Để duy trì cuộc sống lâu dài trên vùng núi cao, ngƣời Mông đã sớm thích nghi với từng vùng sinh thái. Họ đã xác lập cho mình một hệ thống nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi...tuỳ theo điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng xã. Nguồn sống chính của ngƣời Mông ở Nà Hang là nông nghiệp. Nông nghiệp của ngƣời Mông chủ yếu là hình thức canh tác nƣơng rẫy, ruộng bậc thang, ruộng nƣớc.
2.1.1.Trồng trọt
Từ xa xƣa, ngƣời Mông trên cả nƣớc nói chung và ở huyện Nà Hang nói riêng là cƣ dân trồng trọt. Trong quan niệm từ rất lâu đời của ngƣời Mông ở huyện Nà Hang, ruộng và nƣơng có vai trò quan trọng nhƣ nhau. Bởi vậy, ở đây họ cho rằng canh tác theo phƣơng thức nào thì còn tuỳ thuộc vào diện tích mà họ có nhiều hay ít. Nếu ở vùng Đà Vị ngƣợc lên Sinh Long, Côn Lôn, Khau Tinh thì đây là vùng núi đá nhiều nên diện tích canh tác nƣơng rẫy của đồng bào nhiều hơn ruộng nƣớc, còn những vùng nhƣ Xuân Lập, Thuý Loa tuy là vùng núi nhƣng chủ yếu là núi đất nên vẫn có những thung lũng có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khai phá thành ruộng nƣớc, do đó diện tích trồng lúa nƣớc của ngƣời Mông vùng đó nhiều hơn cả. Trong trồng trọt có hai loại hình canh tác chủ yếu: nƣơng rẫy và ruộng nƣớc.
2.1.1.1. Nương rẫy
Làm nƣơng là một loại hình sản xuất nông nghiệp rất phổ biến của dân tộc Mông. Trải qua quá trình làm nƣơng lâu dài, những kinh nghiệm và thói quen sản xuất dần trở thành thói quen sinh hoạt của ngƣời Mông.
Trƣớc đây, nông nghiệp nƣơng rẫy của ngƣời Mông ở Nà Hang có hai loại cơ bản là nƣơng rẫy và nƣơng du canh. Dù là nƣơng rẫy hay nƣơng du canh thì ngƣời Mông vẫn chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm và tri thức bản địa của dân tộc mình. Để có thể làm nƣơng đạt đƣợc kết quả tốt, họ đã đúc kết kinh nghiệm trong một thời gian dài và đã đƣa những kinh nghiệm đó vào quá trình sản xuất.
Chọn đất làm nƣơng của ngƣời Mông ở Nà Hang chủ yếu là do kinh
nghiệm của ông cha để lại. Theo họ, để có thể làm nƣơng đạt kết quả tốt thì vịêc chọn đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì chọn đất sẽ là tiền đề, là bƣớc đầu tiên cho việc làm nƣơng. Kĩ thuật chọn đất để phát nƣơng:
Trƣớc hết là phải xem khu đất đó có đủ điều kiện để làm nƣơng hay không, hƣớng nƣơng phải đủ ánh sáng, nƣơng không quá dốc... Họ cho rằng đất để làm nƣơng tốt thƣờng là nơi có nhiều cây mọc tốt. Họ chia đất ra thành từng loại khác nhau để phù hợp với từng loại cây khác nhau.
BẢNG 2.1 : PHÂN LOẠI ĐẤT NƢƠNG CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN NÀ HANG
Loại đất Cây trồng ƣu tiên
Đất đen, tơi xốp Ngô
Đất pha cát Khoai sọ, khoai lang
Đất vàng Lúa nƣơng
Đất soi bãi Lạc, đậu
Đất thịt Lúa, sắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau khi đã chọn đƣợc khu đất để phát nƣơng, ngƣời ta đã đánh dấu bằng cách đặt ở 4 góc mỗi góc một cây cọc đƣợc đóng xuống đất với mục đích làm dấu hiệu cho ngƣời khác biết rằng chỗ đất đó là chỗ đã có chủ, không ai đƣợc phép làm nƣơng trên chỗ đất đó nữa.
