Mặc (Trang phục)

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 69 - 101)

Trong văn hoá vật thể của ngƣời Mông, trang phục là nét văn hoá đặc sắc nhất, là điểm dễ nhận thấy, dễ phân biệt ngƣời Mông với các dân tộc thiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số khác. Trang phục của ngƣời Mông ở Nà Hang cũng nhƣ các trang phục các tộc ngƣời Mông ở các địa phƣơng khác vẫn bảo lƣu đƣợc những yếu tố truyền thống. Tuy nhiên, mỗi tộc ngƣời, mỗi nhóm địa phƣơng đều có sắc thái riêng đƣợc thể hiện qua kiểu dáng, kỹ thuật cắt may, các hoạ tiết trang trí trên y phục, đặc biệt là y phục nam. Ở Nà Hang có hai nhóm Mông cƣ trú chủ yếu là Mông Hoa( Mông lềnh), và Mông Trắng.

Trang phục thổ cẩm cổ truyền của phụ nữ Mông Hoa gồm: khăn, áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía dƣới trƣớc váy, thắt lƣng, xà cạp... Với họa tiết mang tính chất ƣớc lệ, những trang phục này phản ánh giá trị văn hoá, thẩm mĩ của ngƣời Mông Hoa

Ngƣời Mông Hoa - Hmongz lênhx (Mông lềnh) chiếm số lƣợng đông ở huyện Nà Hang và tập trung đông nhất ở xã Xuân Lập. Đây là một cộng đồng dân tộc có tinh thần đoàn kết cao, có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc, nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian thể hiện trên các trang phục thổ cẩm phụ nữ. Thông thƣờng, bộ trang phục thổ cẩm của thiếu nữ Mông đẹp rực rỡ sắc màu, hoa văn tinh xảo.

Với nhóm Mông Hoa ở Nà Hang, áo phụ nữ thƣờng đƣợc máy ngắn, xẻ ngực và đƣợc may hai lần vải. Cổ áo cắt hình cái thìa, xẻ tà khoảng 15cm, nẹp tà đáp thêm vải hai mầu có hoa văn, nẹp ngực có hai miếng hoa văn. Trong lễ hội, phụ nữ Mông Hoa còn khoác thêm chiếc áo trang trí hoa văn từ 1/3 thân áo trở xuống. Mô tuýp trang trí hoa văn trên nền áo chủ yếu là các đƣờng xoáy ốc giữa các đƣờng thẳng song song. Váy của phụ nữ Mông Hoa là loại váy hở, xếp ly vừa bằng bụng, còn phía dƣới xoè rộng. Váy may bằng loại vải lanh nhuộm chàm và trang trí hoa văn bằng kĩ thuật vẽ sáp ong ở chân váy. Hoa văn trên thân và gấu váy đƣợc trang trí dày đặc biệt bằng các miếng vải mầu ghép lại hoặc thêu các hình tam giác, chữ thập, xoáy ốc hoặc dâú nhân. Màu đỏ luôn luôn là mầu chủ đạo trong bộ trang phục của phụ nữ Mông Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở Nà Hang. Thắt lƣng thƣờng chỉ là mảnh vải gấp đôi. Xà cạp gồm hai loại: loại thêu (sùng chài) dùng trong ngày cƣới, đi hội; loại không thêu dùng vào các ngày thƣờng.

Với phụ nữ Mông Trắng ở Nà Hang, trang phục cơ bản là giống với phụ nữ Mông Hoa nhƣng vẫn có những điểm khác biệt để dễ phân biệt. Trên chiếc váy của họ, màu trắng là màu chủ đạo, không đƣợc trang trí nhiều nhƣ váy của phụ nữ Mông Hoa.

Trang phục của phụ nữ Mông nhìn chung không khoe vẻ đẹp của cơ thể, chủ yếu là thể hiện vẻ đẹp của các mô tuýp trang trí và màu sắc hoa văn. Ở Nà Hang, em bé gái Mông 9-10 tuổi đã đƣợc các bà mẹ và chị gái dạy cho thêu thùa.

Lớn lên anh theo cha đi cày nương Theo anh vào rừng săn thú

Lớn lên em theo mẹ tập thêu

Theo chị nhuộm chàm, in hoa trên áo.”

[50, tr168]

Đến tuổi trƣởng thành, thiếu nữ Mông không tiếc thời gian dài để có thể hoàn thành bộ váy cƣới cho mình. Ngƣời Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của phụ nữ Mông qua khả năng thêu thùa bộ trang phục mặc ngày cƣới của cô gái đó. Nghề dệt vải thêu hoa là thƣớc đo giá trị của phụ nữ Mông.

