Chăn nuôi

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 43 - 46)

Trƣớc đây, ngƣời Mông từng có quan niệm rằng “Chăn nuôi là việc

của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông”. Ngày nay, quan niệm

đó đã không hoàn toàn đúng nữa. Đối với ngƣời Mông, chăn nuôi cũng có vai trò hết sức quan trọng, bổ trợ trực tiếp cho ngành trồng trọt. Với mỗi gia đình ngƣời Mông, hoạt động kinh tế này là không thể thiếu vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm hằng ngày, là đồ cúng tế trong các dịp cƣới xin, ma chay. Chăn nuôi cũng giúp cho ngành trồng trọt phát triển. Nó cung cấp sức kéo và phân bón. Nó tạo ra sản phẩm chính để trao đổi mua bán trong các phiên chợ. Rất nhiều gia đình ngƣời Mông ở Nà Hang có nguồn thu nhập lớn nhất từ chăn nuôi. Khi nhìn vào số lƣợng gia súc, gia cầm, có thể biết đƣợc điều kiện kinh tế gia đình đó. Đây là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ giàu, nghèo.

Cách chọn giống các loại gia súc, gia cầm :

Đối với ngƣời Mông ở Nà Hang, những còn vật đƣợc nuôi trong gia đình là những con vật rất quen thuộc với họ và các dân tộc khác ở khu vƣc Bắc bộ: trâu, bò, gà , lợn, chó , vịt, ngan... Nguồn giống đƣợc cung cấp: chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu từ hai nguồn: Thứ nhất là tự nhân giống từ chính các con vật nuôi trong gia đình mình. Thứ hai là nguồn bổ sung từ các phiên chợ trong vùng.

Cách chọn giống vật nuôi: chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm tích luỹ của họ đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Theo kinh nghiệm, để chọn giống trâu bò tốt, cần phải chọn những con thân cao, vai rộng, chân to, móng tròn. Đó là những con có sức khoẻ tốt. Những con trâu cái, bò cái, cần có mông to, rộng bầu sữa, đôi sừng nhỏ và hơi mọc xuôi về đằng vai. Những con nhƣ vậy sẽ có khả năng sinh sản tốt. Đối với ngựa: chọn loại ngựa có bụng thon sẽ tăng khả năng vận chuyển. Với lợn: phải chọn con bụng to, lƣng thẳng, đuôi to, mõm to...

Phƣơng thức nuôi dƣỡng :

Để việc chăn nuôi đƣợc tốt hơn, mang lại giá trị kinh tế cao, mỗi loại gia súc, gia cầm có cách thức nuôi riêng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng. Trâu, bò và dê chủ yếu đƣợc chăn thả tự nhiên trên đồi núi. Thức ăn chủ yếu là các cây lá có sẵn trong tự nhiên. Ngày nay, ngƣời ta thƣờng dùng cây ngô tƣơi và rơm dạ để cho trâu bò ăn thêm. Khi vào mùa vụ, để huy động tối đa sức kéo của trâu bò, ngƣời ta còn cho trâu bò ăn thêm cám muối và cháo loãng.

Ở những nơi vùng sâu vùng xa của huyện, hai bản Khuổi Trang và Khuổi Củng xã Xuân Lập, bản Khau Phiêng xã Khau Tinh hiện nay vẫn có những gia đình, vào những ngày nông nhàn, họ thả cho trâu bò vào rừng, để cho trâu bò tự kiếm ăn và thỉnh thoảng mới đến để kiểm tra. Khi đến mùa vụ, họ với bắt về để cày bừa.

Trƣớc đây, ngựa cũng đƣợc nuôi rất nhiều ở vùng này để chuyên trở hàng hoá. Ngày nay, số lƣợng ngựa đƣợc nuôi ít hơn vì bây giờ họ đã có các phƣơng tiện chuyên chở khác nhƣ: xe bò, xe máy, công nông...

Lợn là con vật nuôi mà hầu nhƣ gia đình ngƣời Mông nào ở huyện Nà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì không phải người Mông”. Theo truyền thuyết “ lợn là vị thần đã có công

giúp người là cha của người Mèo”[67, tr296]. Việc nuôi lợn hết sức đơn giản.

Họ làm chuồng nhƣng chuồng chỉ mang tính chất tạm bợ, đƣợc dựng lên bởi vài cây tre và lợp bằng những lá cọ. Họ cho lợn ăn 2 đến 3 lần/ ngày, thƣờng là vào các buổi sáng, trƣa và tối. Thức ăn chính của lợn rất đơn giản, chỉ là một ít bột ngô, một ít rau (lá khoai lang, lá cải chuối và rau rừng) đƣợc nấu chín sau đó cho mang cho lợn ăn. Giống lợn chủ yếu đƣợc ngƣời Mông lựa chọn nuôi là lợn đen vì lợn đen có khả năng chịu đựng tốt, không phải chăm sóc nhiều.

Trong các loại gia cầm thì gà, ngan, vịt là những loài đƣợc nuôi nhiều hơn cả. Mỗi gia đình nuôi vài chục con. Có những gia đình nuôi đến hàng trăm con nhƣng chủ yếu là thả lả, thả rông không đƣợc chăm sóc. Gia cầm đƣợc sử dụng làm thức ăn cũng nhƣ để dùng vào các dịp lễ: cƣới xin và ma chay. Khi có khách quí, họ mới dùng gia cầm để tiếp khách.

Nuôi cá ruộng và cá ao :

Đây là hình thức chăn nuôi mới đối với đồng bào dân tộc Mông ở huyện Na Hang. Trƣớc đây, khi chỗ ở họ chủ yếu trên các vùng đồi núi cao thì công việc này hoàn toàn không thể tiến hành. Ngày nay, với chính sách định cƣ, định canh của Nhà nƣớc, ngƣời Mông dần chuyển xuống các thung lũng và định canh ở đó. Họ đã biết tận dụng địa bàn sinh sống của mình để tạo ra hình thức chăn nuôi mới. Tuy nhiên hình thức chăn nuôi này vẫn ở mức độ tạm bợ. Họ đào một vùng đất rộng chừng 20m đến 30m, sau đó be bờ cao chừng 0,5m, chờ mƣa lấy nƣớc rồi họ mang giống về để thả. Giống cá của ngƣời Mông ở Nà Hang vẫn chủ yếu là đi xin hoặc đi bắt ở các suối về. Họ thỉnh thoảng mới cho cá ăn một ít rau nhƣ: rau lang, rau sắn và phân chuồng. Chủ yếu cá tự kiếm sống.

Theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Nà Hang thấy tình hình chăn nuôi của ngƣời Mông ở huyện Nà Hang đã có những thay đổi rõ rệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong các năm cả giống vật nuôi cũng nhƣ phƣơng thức chăn nuôi. Năm 2009 Trâu, bò tăng 13%, đàn dê tăng 15%, lợn tăng 12%, gia cầm tăng 13% so với các năm trƣớc đó, do có sự đầu tƣ vốn vay để phát triển chăn nuôi bên cạnh đó họ đã có sự chú trọng công tác thú y phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Vào thời gian trƣớc đây khi gia súc nuôi trong gia đình bị bệnh, ngƣời Mông chỉ dùng các phƣơng pháp chữa đơn giản, theo kinh nghiệm của bản thân. Ngày nay, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, mỗi xã đều có cán bộ thú y thôn bản. Nhờ đó mà việc chữa chạy cho gia súc gia cầm đã tốt hơn, ngăn chặn dịch bệnh không lây lan nhanh khiến cho vấn đề chăn nuôi của ngƣời Mông bớt đi phần khó khăn và có thể cải thiện đƣợc cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)