Khi việc chọn đất đã hoàn thành, họ tiến hành phát và đốt nƣơng. Công việc này thƣờng đƣợc ngƣời Mông ở đây tiến hành vào mùa khô vì đây là thời gian thích hợp. Độ ẩm lúc này ít cho nên nƣơng có thể cháy nhanh và gọn. Việc làm đầu tiên mà ngƣời ta phải làm là phát cỏ và bụi cây trƣớc, sau đó mới chặt cây to. Với qui trình phát từ dƣới lên cây sẽ không bị dính vào nhau, phát dễ hơn. Để thực hiện công việc một cách nhanh và gọn nhất, ngƣời Mông đã huy động nhân lực gồm toàn bộ các thành viên trong gia đình từ trẻ em đang đi học đến những ngƣời già cả. Sự phân công lao động trong gia đình diễn ra một cách tự nhiên: những ngƣời đàn ông khoẻ mạnh thì đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất (chặt cây to, phát những nơi rậm rạp khó phát); phụ nữ trẻ em, ngƣời già có nhiệm vụ chặt cành, gom lại thành từng đống một sau đó tiến hành dọn dẹp những vùng đất xung quanh cho thật sạch.
Khi công việc phát nƣơng cơ bản đã hoàn thành, ngƣời ta để phơi nắng những đống cây đã đƣợc gom vào vài ngày, thậm chí là vài tuần để cho các cây đƣợc phát ra đó khô rồi tiến hành đốt. Khi đốt, họ chọn ngày nắng to, khô hanh. Thời gian đốt nƣơng vào lúc chiều tối vì khi đó, gió sẽ mạnh hơn. Việc đốt nƣơng thực hiện theo nguyên tắc: đốt từ chân nƣơng lên đến đỉnh nƣơng. Sau khi đốt xong lần thứ nhất, cần để 3- 4 ngày mới đốt tiếp lần hai. Nhƣ vậy những cành to và cây to mới khô hẳn, mới đốt cháy hết đƣợc. Thời tiết cũng có ảnh hƣởng nhiều tới việc phát và đốt nƣơng. Nếu năm nào, trời mƣa nhiều, việc đốt nƣơng và dọn dẹp nƣơng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Để tránh cháy rừng, ngƣời Mông ở Nà Hang sử dụng kinh nghiệm vốn có là tạo ra khoảng trống xung quanh bốn mặt chỗ đất đã chọn (nơi có cây cối bao quanh, cao khoảng 2m đến 2,5m).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngƣời Mông ở Nà Hang thấy rằng: Những đám nƣơng nào là nƣơng mới đốt lần đầu thì không cần phải cày hay cuốc cho tơi đất mà chỉ cần cuốc hố là gieo đƣợc hạt. Còn những mảnh nƣơng đã canh tác lần thứ hai thì nhất thiết phải đƣợc cầy hay cuốc cho đất trở nên tơi xốp. Nhƣ vậy, việc gieo trồng mới đạt đƣợc kết quả. Nƣơng lúc này đã trở thành nƣơng cày. Đối với những mảnh nƣơng có độ dốc thoải cao, dùng trâu hoặc bò để cày vỡ đất nhƣng không tạo thành luống mà tạo thành hết đƣờng cày này đến đƣờng cày khác. Sau khi cày đất xong, họ dọn sạch cỏ và những gốc cây cũ. Làm đƣợc nhƣ vậy, đất đã có thể gieo đƣợc hạt.
Ngoài những mảnh nƣơng có thể dùng cày để cày đƣợc thì ngƣời Mông còn làm nƣơng ở những nơi hốc đá, không dùng đƣợc cày. Do vậy, công cụ làm đất của họ chủ yếu là cuốc và dao. Họ dùng cuốc và dao làm sạch cỏ và cây dại trong các hốc đá sau đó tiến hành tra hạt.
