Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 101 - 129)

3.2.3.1. Văn học, nghệ thuật

Cũng nhƣ các dân tộc anh em khác, văn hoá văn nghệ dân gian của ngƣời Mông bao gồm các các thể loại nhƣ: Dân ca, tục ngữ, ca dao và truyện . Các thể loại đó chủ yếu là do nhân dân tự sáng tác và đƣợc truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Dân ca: Là thể văn vần, các làn điệu dân ca của ngƣời Mông ở Nà Hang khá phong phú có những bài ca về tình yêu lứa đôi; về việc cƣới xin; đi làm dâu; hát về phận mồ côi những làn điệu dân ca của ngƣời Mông thƣờng đƣợc so sánh ví von, giàu hình ảnh, lãng mạn nhƣng rất mộc mạc, giản dị dễ hiểu, rất chân thực. Những bài dân ca của họ là những điều mà họ nhìn thấy bằng chính mắt của mình.

Tiếng hát trong tình yêu: Đây là loại dân ca phong phú và đa dạng nhất

của ngƣời dân tộc Mông vì đây chính là tiếng lòng mình, là tiếng nói của trái tim các chàng trai cô gái ngƣời Mông họ có thể hát ở bấtkì chỗ nào mà họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

muốn hát mà họ cho rằng thích hợp: trên nƣơng, trong các buổi chợ, trong đám cƣới, trong bữa rƣợu. họ nói lên nổi lòng mình cho ngƣời bạn của mình nghe nhƣ “ Dệt gá đạo Chông dụn ụ pạo gá Phốc há hề nhằn Vén pay đắm say Pay phụt đắm nhà Thào lá hó lóng.” Dịch: “Đôi chúng ta Đứng trên bờ ruộng Vỗ cánh cho đẹp Bay trên ao to Bay đến ao lớn Cùng nhau đi chơi.”

Hát ghẹo

“Ta coong nỉa nỉ ca tắm cạ Ta cong hái háy ní ca săm niền Tăm ghi gòm sí nhà hân tẹ tịn” Dịch

“Qua sông thấy cô gái rồng dệt lụa Qua bờ bể thấy cô gái rồng dệt lụa Dệt lụa đúng là người long vương.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân ca nói lên kinh nghiệm trong lao động sản xuất, hội hè, nói về phong tục tập quán của ngƣời Mông

“ Xỉa lí chờ do

Dỉa lỷ chờ cây

Sa lỷ sẩu mà Xỉa lỉ sẩu trà

Pá cáy sỉa sẩu pua

Pà dọn sỉa sẩu ơ tùa”

Dịch là “Tháng bảy trồng kiệu Tháng tám trồng tỏi Tháng ba chặt lanh Tháng bảy chặt gai Gà mái tìm nơi đẻ trứng Bà già tìm nơi tạ thế” “… Nhà có anh , có em Chớ có búi tóc chán Nhà nhiều bác nhiều thím Chớ có hơ hớ cười

Giã chày phải từ tốn

Xếp dọn chớ vùng vằng…”

[ 15, tr186]

Phận làm dâu của cô gái Mông cũng là chủ đề của dân ca Mông

Năm nay em đi làm dâu Em làm chín thời mười giờ Chẳng có lúc nào nghỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm [ 50, tr245]

Nói lên ƣớc mơ, khát vọng vào thế hệ sau, ngoài ra còn có những bài hát ca ngợi sự khéo léo, chăm chỉ về ngƣời con gái Mông

“ Lớn lên em theo mẹ đi tập thêu

Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Gái xinh không biết cầm kim cũng hư” [ 15, 196]

Về tục ngữ, ca dao, cấu đố

Tục ngữ Mông rất phong phú thể hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên

“Cưr tix đa kruôs tros tsis tâu poz tril Niêv tsó tsis tâu tuz txax”

