Khái niệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở việt nam (Trang 37 - 86)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Khái niệm

Quản lý đầu tư trong xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng kể từ bước xác định dự án

đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử

dụng đểđạt được mục tiêu đầu tưđã xác định.

1.2.2.2. Ni dung qun lý d án xây dng

- Quản lý lập báo cáo đầu tưđể xin phép đầu tư

- Quản lý lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

- Quản lý việc điều chỉnh dự án đẩu tư xây dựng công trình.

- Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

- Quản lý về cấp phép xây dựng công trình

- Quản lý lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng - Quản lý thi công xây dựng công trình

- Quản lý khối lượng thi công xây dựng - Quản lý môi trường xây dựng

- Quản lý bảo hành công trình xây dựng.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng

Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.

Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.

Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với các quy định của pháp luật vềđất đai và pháp luật khác có liên quan.

Ngoài những nguyên tắc trên thì tùy thuộc theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án còn phải theo nguyên tắc sau:

- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết

định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng

đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

- Đối với dự án sử dụng vốn khác kể cả vốn tư nhân: Chủ đầu tư quyết

định hình thức đầu tư và nội dung quản lý dự án. Riêng trường hợp dự án sử

dụng vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thỏa thuận về

phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ

Chương II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DƯ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ

TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG 5 NĂM 2006-2011. 2.1.1. Đặc điểm tình hình

Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nhằm làm tăng năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư cho giao thông vận tải từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp… giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng… Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về

chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tuy vậy thời gian qua ngành giao thông vận tải cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai.

2.1.2. Những yếu kém và hành tựu đạt được trong 5 năm

2.1.2.1.Nhng yếu kém

V kết cu h tng giao thông

Tuy đã tập trung ưu tiên đầu tư nhưng đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ vẫn đang trong tình trạng yếu kém. Cụ thể như

sau:

Hiện vẫn còn 6.000 km quốc lộ chưa được nâng cấp; có tới 566 cầu yếu trên hệ thống quốc lộ; hiện nay đã và đang đầu tư xây dựng thay thế khoảng 146 cầu. Còn 111 cầu rất yếu cần đầu tư ngay, 45 cầu cần sửa chữa nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2012-2015 và 262 cầu cần sửa chữa, nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2016-2020.

Quốc lộ 1A là tuyến trục dọc quan trọng nhất trong hệ thống đường bộ

hiện nay, tuy nhiên quy mô chủ yếu mới đạt cấp III, 2 làn xe. Mặc dù luôn

được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung chưa tương xứng với vai trò và chức năng của tuyến vận tải chính trên trục dọc Bắc Nam. Đoạn Hà Nội – Cần Thơ

dài 1.887 km, mới mở rộng 4 làn xe được khoảng 390 km, đang mở rộng 73 km và xây dựng 164 km tuyến tránh, còn khoảng 1.260 km chưa được nâng cấp mở rộng. Nhiều đoạn tuyến hiện đang xuống cấp, còn một sốđèo dốc như đèo Phú Gia, Phước Tượng, Đèo Cả có độ dốc lớn và nhiều đường cong bán kính nhỏ,... là các điểm đen thường xuyên xẩy ra tai nạn giao thông, giảm năng lực thông qua của tuyến.

Trong khi đó lưu lượng vận tải trên QL1A hiện nay rất lớn và đang tăng nhanh, nhiều đoạn tăng 10-12%/năm, một số đoạn tuyến hiện đã quá tải, đặc biệt các đoạn từ Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Hà Tĩnh và một sốđoạn qua đô thị lớn; một số đoạn sẽ tiếp tục quá tải trong thời gian tới như đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp, Đồng Nai – Phan Thiết; một số đoạn mãi tải khoảng năm 2020 như đoạn qua Quảng Trị, Bình Định,...

Việc đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam song hành để chia sẻ

lưu lượng cho QL1A chậm tiến độ, mới hoàn thành được một số đoạn và đòi hỏi thời gian dài. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vận tải việc mở rộng QL1A

đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ với quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ là hết sức cấp thiết và phải đầu tư trong thời gian ngắn nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên QL1A hiện nay và giảm thiểu TNGT. Việc mở

rộng, nâng cấp QL1A phải gắn liền với việc xây dựng các đoạn tuyến đường bộ cao tốc chạy song song, tránh phát triển thừa công suất.

