Nghề bốc thuốc chữa bệnh

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 58 - 59)

Ngƣời Mông ở Nà Hang có nhiều cách để đoán bệnh và chữa bệnh. Thầy cúng: là ngƣời chữa bệnh nên cũng là ngƣời biết về công hiệu của các loại cây trên rừng. Tuy nhiên, thầy cúng lại nhờ vào các lực lƣợng siêu nhiên ( thần, ma...) để chữa bệnh. Muốn chữa đƣợc bệnh thì phải cúng ma và cho vài thang thuốc. Tiền công chữa bệnh rất cao.

Thầy thuốc của ngƣời Mông thƣờng là ngƣời vừa khám bệnh và vừa bốc thuốc. Thầy thuốc sẽ tự đi lấy cây thuốc và pha chế thuốc cho bệnh nhân. Vị thuốc là quan trọng nhƣng thang thuốc còn quan trọng hơn. Thuốc mà họ lấy chủ yếu là sản vật của rừng, dựa vào kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác mà không có sự ghi chép. Loại bệnh mà họ chữa đƣợc chỉ là loại bệnh nhẹ và thông thƣờng .

Ví dụ :

Khi bị tắc tia sữa có thể dùng cây “ Tác ká”, giã nhỏ ra, trộn với mật ong và sau đó bôi lên đầu vú. Nếu đầu vú bị loét và trẻ bị tƣa lƣỡi cũng có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm theo cách này. Khi bị rắn cắn có thể dùng cây Nai chộc cáu (một cây dây leo trong rừng , lá đỏ) hái vào sáng sớm đem giã kĩ lấy lá bọc than nóng rồi dắp vào vết thƣơng. Bị gãy xƣơng thì lấy cây cầu ta kéo. Bệnh tiêu chảy lấy cây chân chó hái về đun nƣớc uống. Bệnh cảm cúm nhức đầu sổ mủi lấy cây gừng, cây xả và cây bƣởi đun lấy nƣớc và xông hơi.

Nhƣ vậy để có thể tự phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của dân tộc mình, ngƣời Mông ở Nà Hang đã làm ra các vật dụng thiết yếu nhờ vào chính

bàn tay, khối óc, khả năng sáng tạo của mình. “Người Mông rất trân trọng

tính đa dạng trong phong cách. Họ đã làm bài hát ca ngợi nó”[40; tr54]

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)