Trƣớc khi đi làm dâu, cô gái đƣợc mẹ tặng bộ váy áo nhƣ tặng của hồi môn. Khi về nhà chống, cô gái phải chuẩn bị bộ váy áo để tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Váy thêu đẹp trở thành tài sản quí giá của ngƣời phụ nữ. Nhằm tôn thêm vẻ đẹp của mình, phụ nữ Mông đeo rất nhiều khuyên tai (Đâỷ ta). Trẻ em gái từ khi bắt đầu tập đi đã đƣợc mẹ cho xâu tai và đeo khuyên tai. Khuyên tai thƣờng đƣợc làm bằng bạc do đồng bào tự chế tác.

Vòng cổ (Cầu sinh) là đồ trang sức chung cho cả phụ nữ và nam giới. Có hai loại vòng cổ: Vòng là đồ trang sức, vòng là vòng bản mệnh. Ngoài ra, phụ nữ Mông còn đeo rất nhỉều vòng tay( Lồ pầu), nhẫn( Lề pai).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang phục nam ngƣời Mông gồm có quần dài, may kiểu đũng quần què, cạp lá toạ, áo ngắn tay, ống rộng, cổ đứng, xẻ bụng, cài khuy. Quần áo đều nhuộm màu chàm. Ngày nay, do có sự giao lƣu, hội nhập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đa số nam giới ngƣời Mông đều mặc quần áo giống nhƣ nam giới ngƣời kinh, chỉ có ngƣời lớn tuổi vẫn giữ nguyên bộ trang phục dân tộc vốn có.

Nhìn chung, trong trang phục của ngƣời Mông ở Nà Hang, màu đỏ đóng vai trò chủ đạo. Màu này phối hợp màu vàng, trắng nhằm đối chọi với nền chàm tạo nên sắc rực rỡ. Về giá trị tinh thần, thì nghệ thuật tạo hình trên trang phục của phụ nữ Mông, phản ánh bản chất vừa tốt bụng, hiếu khách, trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, mạnh mẽ vừa giàu tình cảm, phóng khoáng, vô tƣ chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên vùng cao. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện sự cần cù, chăm chỉ, đôi bàn tay khéo léo, trí tƣởng tƣợng phong phú của ngƣời phụ nữ Mông, phản ánh những giá trị văn hoá, thẩm mỹ góp phần tạo thêm sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hoá, tinh thần của họ. Về cơ bản trang phục của phụ nữ Mông ở Nà Hang giống nhƣ trang phục của phụ nữ Mông ở các nơi khác. Tuy nhiên, nếu đem so sánh giữa các chi tiết trên áo của họ với phụ nữ Mông ở Lào Cai thì thấy có những điểm khác biệt nhƣ chiếc áo của ngƣời Mông ở Nà Hang thƣờng ngắn hơn áo của phụ nữ Mông ở Lào Cai. Áo của phụ nữ Mông ở Lào Cai có màu đen hoặc màu xanh thì áo phụ nữ Mông ở Na Hang thƣờng là màu đỏ, áo của phụ nữ Mông ở Nà Hang thƣờng trang trí ít cầu kì hơn áo của phụ nữ Mông ở Lào Cai.

3.2. Đời sống tinh thần

3.2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng

Trong xã hội của ngƣời Mông, tín ngƣỡng tâm linh là một trong những yếu tố quan trọng của văn hoá tinh thần, có sức tác động mạnh tới các yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác. Tín ngƣỡng tâm linh hoà quyện với lễ thức hội hè tạo nên sắc thái đa dạng, phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời Mông ở mọi thời kì. Môi trƣờng sống trên núi cao đã tạo cho ngƣời Mông một tâm hồn phóng khoáng, ƣa tự do, không cam chịu bất cứ một sự trói buộc nào. Mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống với ngƣời Mông đều là đơn giản. Ngƣời Mông xem xét, đánh giá con ngƣời chỉ cốt ở việc làm cụ thể chứ không ở lời nói. Tƣ duy của ngƣời Mông thiên về lối tƣ duy trực giác. Đặc điểm nổi bật ở ngƣời Mông là niềm tin và lòng tự trọng.

