Các chỉ tiêu của ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỄN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM( GP BANK) (Trang 29 - 31)

Dư nợ cho vay và doanh số cho vay:

Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ.

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến một thời điểm cụ thể. Đây là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ, ngân hàng tính lãi cho vay dựa trên dư nợ cho vay đến thời điểm tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động cho vay trong kỳ phụ thuộc vào dư nợ chứ không phải là doanh số cho vay trong kì đó. Vì vậy số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng hơn so với kỳ trước là chỉ tiêu đúng nhất phản ánh mức độ mở rộng cho vay càng cao.

Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kỳ.

Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ. Nếu doanh số cho vay trong kỳ này tăng lên so với kỳ trước và lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ thì ta có được sự mở rộng cho vay cả dư nợ và doanh số.

Nếu doanh số cho vay trong kỳ này không tăng thậm chí còn nhỏ hơn doanh số cho vay trong kỳ trước, nhưng trong kỳ này doanh số thu nợ giảm do có nhiều món nợ không thu hồi được hoặc chưa đến hạn thu hồi nợ, thì kết quả là dư nợ kỳ này vẫn có thể lớn hơn dư nợ kỳ trước. Nghĩa là trong khi doanh số cho vay trong kỳ giảm thì dư nợ cho vay kỳ này vẫn tăng so với kỳ trước, trường hợp này vẫn là mở rộng cho vay.

Một chỉ tiêu không thể bao quát được toàn bộ, vì thế cần xem xét kết hợp nhiều chỉ tiêu nhằm bổ sung cho chỉ tiêu dư nợ để đánh giá được đúng nhất việc mở rộng cho vay của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ

Nếu phân chia các khoản cho vay của ngân hàng theo thời hạn cho vay ta có cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn

Nếu dư nợ ngắn hạn tăng còn dư nợ trung và dài hạn giảm hoặc ngược lại, nhưng kết quả là tổng dư nợ cuối kỳ này vẫn tăng so với kỳ trước thì đây là mở rộng cho vay. Không thể có được kết luận cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn như thế nào mới là mở rộng cho vay. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn tăng lên đều thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Tùy từng điều kiện, tùy từng thời điểm mà sự chuyển dịch giữa dư nợ ngắn, trung, dài hạn theo hướng hợp lý, phù hợp với sự thay đổi của thị trường, thay đổi nhu cầu khách hàng mà tổng dư nợ kỳ này tăng so với kỳ trước là mở rộng cho vay.

Số lượng khách hàng:

Dư nợ = Số lượng khách hàng * Dư nợ từng khách hàng

Dư nợ kỳ này tăng lên so với kỳ trước là do: Số lượng khách hàng kỳ này cao hơn số lượng khách hàng kỳ trước hoặc dư nợ của từng khách hàng tăng lên.

Số lượng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay về qui mô, số lượng khách hàng càng nhiều nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của nhiều người hơn; Dư nợ từng khách hàng vay tăng lên nghĩa là số lượng khách hàng có những món vay giá trị lớn ngày càng nhiều.

Nếu số lượng khách hàng và dư nợ từng khách hàng cùng tăng, dư nợ tăng thì ta có được sự mở rộng cho vay cả về số lượng khách và số tiền của mỗi món vay.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỄN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM( GP BANK) (Trang 29 - 31)