Chọn giống và gieo hạt: Theo ngƣời Mông ở Nà Hang, việc chọn giống có một vai trò rất quan trọng trong quá trình trồng trọt. Để có giống cây trồng cho vụ sau, khi chọn giống nhất thiết phải chọn những khu nào cây to, hạt to, chắc, mẩy và sai hạt...những chỗ đó sẽ đƣợc khoanh lại, chăm sóc tốt hơn khi thu hoạch cũng đƣợc để riêng. Đặc biệt, đối với những cây lƣơng thực chính, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của ngƣời Mông thì việc chọn và bảo quản giống rất đƣợc quan tâm.
Đối với giống lúa: Thời gian chọn giống lúa thƣờng vào vụ gặt. Lúa giống sau khi gặt đƣợc bó riêng lại, treo trên gác bếp hoặc treo lên sàn nhà dùng cho vụ sau. Đối với giống ngô: chọn loại bắp to, hạt đều. Khi thu hoạch, ngô đƣợc để cả vỏ, buộc thành túm vài bắp lại với nhau rồi treo lên gác bếp và sàn nhà tránh bị mọt. Các giống đậu và lạc: chọn những cây sai quả hạt to, đều sau đó bóc vỏ phơi khô và bỏ vào ông tre, đậy lại bằng lá chuối rồi treo những ống đó lên bên cạnh bếp. Cách bảo quản đó của ngƣời Mông rất có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiệu quả, đảm bảo hạt giống không những rất khô ráo, không bị mối mọt và nhất là không bị lẫn vào các hạt giống khác.
Đến mùa gieo hạt, ngƣời ta lấy những bó lúa giống đó đi tuốt hoặc vo, làm sạch, loại bỏ những hạt không tốt, sau đó ủ từ 3 đến 5 ngày cho nẩy mầm rồi mang đi gieo. Đối với giống ngô: sau khi tẽ hạt ngô ra khỏi bắp ngô , ngƣời ta mang những hạt ngô đó đi ngâm một vài ngày cho ngô giống no nƣớc và nở ra rồi mang gieo. Nhƣ vậy, ngô sẽ nhanh mọc hơn và mọc tốt hơn. Đối với những giống khác nhƣ đậu, lạc: họ thƣờng gieo trực tiếp không cần phải ngâm.
Việc gieo trồng của ngƣời Mông: sau khi chuẩn bị giống thật tốt, khi mang đi gieo, ngƣời gieo hạt đầu tiên phải là chủ nhà. Trong quan niệm của họ, làm nhƣ vậy thì cây mới tốt tƣơi và nhiều hạt. Sau khi chủ nhà gieo xong thì mới đến các thành viên khác trong gia đình. Đặc biệt, ngƣời Mông có quạn niệm rằng nếu gia đình chƣa gieo trồng xong thì chƣa đƣợc phép bán giống và trao đổi giống cho ngƣời khác. Nếu không thực hiện đúng, cả vụ mùa sẽ không may mắn.
Khi thực hiện việc gieo hạt giống trên nƣơng, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải thực hiện. Đàn ông thƣờng là ngƣời cuốc hốc, phụ nữ gieo hạt, ngƣời già và trẻ em đi đằng sau để lấp đất vào các hốc mới gieo hạt.