Dịch

“Anh em ghét nhau không được bỏ dòng họ

Vợ chồng bực nhau không được ngủ khác giường” Câu đố

“Táu hau mùa chúa chie Co tư mùa chùa đồ Gẩy dà pà nó dà tu” Dịch

“Cái đầu chín cân Cái đuôi chín sải

Xuống nước sâu ăn con thằn lằn” ( Cái lưới đánh cá) “Cá trỉ tỏ dóng đú?”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dịch

“Con sâu róm gặm rừng xanh” ( Con dao cạo râu)

[22, tr 123]

Truyện

Kho tàng truyện của ngƣời Mông có rất nhiều thể loại truyện khác nhau: Truyện kể dân gian, truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện thơ dân gian.

Truyện dân gian của ngƣời Mông: cũng nhƣ các dân tộc khác, truyện

dân gian là sự hoà quyện của yếu tố hiện thực và thần thoại. Các câu chuyện kết thúc thƣờng có hậu, những ngƣời tốt, ngƣời nghèo hèn thƣờng thắng, đƣợc hƣởng hạnh phúc, những ngƣời xấu thƣờng thua, bị trừng trị.

Truyện thần thoại: giải thích về nguồn gốc vũ trụ, các hiện tƣợng tự nhiên (tại sao hiện tƣợng ngày và đêm lại có liên quan đến gà gáy? vì sao có hình ảnh chàng Thỏi trên cung trăng? vì sao có thần rừng?); giải thích về nguồn gốc con ngƣời (truyện "Quả bầu mẹ" ,“ hai anh em”).

Ngƣời Mông ở bản Khuổi Củng, xã Xuân Lập còn kể cho nhau nghe, truyền từ đời này sang đời khác những câu chuyện thần thoại về những ngƣời đã có công tìm ra các loại giống và dạy cho ngƣời Mông cách trồng ngô,

trồng lúa để ăn, trồng lanh để làm vải mặc (truyện “ Ông thần sống”, “ Sự

tích cây ngô"; “ Bắp ngô khổng lồ”); những câu chuyện liên quan đến các con

vật để giải thích tại sao các con vật có những đặc điểm nhƣ vậy.

Truyện cổ tích: Truyện cổ tích của ngƣời Mông rất phong phú, đề cập đến các vấn đề của xã hội, của tự nhiên và xã hội nhƣ Chê Hấu, Lừ Mềnh, truyện mồ côi, cây đèn thần, gà và vịt.

Âm nhạc dân gian, nhạc cụ truyền thống

Âm nhạc: Ngƣời Mông ở Na hang là một dân tộc có đời sống âm nhạc

hát sức phong phú và độc đáo nhƣng mang đặc tính riêng của vùng Nà Hang. Với nhƣng giai điệu hay và những nhạc cụ rất phong phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khèn (plềnh): Là nhạc cụ đặc trƣng của ngƣời Mông, có hình thƣớc thợ, gồm 6 ống truc nằm ngang nối với 1 ống trúc dọc qua bầu gỗ nhỏ, mỗi ống trúc ngang đều gắn 1 lá đồng đẻ tạo âm thanh. Riêng ống to và ngắn nhất gắn 2 lá đồng. khi thổi, âm thanh trầm, bổng, bay cao vút phụ thuộc vào độ dài, ngắn của các ống trúc này. Ở Nà Hang hiện nay rất nhiều ngƣời đàn ông Mông biết thổi khèn, nhƣng rất ít ngƣời biết chế tạo khèn đa số họ mua từ ngƣời Mông ở Hà Giang.

Mọi ngƣời biết thổi khèn thông qua cách dạy truyền từ ngƣời này sang ng]ƣời khác. Khèn đƣợc thổi hàng ngày ( trừ đám cƣới) nhƣ: Trong hội xuân, ở chợ phiên, biểu diễn văn nghệ gọi ngƣời yêu( Phụ nữ Mông chỉ cần nghe tiếng khèn là biết đâu là tiếng khèn của ngƣời yêu mình), thổi khen trong cả đám tang.

