2012/2011 CL 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Dư đầu kì 2.781.455 1.525.981 7.257.539 -1.255.474 -45,14 5.731.558 375,60 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 6.977.339 7.880.951 8.850.415 903.612 12,95 969.464 12,30 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -5.939.585 1.355.358 -4.770.554 7.294.942 -122,82 -6.125.911 -451,98 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC -2.293.228 -3.504.751 -7.795.216 -1.211.523 52,83 -4.290.465 122,42 Lưu chuyển tiền thuần trong năm -1.255.474 5.731.558 -3.715.355 6.987.032 -556,53 -9.446.912 -164,82 Dư cuối kì 1.525.981 7.258 3.542.184 -1.518.724 -99,52 3.534.927 48.707

( Nguồn: Công ty Cổ phần K thuật Công nghệ Thái Hưng)

Từ bảng phân tích dòng tiền ta thấy, dòng tiền năm tài chính 2012 rất dồi dào do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương lớn (7.880.951 ngàn đồng) góp phần trang trải cho khoản mục đầu tư tài sản (phần nhiều dành cho việc chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định) và hỗ trợ trả nợ (chi trả nợ gốc và lãi vay) 350.475 ngàn đồng. Bước sang năm tài chính 2013, với lượng tiền mặt lớn, công ty tiếp tục đầu tư vào mua sắm tài sản cố định (4.770.554 ngàn đồng) và trả nợ 7.795 ngàn đồng. Trong khi đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng 12,3% so với năm 2012, giúp công ty cân đối thu chi, khiến lượng tiền mặt cuối kì năm 2013 dương 3.542.539 ngàn đồng. Phân tích cụ thể từng dòng tiền hoạt động ta thấy:

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh duy trì mức tăng đều đặn hơn 12% trong năm 2012 và 2013. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng nhanh với mức tăng trung bình 2 năm là 36% khiến tổng doanh thu trong 2 năm tăng trung bình về mặt giá trị tuyệt đối là 10,3 tỷ mỗi năm. Trong khi đó, chi phí cũng tăng theo,

mà chủ yếu là giá vốn hàng bán tăng hơn 50% năm 2012 và 2013 làm tổng chi phí tăng trung bình 8,8 tỷ mỗi năm trong 2 năm liên tiếp.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Sự giảm mạnh, do công ty chi một khoản tiền lớn để mua sắm, xây dựng tài sản cố định (đầu tư xây mới tăng hơn 450% so với năm 2012). Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi đầu năm tài chính 2013, công ty có một lượng lớn tiền mặt từ năm 2012 chuyển sang, vì vậy ban giám đốc quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính:Có thể thấy rằng, để tài trợ cho sự tăng trường nhanh chóng của công ty và đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định, công ty đã sử dụng nợ vay khá nhiều, công ty đã chi trả nợ 1 phần nợ gốc. Sản xuất kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận đem về lớn giúp công ty cân bằng tài chính, không gây thiếu hụt dòng tiền hoạt động kinh doanh.

2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.4.1 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Khả năng th nh toán hiện hành

Bảng 2.11 Hệ số khả năng th nh toán hiện hành

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn Ngàn đồng 8.454.856 12.134.511 9.508.704 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 7.302.093 12.337.004 10.604.231

Tỷ số thanh toán

hiện hành Lần 1,16 0,98 0,90

(Nguồn: Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng)

Chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán hiện hành duy trì ở mức thấp (khả năng thanh toán hiện hành dưới 1) phản ánh Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng các khoản đầu tư ngắn hạn. Chỉ tiêu này giảm từ năm tài chính 2011 đến 2013 thể hiện chính sách huy động vốn và đầu tư tài sản của Công ty. Song trên lý thuyết, chỉ tiêu này được duy trì ở mức xấp xỉ 1 thì tình hình tài chính là bình thường và khả quan. Trong 2 năm tài chính 2012 và 2013, nguồn vốn Nợ dài hạn tại công ty giảm mạnh và đặc biệt vào năm 2013 thì còn dưới 1 triệu khiến nguồn Nợ ngắn hạn ngoài việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn còn gánh thêm khoản đầu tư tài sản dài hạn của công ty. Dùng Nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn là nguy cơ tiềm ẩn cho khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, với mức hệ số thanh toán hiện hành năm 2013 là 0,9 công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán tốt.

Khả năng th nh toán nh nh

Bảng 2.12 Hệ số Khả năng th nh toán nh nh

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn Ngàn đồng 8.454.856 12.134.511 9.508.704 Hàng tồn kho Ngàn đồng 999.306 639.134 829.347 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 7.302.093 12.337.004 10.604.231

Tỷ số th nh toán

nhanh Lần 1,02 0,93 0,82

(Nguồn: Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng)

Về khả năng thanh toán nhanh, công ty cũng duy trì ở mức xấp xỉ 1 (từ 0,82- 1,02). Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu chỉ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Với chỉ số thanh toán nhanh hiện tại Công ty vẫn đảm bảo tình hình thanh toán khả quan, không rơi vào tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền.

hả năng th nh toán tức thời

Bảng 2.13 Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền và các khoản tương

đương tiền Ngàn đồng 1.525.981 7.257.539 3.542.184 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 7.302.093 12.337.004 10.604.231

Tỷ số th nh toán tức thời Lần 0,21 0,59 0,33

(Nguồn: Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng)

Qua bảng tính ta thấy hệ số thanh toán tức thời năm 2011 khá thấp nhưng đã tăng dần trong 2 năm tiếp theo. Với mức 0,33 năm 2013 công ty vẫn có ở mức an toàn.

2.2.4.2 Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn

Nhóm tỷ số khả năng cân đối vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tài chính của công ty, đặc biệt tập trung vào phân tích hai chỉ tiêu: Tỷ số nợ trên tổng tài sản và khả năng thanh toán lãi vay, giúp các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng nợ và mức độ hợp lý của việc huy động vốn vay. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh Công ty đang có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nhưng chưa có điều kiện huy động thêm vốn cổ đông.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Bảng 2.14 Phân tích hệ số nợ

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TB ngành (2013) Tổng nợ Ngàn đồng 8.630.119 12.352.827 10.605.141 Tổng tài sản Ngàn đồng 21.229.457 24.185.971 25.388.662 Tổng nợ / Tổng TS Lần 0,41 0,51 0,42 0,61

(Nguồn: Công ty Cổ phần K Thuật Công Nghệ Thái Hưng )

Trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế toán của ba năm 2011 đến 2013, ta thấy các hệ số nợ lần lượt là: 0,41 ; 0,51 và 0,42. Hệ số nợ trung bình 3 năm của công ty là 0,44, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành năm 2013 là 0,61, từ đó có thể thấy công ty ít phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hệ số nợ càng lớn thì công ty càng có lợi vì chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Năm 2013, công ty đã phát huy được đòn bẩy nợ để thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, doanh số tăng mạnh trong năm tài chính 2013. Tuy nhiên đòn bẩy nợ cũng là con dao hai lưỡi. Bởi nếu doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay lớn hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ được nhân lên; nhưng ngược lại thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ giảm sút và làm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ thái hưng (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)