Ngƣời Mông quan niệm: thế giới động vật xung quanh đều có phần xác và phần hồn. Phần xác là thực thể tồn tại có thể thấy đƣợc. Hồn nằm trong xác, là thế giới của ma, của thánh thần mà ngƣời trần không thể nhìn thấy đƣợc. Cuộc sống của phấn hồn và phần xác thuộc hai thế giới khác nhau. Thế giới bên xác là dƣơng; thế giới bên hồn là âm. Âm dƣơng tƣơng phản nhau, bên dƣơng là sáng bên âm là tối…

Bên cạnh đó, ngƣời Mông cũng cho rằng con ngƣời khi sinh ra và lớn lên có phần xác và phần hồn. Có 3 hồn “plì” trú ngụ trong cơ thể con ngƣời. Nếu khi 3 hồn này rời khỏi xác, có nghĩa ngƣời đó đã chết. Sau khi chết, hồn thứ nhất sẽ có nhiệm vụ gác mộ và thƣờng xuyên liên hệ với con cháu ,phù hộ hoặc quấy nhiễu họ. Sau khi đƣợc làm ma khô, hồn thứ hai sẽ bay về với tổ tiên. Hồn thứ ba sẽ đƣợc đầu thai vào kiếp ngƣời hoặc kiếp vật. Ngƣời Mông cũng cho rằng, để có thể tồn tại đƣợc trên thế gian, con ngƣời luôn luôn cần sự trợ giúp của các vị thần. Các vị thần dạy họ làm ăn, dạy họ cách ứng xử, giúp họ có đủ sức mạnh chống lại áp bức, chống lại sự đe doạ của thiên nhiên, bảo vệ sự sống của cộng đồng. Họ luôn ghi nhớ công ơn của các vị thần. Trong thế giới tâm linh của ngƣời Mông, thờ cúng tổ tiên và các vị thần có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ thể hiện niềm tin mà còn là những hoạt động tín ngƣỡng thiêng liêng của dân tộc. Đặc biệt, thờ cúng tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiên là thành tố vô cùng quan trọng góp phần tạo dựng và bảo lƣu văn hoá cội nguồn của họ.

Thờ cúng tổ tiên: là thờ cúng các cụ, ông bà, những ngƣời cùng dòng họ đã chết. Gia đình ngƣời Mông theo chế độ phụ quyền. Tổ tiên trong nhà là tổ tiên của nhà chồng. Tổ tiên bên vợ không có vai trò gì nên không đƣợc thờ cúng. Theo quan niệm của ngƣời Mông, việc thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn với ông cha, với ngƣời đã khuất, hay phải thực hiện lễ thức theo tục lệ tang ma, mà còn là sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin tha thứ, tránh sự trừng phạt…Với họ, tổ tiên có vai trò to lớn, chi phối cuộc sống hiện tại của bản thân và gia đình. Ngƣời Mông thờ cúng tổ tiên theo ba đời. Việc thờ cúng tổ tiên đƣợc họ thực hiện vaò các dịp lễ tết. Ở Nà Hang, ngƣời Mông quan niệm, ba đời gắn bó với nhau trƣớc tiên là bởi tên họ của mình, sau đó là mặt huyết thống. Những ngƣời có công dựng làng, tạo dựng dòng họ có thể vẫn đƣợc coi là ông tổ. Nhƣng trên thực tế, ở các xã có nhóm ngƣời Mông sinh sống đông nhƣ Xuân Lâp, Khau Tinh, Đà Vị, ngƣời già không còn nhớ ông tổ của mình tên gì nữa.

Nơi thờ cúng tổ tiên của ngƣời Mông gọi là Cung Pox Xiêz có nghĩa là chỗ nghỉ chân của tổ tiên. Khác với các dân tộc khác nơi thờ cúng tổ tiên của dân tộc Mông không có hình dáng một cách cụ thể mà chỉ đƣợc qui định là tấm ván, đƣợc đặt ở vị trí rất trang trọng của gian giữa nhà, nhìn ra cửa chính, cao độ 1,5m so với mặt đất. Bàn thờ đƣợc biểu thị bằng 3 mảnh giấy mầu vàng hoặc vải mầu vàng hình chữ nhật. Không có bát hƣơng. Khi thắp hƣơng, họ có thể cắm ngay vào vách nhà. Vị trí thờ tổ tiên là khu vực linh thiêng của gia đình nên phụ nữ không đƣợc phép đến gần, chỉ có nam giới, thầy cúng mới đƣợc đến gần nơi thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là nơi chứng kiến các nghi lễ trong chu kì đời ngƣời của mỗi thành viên trong gia đình.

Ngƣời Mông ở Nà Hang chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi gia đình có ngƣời ốm đau, việc chăn nuôi, sản xuất gặp rủi ro. Đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với tổ tiên ở thế giới bên kia, con cháu phải tổ chức lễ cúng theo đúng thủ tục tang ma bởi nhƣ vậy sẽ khiến tổ tiên thành ma lành và sẽ phù hộ con cháu.. Theo họ, nơi cƣ trú của tổ tiên là thiên đang.