Sáo: Có hai loại sáo, sáo thổi ngang và sáo thổi dọc. sáo thổi ngang làm bằng ống trúc tre, dài 50-60cm, đờng kính 2-2,5cm; thân ống khoét 7 lỗ mặt trên, một lỗ mặt dƣới, lỗ thổi lắp 1 lá đồng ỏng; Sáo thổi dọc( lú tràn giai) đƣợc làm bằng ống trúc hoặc ống tre , dài khoảng 50cm, đƣờng kính 2cm, thân ống khoét 6 lỗ. Loại này các chàng trai Mông thổi để gọi, rủ ngƣời yêu.

Kèn lá: Là nhạc cụ đơn giản, chỉ với một chiếc lá rộng 3-4c, dài 7- 8cm, cặp vào giữa môi, khi thổi dùng lƣỡi, môi và hơi điều khiển, kèn sẽ phát ra âm thanh, nghe nhỏ nhƣng rất réo rắt.

Đàn môi: Là nhạc cụ chủ yếu của ngƣời Mông hoa. Đàn môi làm bằng đồng mỏng dài khoảng 10- 15cm, rộng 1-1,5cm đàn môi đƣợc dùng khi gọi bạn tình, con gái và con trai đều sử dụng đƣợc. Nhƣng ngày nay đàn môi ở Nà Hang chủ yếu là ngƣời lớn tuổi mới sử dụng đƣợc.

Thanh la, trống, nhị và chuông: Các nhạc cụ này chủ yếu sử dụng trong các đám tang, đám cúng.

Bên cạnh đó ngƣời Mông Nà Hang còn có rất nhiều trò chơi dân gian, trò chơi dân gian không chỉ là để giải trí mà còn thể hiện trí tuệ, phát triển thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lực và năng lực khéo léo trong quan hệ ứng xử giữa ngƣời với ngƣời trong giao tiếp.

Trò đánh yến: là trò chơi quen thuộc và dễ chơi rất phổ biến của phụ nữ và trẻ em ngƣời Mông ở Nà Hang

Đánh quay: là trò chơi đƣợc chơi vào những ngày tết Nguyên đán. Chơi quay thƣờng đƣợc thanh thiếu niên nam chơi vào các dịp tết Nguyên đán. Đây là trò chơi thu hút đƣợc rất đông đảo ngƣời tham gia

Nhẩy dây: là trò chơi phổ biến của các thanh thiếu nhi nữ ngƣời Mông, đây là trò chơi có từ rất lâu đời và vẫn còn tồn tại tới ngay nay.

Đồng bào Mông rất yêu thích văn nghệ. Kèn lá, đàn môi luôn là bạn của các cô gái. Ngƣời con trai Mông ngoài việc cày nƣơng giỏi còn phải biết thổi sáo, thổi khèn, múa khèn. Trong tang lễ, ngày hội xuân, buổi chợ phiên, nam nữ tỏ tình tìm hiểu nhau đều thổi khèn, múa khèn. Ngƣời thổi khèn giỏi sẽ có uy tín trong bản. Thanh niên Mông yêu đời hay thổi khèn, ca hát nhảy múa. Trẻ em Mông lên 5 đã tập hát, tập múa và thổi hèn theo anh chị. Hàng ngày đi làm nƣơng họ đều mang khèn hoặc sáo vừa đi vừa thỏi nhƣ vậy sẽ làm tan bớt nổi mệt nhọc. Âm thanh tiếng khèn tiếng sáo cũng là một thứ ngôn ngữ, là nhu cầu của cuộc sống, khơi dậy trong tâm hồn niềm yêu quê hƣơng, tình yêu trai gái. Âm nhạc với ngƣời Mông vốn là nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thanh niên không còn ham mê, yêu thích và không biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Số ngƣời biết thổi khèn, sáo ngày càng giảm mạnh.

