2.7.2.1.Đối với việc áo dụng máy móc, trang thiết bị cũng như phương pháp kỹ thuật hiện đại vào quản lý dự án.
Các công cụ hỗ trợ giờ đấy đã trở lên rất quan trong đối với cuộc sống và công việ của con người. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng vậy nếu được đầu tư trang thiết bị và các công cụ hỗ trợ thì việc quản lý sẽ trở nên hiệu quả. Nhưng hiện nay việc áp dụng máy móc và các công cụ hỗ trợ để quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban còn rất hạn chế.
2.7.2.2. Về nguồn vốn cho các dự án
Việc đảm bảo nguồn vốn cho các dự án hiện nay tại Ban QLDA còn chưa được khoa học, Ban QLDA chưa xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sát với tiến độ của dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng 100% ngân sách nhà nước. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đóng góp của nhân dân thì biện pháp thu hút, huy động vốn đầu tư còn thụ động và thiếu quyết liệt, công tác dân vận tuyền truyền còn hạn chế nên đôi lúc người dân còn chưa ủng hộ cao, còn tình trạng hộ này nghe ngóng hộ kia rồi mới đóng góp.
các giai đoạn đầu tư để phân bổ vốn cho phù hợp. Mặc dù Ban QLDA đã luôn đôn đốc ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư để đưa ra con số chính xác nhất, nhưng cũng vẫn còn phải phê duyệt lại một số hạng mục do chưa lường hết sự biến động của vật liệu đầu vào. Điều này làm ảnh hưởng khá lớn đến chi phí đầu tư của dự án, điều đó đã đưa các dự án xây dựng nói chung và dự án đầu tư xây dựng tại huyện Thường Tín thường rơi vào tình trạng thiếu vốn để thực hiện dự án dở dang kéo dài thời gian thi công.
2.7.2.3. Trong công tác quản lý rủi ro
Các dự án Ban QLDA thực hiện trong thời gian quá gặp khá nhiều rủi ro trong quá trình triển khai. Như mưa, bão … hay do giá nguyên nhiên vật liệu tăng một cách đột biến làm cho dự án phải ngừng thi công để khắc phục hoặc báo cáo với cơ quan quyết định đầu tư để xin ý kiến chỉ đạo. Điển hình như trong thời gian thi công Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hà Bình Phương, giá xi măng, cát, đá thay đổi liên tục, giá nhân công tăng theo Nghị định điều chỉnh lương của chính phủ mà khi ký các hợp đồng thi công xây lắp cơ bản đều ký theo hợp đồng đơn giá điều chỉnh. Đến khi giá cả vật tư tăng lên, hầu hết các hợp đồng thi công xây lắp đều phải ký phụ lục bổ sung với mức giá tăng, trong khi đó giá thị trường thời điểm lập Tổng mức đầu tư là rất thấp, biến động giá cả nhiều khi vượt cả mức dự phòng đã đưa ra. Chính sự biến động này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ dự án và đội chi phí của dự án tăng lên rất nhiều.
Do vậy việc quản lý rủi ro dự án không tốt sẽ làm chận tiến độ của dự án và làm tăng chi phí đầu tư xây dựng.
2.7.2.4. Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình
Việc kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA còn chưa bảo tính đồng bộ trong tất cả các khâu từ khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì công trình, việc xử lý các tổ chức và các cá nhân vi phạm trong thời gian qua chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở.
dựng công trình.
Trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật ngân sách, Luật đầu tư …. các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã phát huy được tác dụng, nhưng đến nay đã bộc lộ một số bất cập như: nhiều văn bản đã ban hành từ lâu, không còn cập nhật với thực tiễn hoạt động xây dựng; Trong Luật và các văn bản thi hành Luật các khái niệm về quản lí chi phí công trình chưa rõ ràng, chưa nêu bật được nội dung cụ thể của công tác kiểm tra, quản lý chi phí của các bên liên quan trong từng giai đoạn dự án. Ngoài ra, trong một số công tác quản lý, đánh giá công tác quản lý chi phí, một số quy định còn chưa đủ và phù hợp như:
- Chưa có các hệ thống quản lý chi phí được pháp luật công nhận.
- Các điều khoản về các loại hợp đồng xây dựng và phương thức điều chỉnh hợp đồng xây dựng công trình cần cụ thể hơn đối với từng hạng mục, nhà thầu theo cấp độ và loại công trình.
- Các điều khoản quy định về trách nghiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý dự án, kỹ sư định giá … còn thiếu.
- Quyền và trách nghiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình chưa thật rõ ràng.
- Hệ thống đánh giá cụ thể các vi phạm trong quản lý chi phí để xử phạt hợp lý, thay đổi khung giá theo loại, cấp, quy mô cũng như giá trị công trình còn thiếu...
2.7.2.6.công tác kiểm tra, thanh tra đối với các công trình xây dựng
Công tác thanh kiển tra của các cơ quan từ trung ương đến địa phương đối với các công trình xây dựng tại Ban QLDA còn hạn chế. Số vi phạm được phát hiện còn rất ít so với số vi phạm mà các nhà thầu mác phải.
trình quản lý chi phí xây dựng công trình
Hiện nay việc cập nhập các văn bản hướng dẫn của các cơ quan cấp trên về việc hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban còn chưa kịp thời. Các cá nhân trong Ban QLDA chưa phát huy hết năng lực trong quá trình quản lý dự án, cơ chế tuyển dụng nhân sự tại Ban đôi khi còn chưa hợp lý