Nhám bề mặt mài hình thành chủ yếu bởi các vết cào xước chồng lên nhau của các điểm cắt có chiều cao khơng bằng nhau. Theo các nghiên cứu lý thuyết [35], [52] thì:
- Nếu thay đổi chế độ cắt làm tăng chiều sâu cắt az của các hạt mài thì dẫn đến độ nhám bề mặt mài tăng.
- Độ hạt và chế độ sửa đá (Ssđ, tsđ) có ảnh hưởng tương tự nhau đến độ nhám bề mặt mài: hạt mài có kích thước lớn hơn, sửa đá thơ hơn dẫn đến độ nhám bề mặt mài tăng.
Ảnh hưởng của chế độ cắt và chế độ sửa đá đến độ nhám bề mặt mài có thể xác định theo cơng thức [35]: x d ct sd sd a t t S R R 4 / 1 2 / 1 1 (1.23)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hệ số R1 và số mũ x xác định bằng thực nghiệm (x = 0,15 0,6). - Rung động làm tăng độ nhám bề mặt mài (hình 1.6).
Bằng cách chụp ảnh tế vi bề mặt mài, các nghiên cứu [35], [48],[51]... cho thấy độ nhám lý thuyết của bề mặt mài tăng lên do các hiện tượng sau:
- Vật liệu bị “nén giãn” sang hai bên đường cắt.
- Kim loại dính vào các hạt mài rồi dính trở lại bề mặt phơi.
- Các hạt mài bị vỡ làm cho quá trình cắt dừng đột ngột tạo ra vết lồi lõm trên bề mặt mài đồng thời tạo ra ứng suất tập trung.
- Các vết nứt trên bề mặt mài do nhiệt mài.
Các nguyên nhân làm giảm độ nhám lý thuyết của bề mặt mài gồm: biến dạng đàn hồi theo phương hướng kính của đá mài và việc chà sát đỉnh mịn của các hạt mài, thành phần dung dịch trơn nguội và công nghệ tưới nguội.