3.2.3.2. Lễ hội dân gian

Không nhƣ các dân tộc ít ngƣời khác nhƣ Dao, Tày, Nùng…có rất nhiều tết và lễ hội trong một năm, dân tộc Mông có rất ít lễ hội. Họ chỉ có một số lễ hội cơ bản:

Tết Nguyên đán: Trƣớc đây, ngƣời Mông thƣờng tổ chức ăn tết trƣớc tết cổ truyền của ngƣời Kinh một tháng. Ngày nay, cũng nhƣ các dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác, ngƣời Mông ở Nà Hang tổ chức ăn tết Nguyên đán cùng thời điểm với các dân tộc khác, với dân tộc Kinh.

Ngày tết, đồng bào Mông ở Nà Hang giết lợn, gà, gói các loại bánh, cúng tổ tiên, ăn uống, tổ chức các trò chơi dân gian và ca hát ở những bãi đất rộng quanh bản. Từ nhiều ngày trƣớc tết, ngƣời Mông đã lần lƣợt mổ lợn từng nhà một, trƣớc hết để cúng tổ tiên, sau đó tổ chức ăn uống để mời anh em họ hàng. Gia đình nào mời ăn, sau khi ăn uống no say, ai cũng có một phần mang về làm quà cho ngƣời ở nhà. Số thịt còn lại, dù nhiều hay ít, đều đƣợc họ đem ƣớp muối, treo lên gác bếp để ăn dần.

Trong dịp của ngƣời Mông, thiêng liêng nhất là lúc cúng giao thừa và cúng ngày mùng một Tết. Hôm đó, cả gia đình sẽ tập trung đem dao, cuốc, rìu, súng kíp, khèn…dán lên mỗi công cụ một mảnh giấy cúng nhằm “trả

công” cho những thứ đó vì năm qua đã giúp họ làm ăn và sinh sống, nhằm

cầu mong cho năm mới đƣợc may mắn. Khoảng 1-2 giờ sáng ngày mùng Một tết, chủ nhà sẽ mổ hai con gà (một con lông màu nâu hồng, một con lông màu trắng) để lấy lông dán vào bàn thờ tổ tiên và cúng, mời tổ tiên về ăn tết với con cháu. Riêng con gà mầu trắng thì phải mổ giữa nhà, vì theo quan niệm của họ, làm nhƣ vậy là để bảo vệ ngôi nhà cho vững chắc. Sau khi cúng xong, chủ nhà sẽ xem một số bộ phận của con gà vừa cúng nhƣ lƣỡi, chân, các lỗ ở xƣơng đùi… để đoán định những đièu tốt, xấu có thể xảy ra với việc làm ăn, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình trong năm mới sắp đến.

Theo tập quán, sau giao thừa ngƣời mở cửa chính đầu tiên trong năm mới phải là đàn ông, thƣờng do chủ nhà hoặc con trai trƣởng làm. Sáng mùng một, chủ nhà mở cửa chính và gọi tên tất cả các con vật nuôi có trong nhà để cầu nguyện một năm chăn nuôi gặp nhiều may mắn, các con vật đều sinh sôi nảy nở. Ngƣời nấu món ăn vào buổi sáng ngày mùng một phải là ngƣời đàn ông. Khi bày mâm cơm, khi bƣng cơm lên ăn, ngƣời đàn ông đó sẽ gắp một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

miếng thịt vào chân cột chính. Họ luôn quan niệm, đàn ông là trụ cột chính trong nhà. Họ làm thế để cầu khấn cho họ đƣợc vững chắc nhƣ cái cột chính trong nhà, là chỗ dựa của cả gia đình.

