Ngƣời Mông là một trong những thành phần dân tộc ít ngƣời ở nƣớc ta. Họ sống chủ yếu trên các cao nguyên và vùng núi cao. Với nền kinh tế kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đa số ngƣời Mông sống trong cảnh nghèo nàn. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, do đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, nền kinh tế của ngƣời Mông đã có những bƣớc phát triển mới. Mặc dù kinh tế có phát triển hơn nhờ vào các phƣơng thức canh tác hiện đại, ngƣời Mông ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang vẫn duy trì cuộc sống nhờ một phần lớn vào việc khai thác nguồn lợi tự nhiên.
Săn bắt
Trƣớc kia, săn bắt là hoạt động thƣờng xuyên của ngƣời nam giới ở vùng này nhằm cung cấp thêm nguồn thức ăn hàng ngày và góp phần bảo vệ mùa màng. Vũ khí săn bắn có súng kíp, nỏ, lao và dao. Bây giờ, khi diện tích rừng bị thu hẹp và môi trƣờng sinh thái ngày càng giảm sút, cũng nhƣ chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc là cần phải bảo vệ rừng, nhất là những vùng rừng đầu nguồn, nơi đồng bào ngƣời Mông cƣ trú rất đông, thì việc săn bắt ngày càng bị mai một.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngƣời Mông có hai loại hình săn bắt đó là săn bắt tập thể và săn bắt cá nhân . Săn bắt tập thể thƣờng đƣợc tiến hành với các loại thú lớn và dữ tợn nhƣ lợn rừng, gấu, hƣơu, nai, với số lƣợng ngƣời rất đông và không hạn chế. Họ phân công nhau mỗi ngƣời một việc và phối hợp với nhau rất ăn ý. Họ thể hiện tính cộng đồng rất cao trong các buổi săn thú đó. Khi bắt đƣợc con vật, họ chia đều cho các thành viên tham gia vào buổi săn bắt đó. Hiện nay, do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, những chính sách của Đảng và nhà nƣớc về việc bảo vệ rừng tự nhiên thì việc săn bắt tập thể này đã không còn tồn tại đối với ngƣời Mông ở huyện Nà Hang
Săn bắt cá nhân: đây là hình thức săn bắt do cá nhân một ngƣời tiến hành để bắt những con thú nhỏ nhƣ gà rừng, chim, chồn, hoẵng, thỏ, nhím, sóc.. Việc săn bắt này thƣờng đƣợc tiến hành vào buổi sáng hoặc chiều muộn vì lúc này là lúc các loài đó bắt đầu đi kiếm ăn hay đã ăn no. Hiện nay, với ngƣời Mông ở Nà Hang hình thức này vẫn đƣợc tiến hành nhƣng ít hơn vì do bị cấm rừng. Hình thức săn bắt cá nhân cho đến nay là một hình thức mang lại nguồn thức ăn và thu nhập cho một số gia đình ngƣời Mông.
Đánh bắt cá, cua, tôm trên các sông, suối cũng tƣơng đối phát triển. Họ chủ yếu bắt bằng tay hay sử dụng ruốc cá bằng lá cây và vỏ cây. Đây cũng là một phƣơng thức cải thiện bữa ăn hàng ngày của ngƣời Mông.
Hái lượm
Cùng với săn bắt, hái lƣợm là một hình thức phổ biến của các gia đình ngƣời Mông ở Nà Hang. Rừng đã cung cấp cho họ một lƣợng thức ăn từ hái lƣợm rất lớn nhƣ rau, củ, quả... Bên cạnh đó, các loại lâm sản quí, các loại cây thuốc chữa bệnh cũng là một nguồn bổ trợ cho ngƣời Mông ở Nà Hang.
Từ rất xa xƣa, công việc hái lƣợm do phụ nữ và trẻ em đảm nhiệm. Công việc này đƣợc diễn ra quanh năm vì mỗi mùa lại có một loài riêng biệt. Công cụ hài lƣợm cũng rất đơn giản chủ yếu là dùng dao, thuổng. Các loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rau: Ở vùng này thƣờng có các loại rau nhƣ rau đắng, rau rớn, hoa chuối rừng, rau bò khai... Đây là những loại rau đƣợc ngƣời Mông hái quanh năm nhƣng nhiều nhất là vào mùa xuân và vào mùa hạ. Những loại rau này đƣợc ngƣời Mông sử dụng vào bữa ăn hàng ngày của mình với nhiều cách chế biến khác nhau.
Các loại củ: củ nâu, củ mài, củ sắn, củ rong...cũng là nguồn thức ăn của ngƣời Mông. Ngƣời Mông có thể dùng các loại củ này để thay thế cho các loại lƣơng thực nhƣ gạo, ngô. Họ có thể nấu các loại củ này để ăn trực tiếp cho các bữa ăn hàng ngày, cũng có thể chế biến thành bột để ăn vào những ngày giáp hạt.
Các loại măng: Đối với ngƣời Mông ở Nà Hang, măng đƣợc coi là loại thực phẩm quan trọng. Họ kiếm măng vầu vào tháng giêng đến tháng 3, măng nứa, măng giang vào tháng 4, tháng 5; măng nứa vào tháng 5 đến tháng 8. Khi hái măng về, bất cứ loaị măng nào cũng có thể luộc, xào để ăn ngay. Họ cũng có thể ngâm chua để ăn dần, cũng có thể phơi khô và mang đi bán.
Các loại khác: Mộc nhĩ, nấm hƣơng và nấm là các loại cây thƣờng đƣợc ngƣời Mông thu hoặch vào tháng 5 và tháng 6. Khi mùa mƣa đến, độ ẩm cao các loại cây này thƣờng rất tốt. Trƣớc kia ngƣời Mông thƣờng chỉ dùng các loại này để phục vụ bữa ăn gia đình mình. Nhƣng nay các loại này đã đƣợc mang bán vì có giá trị kinh tế cao.