Trƣớc khi thực hiện việc gieo hạt, ngƣời Mông đã chuẩn bị phân bón khá chu đáo. Phân bón chủ yếu là phân bón tự nhiên nhƣ phân chuồng đƣợc ủ kĩ hay phân xanh...Trƣớc ngày gieo hạt, họ thƣờng vận chuyển phân bón ra nƣơng sẵn để sau khi gieo hạt xong họ có thể bón cho từng hốc cây. Họ dùng tay để bốc phân bón. Ngày nay, ngƣời Mông ở Nà Hang cũng đã dùng các loại phân hoá học để bón cho cây nhƣng số lƣợng không nhiều, chủ yếu là Urê, NPK do Nhà nƣớc cấp. Số gia đình bỏ tiền ra mua phân hoá học thì rất ít. Theo họ, phân hoá học tuy tốt nhƣng lại đắt. Họ không thể có tiền để mua đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc gieo trồng các loại cây lƣơng thực, thực phẩm của ngƣời Mông ở Nà Hang khá đơn giản. Đối với những nƣơng đất bằng và khô, họ cày và cuốc đất cho nhỏ, gieo hạt ngô và đậu vào tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch. Tuỳ theo từng loại đất mà ngƣời ta trồng các giống ngô thích hợp. Ví dụ: Những nơi đất mới khai phá thì có thể trồng ngô nếp; Còn những nơi đất không tốt thì họ trồng ngô tẻ (ngô tẻ có 3 loại: Ngô tẻ màu vàng, ngô tẻ màu trắng và ngô tẻ màu tím lẫn trắng). Ngô tẻ rất phù hợp với thổ nhƣỡng và khí hậu ở Na Hang. Vì vậy, ngô tẻ thƣờng đƣợc trồng nhiều hơn ngô nếp ( chiếm khoảng 70% đến 80% diện tích đất trồng ngô ở đây). Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, nhờ sự phát triển, tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đồng bào Mông nơi đây đã đƣợc tiếp nhận những giống ngô mới nhƣ: Biôxit, Q1,Q2,VNL10.. Song những giống ngô mới này không phù hợp với phƣơng thức canh tác cũng nhƣ thời tiết và khi hậu nơi đây. Do đó, đến nay giống ngô đƣợc trồng chủ yếu vẫn là giống ngô truyền thống (chiếm khoảng 60% đến 70% diện tích trồng ngô).
Cách thức trồng ngô của ngƣời Mông ở Nà Hang cũng giống cách thức trồng ngô của ngƣời Mông ở nơi khác. Sau khi mảnh nƣơng đƣợc khai phá và làm đất xong, họ dùng cuốc tạo thành từng hốc nhỏ, mỗi hốc tra từ 3 đến 4 hạt giống, khoảng cách giữa các gốc từ 50cm đến 60cm. Nếu tra quá thƣa sẽ lãng phí đất, tra quá dày sẽ làm cho cây ngô không đƣợc to và bắp sẽ không có nhiều hạt... Việc gieo trồng thƣờng đƣợc hoàn thành trong một đến hai ngày. Ngoài trồng cây ngô là chính thì ngƣời Mông ở Nà Hang còn trồng các cây trồng khác trên nƣơng rẫy. Từ lâu, sắn và khoai đã trở thành cây trồng quen thuộc ở Nà Hang. Các loại cây này là cây bổ trợ cho họ vào những lúc đói kém, mất mùa. Đó còn là các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi, là nguyên liệu để nấu rƣợu. Mùa trồng sắn bắt đầu từ tháng 2 âm lịch cho đến tháng 3 âm lịch. Họ trồng bằng thân cây sắn. Sau khi những thân cây sắn đƣợc chặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành từng đoạn dài 20cm -25cm, họ cuốc hố nhỏ và đặt các thân cây đã chặt vào, vùi lại; khoảng cách giữa mỗi hốc cây khoảng từ 80cm -100cm.
Để tiết kiệm đất, ngƣời Mông ở Nà Hang còn trồng xen lẫn hoặc xen canh gói vụ các loại cây lƣơng thực, thực phẩm khác nhƣ: Cây bí đỏ: khi trồng ngô xong, ngô mọc, ngƣời Mông thƣờng trồng cây bí xen vào các vƣờn ngô. Bí đỏ là loại cây ƣa đất nƣơng cho nên lớn nhanh và có quả nhanh. Ngoài quả,bí đỏ còn lấy ngọn để ăn. Cây bí thƣờng chỉ trồng một vụ theo cây ngô (tháng 4 đến tháng 7 âm lịch). Đậu tƣơng là cây trồng xen theo ngô và đƣợc trồng hai vụ một năm. Bên cạnh đó, ngƣời Mông còn trồng các cây khác nhƣ: khoai sọ, dƣa chuột, củ từ, củ rong và trồng các loại loại rau: rau cải, rau rền, rau cải củ, rau cải thìa...