Ngƣời Mông ở khắp các xã trong huyện Nà Hang đều ăn tết rất dài ngày. Họ ăn uống luân phiên ở các gia đình. Họ ăn uống, chúc tụng và trò chuyện cả ngày, nhiều khi còn kéo dài đến tận đêm khuya để rồi sáng lại cùng nhau sang nhà khác, cứ nhƣ thế cho đến hết tết. Ăn tết thật vui vẻ xong, họ bắt đầu khai cuốc cho mùa sản xuất mới.

Tết cổ truyền của ngƣời Mông thực sự là ngày hội mùa xuân, là dịp để mọi ngƣời nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của mình với tổ tiên, đồng tộc, gia đình. Mỗi bản thƣờng có một nơi chơi tết và tổ chức các trò chơi, ca múa. Nơi đó thƣờng là chỗ đất bằng phẳng và là khu đất rộng gần bản. Đồng bào sẽ tổ chức các trò chơi, giải trí mang đậm truyền thống văn hoá: chọi gà, chọi chim, đấu vật, đẩy gậy, đánh quay, ném quả Pao, múa khèn, hát giao duyên... Cuộc vui cứ kéo dài từ ngày này ngày khác cho đến khi hết tết. Lứa tuổi háo hức và say mê với tết nhất vẫn là nam nữ thanh niên, những ngƣời chƣa vợ, chƣa chồng. Họ rủ nhau đi chơi trong bản, sang các bản khác, xã khác, ra trung tâm huyện, thị xã. Ngƣời Mông luôn coi Tết là ngày hội của họ.

Tết mùng 3 tháng 3: Đây là cái tết thứ hai trong năm của ngƣời Mông. Tết này họ làm khá đơn giản. Họ chỉ thịt gà, thờ cúng tổ tiên sau đó cùng nhau ăn uống, cùng nhau nhớ về tổ tiên và ôn lại những gì tốt đẹp nhất.

Tết mùng 5 tháng 5: Là tết đƣợc tổ chức để mừng cho cây lúa, cây ngô đã trƣởng thành, sắp trổ bông. Vào dịp này, đồng bào Mông tổ chức ăn uống vui vẻ nhƣng lại kiêng đi thăm nƣơng, thăm lúa. Theo quan niệm của đồng bào Mông, vào ngày mùng 5 tháng 5 các nàng ngô, nàng lúa đi làm chông, đi lấy chồng. Sự yên tĩnh trên nƣơng là cần thiết cho “hôn lễ” của các nàng ngô, nàng lúa. Làm nhƣ vậy các nàng sẽ cho hạt ngô to, hạt thóc chắc mẩy, cho một mùa bội thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tết rằm tháng Bảy: Tuỳ theo từng họ, từng nơi, đồng bào ăn tết rằm tháng Bảy vào ngày 14 hay 15. Đây là tết đốt vàng mã cho tổ tiên. Tết này, ngƣời Mông không tổ chức lớn và cũng không phức tạp nhƣng lại mang ý nghíã xã hội sâu sắc. Đây là ngày đồng bào đốt nhiều vàng hƣơng cho tổ tiên với quan niệm rằng, làm nhƣ vậy tổ tiên sẽ nhận đƣợc nhiều tiền. Có nhiều tiền, tổ tiên sẽ không phải đi làm thuê.

Nhƣ vậy, trong một năm, ngƣời Mông ở Nà Hang chỉ có 4 ngày tết to, nhỏ khác nhau. Ngày tết rất quan trọng và không thể thiếu đƣợc của những gia đình ngƣời Mông dù nhà giàu hay nghèo. Bên cạnh những ngày tết, ngƣời Mông còn tổ chức một vài lễ hội:

Lễ hội gầu tào (kâuv tào): Diễn ra vào mùa xuân, do một gia đình có kinh tế khá hay một dòng họ có uy tín đứng ra tổ chức để cầu phúc cho con cháu tai qua nạn khỏi, chóng lớn, gia đình dòng họ thịnh vƣợng. Ngày đầu và ngày cuối là phần lễ, ngày giữa là phần hội. Những ngƣời đƣợc chủ nhà mời

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 101 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)