Thờ cúng đa thần: Đời sống tâm linh của ngƣời Mông còn tồn tại một

hệ thống thần trong nhà và thần tự nhiên với các lễ thức cúng khác nhau. Thần ma nhà (xử ca): Đây là ma có vị trí quan trọng trong các thần trong nhà. Xử ca gắn liền với ý niệm giàu có về tiền bạc và của cải. Họ thờ xử ca ở vách sau gian giữa, đặc điểm nhận biết là nơi có dán tờ giấy vàng hoặc bạc có máu gà và cắm vài cái lông gà. Khác với cúng tổ tiên, xử ca chỉ đƣợc cúng một năm một lần duy nhất vào ngày 30 tết. Lễ vật là thịt gà trống (gà phải có lông màu hung đỏ). Chủ nhà cắt tiết gà gần chết rồi thả gà trong nhà. Qua việc con gà khi chết quay đầu về phía nào thì ngƣời ta có thể đoán biết năm đó gia đình họ ra sao. Nếu con gà quay đầu về phía bàn thờ xứ ca thi năm đó là một năm thật tốt đẹp của gia đình họ. Nếu đầu con gà quay sang phía bếp thì năm đó họ sẽ đƣợc mùa. Nếu con gà quay đầu ra ngoài thì cả năm đó theo họ là thật xui xẻo. Vì thế, ông Phùng Văn Lý dân tộc Mông tại bản Khau Phiêng, xã Khau Tinh, Huyện Nà Hang cho biết “nếu đầu gà quay ra ngoài, họ sẽ hoá giải điều không may bằng cách thay con gà cúng bằng một con gà khác”

Ma buồng: Theo quan niệm của ngƣời Mông ở Nà Hang: ma buồng có nhiệm vụ bảo vệ trẻ nhỏ trong nhà và gia súc trong gia đình. Mỗi năm, họ phải cúng ma buồng một lần. Lễ vật cúng ma buồng là một con lợn từ 12kg- 15kg, nhƣng phải là con lợn có những điểm khác biệt với các con lợn khác: hay cắn nhau, hay ngủ, hay ăn… Ngƣời ta cho rằng, con lợn đó là ma buồng. Khi cúng xong, con lợn đó đƣợc thịt ra, không đƣợc đem bán mà họ chia thành các bát khác nhau tuỳ thuộc vào quan niệm của dòng họ. Ví dụ: họ Vàng ở Đà Vị thì số bát cúng là 6 bát, họ Lƣơng 13 bát, họ Hoàng 9 bát. Khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cúng ma buồng, họ đóng chặt cửa không cho ngƣời lạ vào. Ví dụ cách cúng ma buồng của họ Phùng tại bản Khau Phiêng, xã Khau Tinh làm 5 bát nhƣ sau: Thịt lợn chia thành: thủ lợn, lòng mề và bốn cái chân và đuôi: Sau đó thủ lợn lại đƣợc chia thành 5 phần. Tiếp đến họ để mỗi bát một ít lòng và gan. Bốn bát để 4 cái chân và một phần của thủ lợn, bát thứ 5 sẽ để đuôi lợn và mũi lợn. Chủ nhà cầm thanh củi chạy khắp nhà với mục đích đuổi các con ma khác đi, đến mâm cỗ thì họ dừng lại, tay cầm quả bầu và khấn. Họ khấn bằng tiêng Mông. Lễ vật sau khi cúng xong, ngƣời nhà phải ăn hết và không đƣợc chia ra ngoài.

Thần cửa: Có nhiệm vụ gác cửa, ngăn không cho ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, gia cầm, bảo vệ của cải, cac hồn và ngăn không cho tổ tiên bỏ đi nơi khác. Theo quan niệm của ngƣời Mông thì thần cửa ẩn trong miếng vải đỏ treo ở cửa. Nhà có ngƣời ốm đau, chăn nuôi bị bệnh dịch, nƣơng rẫy thất bát là do thần cửa bị ngãvì vậy phải nâng thân cửa dậy bằng cách cúng thần, lễ vật cúng là lợn hoăc gà , khi cúng phải thay miếng vải đó để ma cửa luôn có nơi trú ngụ mới.

Ma cột chính: theo quan niệm của ngƣời Mông ở vùng này trong ngôi nhà thì cột chính có một vai trò quan trọng đây là nơi bảo vệ tính mạng , sức khoẻ của thành viên trong gia đình cũng là nơi lên xuống của tổ tiên vì vậy họ phải cúng ma cột vào những ngày quan trọng của gia đình.

Thần ma bếp: Gia đình nào cũng thờ thần bếp. Thần ma bếp có liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ, phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc, mùa màng và việc nấu ăn của gia đình. Do đó, ngƣời Mông kiêng không giẫm

Một phần của tài liệu kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 69 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)