Thu hoạch và cất giữ là khâu cuối cùng của việc làm nƣơng của ngƣời Mông. Việc thu hoạch thƣờng đƣợc tiến hành vào tháng 6 đến tháng 7 và tháng 10 đến tháng 11 âm lịch. Trƣớc tiên, họ thu hoạch các cây trồng xen canh nhƣ bí, đậu, khoai và rau...tiếp đến mới thu hoạch ngô. Ngô đƣợc thu hoạch vào mùa khô. Theo kinh nghiệm của họ, ngô thu hoạch vào mùa này thì sẽ khô nhanh và ít bị mọt ăn trong khi bảo quản. Khi thu hoạch ngô, ngƣời ta tiến hành thu hoạch từ dƣới chân nƣơng lên đến đỉnh nƣơng. Công việc thu hoạch này do cả gia đình đảm nhiệm. Họ dùng tay bẻ các bắp ngô, cho vào gùi hoặc sọt, gùi về nhà bóc bớt vỏ và phân loại từng loại ngô: loại nào tốt thì để ăn còn loại nào xấu có thể dùng để chăn nuôi. Phân loại xong, họ để riêng từng loại, phơi cho thật khô mới mang cất giữ.
2.1.1.2 Ruộng nước
Ngoài nƣơng rẫy, nhiều gia đình ngƣời Mông ở Nà Hang còn có cả ruộng nƣớc. Ruộng của họ chủ yếu là là ruộng bậc thang. Đây là hình thức canh tác lúa nƣớc của dân tộc Mông ở môi trƣờng rẻo cao. Theo lời kể của các cụ già ngƣời Mông ở xã Thƣợng Nông thì đây là hình thức canh tác xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện khá muộn so với kinh tế nƣơng rẫy. Nó chỉ phổ biến ở những khu vực có nhiều khe nƣớc, nơi đảm bảo điều kiện tiên quyết sự phát triển của hoạt động kinh tế này. Tuy nhiên, diện tích canh tác không nhiều. Số lƣợng ruộng nƣớc của ngƣời Mông có nhiều nhất ở các xã Khau Tinh, Sinh Long và Hồng Thái. Tuy số lƣợng ruộng nƣớc của ngƣời Mông ở Nà Hang không nhiều nhƣng việc trồng lúa nƣớc ở ruộng bậc thang của đồng bào đã góp phần giải quyết vấn đề lƣơng thực trong bối cảnh họ từng chỉ biết sống nhờ vào rừng và đất rừng.
Chọn đất: Làm ruộng nƣớc đƣợc tiến hành theo một qui trình riêng. Ngƣời Mông tiến hành khai phá đất làm ruộng sau khi đã tìm đƣợc nguồn nƣớc. Ruộng bậc thang đƣợc vỡ trên các sƣờn núi cao,chiều rộng hẹp, chiều dài uốn theo sƣờn núi nên có những mảnh ruộng dài tới vài chục mét.
Để làm đƣợc ruộng, việc chọn đất là hết sức quan trọng đối với ngƣời Mông. Muốn biết đất có tốt không, ngƣời ta đã dựa vào kinh nghiệm lâu năm của mình: trên mảnh đất đó cây cối mọc nhƣ thế nào? nhiều hay ít, tốt hay xấu? Ở chỗ đó có nhiều đá hay ít đá, khả năng tƣới tiêu nhƣ thế nào? Nói tóm lại, ngƣời Mông thƣờng chọn những chỗ đất có chất đất tốt và gần nguồn