Nếu là những người có thu nhập trung bình và thấp: Họ thường có xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như gửi tiền tiết kiệm và đi vay.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỄN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM( GP BANK) (Trang 42 - 44)

sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như gửi tiền tiết kiệm và đi vay.

 Nói tóm lại còn nhiều cách phân đoạn thị trường ngân hàng (phân loại khách hàng) nữa như phân loại theo vùng miền, phân loại khách hàng theo kì hạn của các khoản nợ... Tuy nhiên cách phân loại theo nghiệp vụ của ngân hàng được nhiều người khuyến khích sử dụng hơn cả.

Xác định thị trường mục tiêu của ngân hàng.

Một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng luôn mong muốn có càng nhiều khách hàng đến với mình càng tốt, tuy nhiên mỗi ngân hàng nhìn chung đều có các giới hạn về nguồn lực, vì thế nếu cố gắng tiếp cận với tất cả các loại khách hàng thì chi phí dành cho khai thác sản phẩm, quảng cáo và khuyếch trương… quá lớn có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa do nhu cầu về sản phẩm trên toàn bộ

thị trường là rất phức tạp và không đồng đều, vì thế 1 ngân hàng khó có thể đo lường và thoả mãn tất cả các nhu cầu đó.

 Vì vậy 1 ngân hàng cần dựa vào quy mô, vị trí địa lý, ưu thế cạnh tranh của mình, số lượng các nhà cung cấp (ở đây là các ngân hàng khác) và đặc tính cơ bản của các đoạn thị trường (có được sau khi tiến hành phân đoạn thị trường)…mà nên chọn một hoặc một vài đoạn thị trường hấp dẫn với mình bởi vì chỉ ở đây ngân hàng mới có đủ khả năng thoả mãn các yêu cầu của khách hàng để kinh doanh và thu được lợi nhuận ổn định.

Định vị sản phẩm.

Sau khi đã xác định được đoạn thị trường mục tiêu của mình, mỗi ngân hàng cần phải sử dụng các sản phẩm dịch vụ với giá cả (lãi suất) hợp lí để phù hợp cho đối tượng khách hàng mà mình quan tâm mà vẫn thu được lợi nhuận dự kiến

Tuy nhiên, ngày nay trong điều kiện tiến bộ khoa học kĩ thuật thì tốc độ phát triển sản phẩm của ngành ngân hàng cũng như các ngành khác không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, và đi cùng với đó thì cơ cấu nhu cầu và cơ cấu người tiêu dùng cũng ngày càng có những thay đổi đáng kể. Vỡ v?y nếu một ngân hàng sử dụng thêm 1 số sản phẩm mới tiện lợi thì ngân hàng đó vẫn có thể thu hút được thêm nhiều đối tượng khách hàng mới đến với mình.

Hơn nữa, sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng được chia làm 2 loại:

 Dịch vụ cơ bản: Đây là những dịch vụ chính, nếu thay đổi hay loại bỏ những dịch vụ cơ bản thì coi như thay đổi nghề. Nghề ngân hàng có 3 nghiệp vụ chính là: Huy động vốn, sử dụng vốn và thanh toán.

 Dịch vụ ngoại vi: Đây là những dịch vụ mang tính bổ trợ, bổ sung để làm tăng thêm giá trị của các dịch vụ cơ bản và có thể tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng. Các dịch vụ ngoại vi bao gồm: dịch vụ tư vấn cho khách, dịch vụ két…-> Có những dịch vụ ngoại vi không trực tiếp sinh lợi nhưng lại có tác dụng kích thích sự chú ý, thu hút khách hàng và đặt ngân hàng vào sự tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh_nó giúp ngân hàng làm tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của khách đối với các dịch vụ cơ bản.

Nhưng có 1 điều đáng lưu ý là khách hàng không thể phân biệt được đâu là dịch vụ ngoại vi và đâu là dịch vụ cơ bản mà họ có phản ứng tổng thể với các dịch vụ của ngân hàng. => Các ngân hàng cần hết sức chú ý đến chất lượng của tổng thể dịch vụ

trong cung ứng sản phẩm nếu muốn củng cố quan hệ với các khách hàng đang có và phát triển khách hàng mới.

3.4. Phân phối và cung cấp sản phẩm ngân hàng.

Chính sách phân phối là tập hợp toàn bộ những phương tiện vật chất đưa để sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò chủ yếu trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng. Đối với 1 ngân hàng thì việc phân phối dựa vào các yếu tố:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỄN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM( GP BANK) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w