Những định hƣớng khi nghiên cứu tối ƣu hóa chế độ cắt khi mài thép làm khuôn SKD61.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các thông số công nghệ để nâng cao chất lượng và độ chính xác gia công của sản phẩm khi mài thép làm khuôn skd61 (Trang 40 - 41)

- Mục đích nghiên cứu là: mô hình hóa quá trình mài làm cơ sở để phân tích và lựa chọn chế độ cắt hợp lý; xác định chế độ cắt tối ưu; đưa ra một số chỉ dẫn về

2.2.Những định hƣớng khi nghiên cứu tối ƣu hóa chế độ cắt khi mài thép làm khuôn SKD61.

khuôn SKD61.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về mài và mài phẳng thép làm khuôn (chương I), dựa vào điều kiện thực tiễn của nền sản xuất trong nước khi gia công các vật liệu khó gia công và điều kiện trang thiết bị hiện có tại Việt Nam. Đề tài xây dựng những điều kiện và nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tối ưu hóa chế độ cắt khi mài phẳng thép làm khuôn SKD61 theo những định hướng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Thiết kế lắp đặt hệ thống đo lường để xác định giá trị các đại lượng gián tiếp và trực tiếp như: lực, độ nhám bề mặt, độ chính xác.

2. Lắp bộ biến tần vào máy mài phẳng vạn năng để điều khiển vận tốc đá mài vô cấp.

3. Đảm bảo độ chính xác của các kết quả khảo sát, các số liệu đo đạc thu được khi nghiên cứu thực nghiệm được xử lý, lưu giữ, hiện thị... bằng máy tính với các phần mềm hiện đại tiên tiến.

4. Lựa chọn đá mài trên cơ sở gia công tinh và nguồn cung cấp sẵn có trong nước và thông số của máy mài nhằm đáp ứng chất lượng bề mặt và độ chính xác như: độ hạt, chất dính kết, kích thước...

5. Vật liệu gia công là mác thép SKD61 đại diện cho nhóm thép phổ biến trong lĩnh vực làm khuôn mẫu và dễ mua.

6. Các thông số được quan tâm tối ưu là: chiều sâu cắt t(mm), vận tốc chi tiết b (m/ph), lượng chạy dao ngang Sn (mm/ht). Các thông số này được lựa chọn tối ưu dựa trên điều kiện cụ thể và các kết quả nghiên cứu trước đó.

7. Các hàm mục tiêu của quá trình mài phẳng được xác định dựa trên mục tiêu của quá trình mài tinh (độ nhám bề mặt, độ chính xác gia công).

8. Các điều kiện biên khi nghiên cứu tối ưu khi mài phẳng được xác định dựa trên yêu cầu kĩ thuật, điều kiện mài. Ngoài ra cần quan tâm tới các đại lượng đặc trưng cho quá trình cắt (hình học, động học, động lực học, mòn dụng cụ khi gia công). 9. Tối ưu hóa chế độ cắt khi mài phẳng được thực hiện bằng cách khảo sát cực trị các hàm mục tiêu với các điều kiện biên. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để tìm cực trị, giá trị điểm tối ưu, vùng tối ưu. Từ đó đưa ra kết luận và hướng dẫn cụ thể cho quá trình mài phẳng thép làm khuôn SKD61.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các thông số công nghệ để nâng cao chất lượng và độ chính xác gia công của sản phẩm khi mài thép làm khuôn skd61 (Trang 40 - 41)