Tuyến đường Hồ Chí Minh, trục dọc quan trọng thứ hai trên hướng Bắc Nam từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) đi qua 28 tỉnh, thành phố

với chiều dài 3.183 km đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 đoạn từ Hòa Lạc

đến Tân Cảnh (Kon Tum) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn 2 đầu tư để nối thông đường từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính Phủ,..., trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn nên giai đoạn 2 không thể hoàn thành theo tiến độ đã đề ra. Vì vậy cần giãn tiến độ hoàn thành giai đoạn 2, cơ bản hoàn thành vào năm 2015 những đoạn có nhu cầu cấp thiết, các đoạn còn lại và một số cầu lớn hoàn thành trong giai đoạn đến 2020.

V giao thông đô th

Tiến độ triển khai xây dựng các công trình giao thông chậm, đặc biệt là xây dựng đường sắt đô thị, đường sắt nội - ngoại ô. Hiện tại thủđô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới khởi công xây dựng 2-3 tuyến. Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2010 chỉđạt 10-12%.

Ùn tắc giao thông đô thị tại các thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xảy ra thường xuyên; kết cấu hạ tầng chật hẹp, phát triển thiếu quy hoạch trong khi vận tải bánh sắt khối lượng lớn triển khai chậm; vận tải công cộng chủ

yếu bằng xe buýt không đáp ứng nhu cầu đi lại, phương tiện cá nhân phát triển tự do chưa kiểm soát được,….

V giao thông nông thôn

Hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn đều có tiêu chuẩn kỹ thật thấp, chất lượng mặt đường xấu; các tuyến đường huyện, đường xã phổ biến ở

cấp V, VI...

Hiện vẫn còn 149 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, đây là những xã nghèo, thuộc vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình, địa lý hiểm trở, phức tạp, dân cư thưa thớt; việc tiếp cận với hệ thống giao thông là hết sức khó khăn.

2.1.2.2. Thành tu đạt được trong 5 năm Vn đầu tư thc hin

Trong 5 năm tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải được giao 65.028 tỷ đồng trong đó Bộ giao thông vận tải được giao trực tiếp 61.734 tỷ gồm: vốn ngân sách 13.190 tỷ; vốn ODA 15.777 tỷ; vốn tín dụng ưu đãi 7.062 tỷ; vốn đặc biệt 5.122 tỷ; vốn trái phiếu chính phủ 18.619 tỷ; vốn doanh nghiệp từ các hình thức đầu tư BT, BOT 2.001 tỷ.

Khi lượng ch yếu hoàn thành

Trong 5 năm qua, tuy kinh tế còn khó khăn nhưng hệ thống kết cấu hạ

tầng giao thông nước ta vẫn có những bước phát triển theo chiều hướng khá tích cực: mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông

đường bộ chính yếu đã được đầu tư nâng cấp kết hợp tăng cường công tác quản lý bảo trì nâng cao. Mật độ đường bộ tăng 0,68Km/Km2 năm 2006 đến năm 2011 đã lên tới 0,77Km/Km2. Hệ thống cảng biển và cảng hàng không từng bước được mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng tốc độ tăng trưởng vận tải bình quân tăng trên 10%/năm. Nhiều công trình quan trọng cấp thiết phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: Đường bộ

cao tốc tại các vùng kinh tế trọng điểm, trục Bắc Nam, đường vành đai đô thị, cảng hàng không quốc tế, cảng biển lớn đã và đang được triển khai xây dựng. Hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp một bước rất cơ

bản (Đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo được gần 14.000 km quốc lộ; hiện còn khoảng 6.000 km chưa được nâng cấp cải tạo). Bước đầu xây dựng khoảng 150 km đường bộ cao tốc. Đang triển khai xây dựng một số tuyến đường bộ

cao tốc: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây; chuẩn bị khởi công các tuyến cao tốc: Bến Lức – Long Thành, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây – Phan Thiết và đang tích cực kêu gọi vốn đầu tư cho các tuyến: Ninh Bình – Thanh Hóa, Biên Hòa – Vũng Tàu, Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ…

Riêng trong giai đoạn 2009-2011 đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp cải tạo các quốc lộ 22, QL70, QL6, QL2, QL4A, QL4B, QL4C, cầu Rạch Miễu, cầu Đồng Nai; hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác cao tốc HCM – Trung Lương, đại lộ Thăng Long, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Pá Uôn, cầu Hàm Luông, cầu Phùng; cao tốc Giẽ - Ninh Bình, đường Nam Sông Hậu, cầu Ngọc Tháp, hợp long cầu Đầm Cùng, thông xe các cầu trên QL1 đoạn Cần Thơ – Nam Căn,...

Giao thông đô thị từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, đặc biệt tại các đô thị lớn, nhiều công trình hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư nâng cấp, trong đó có một số dự án trọng điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, vành đai III Hà Nội, cầu vượt ngã tư Sở, ngã tư Vọng, hầm Kim Liên, đại lộ Thăng Long, đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm…khởi công một số dự án đường sắt đô thị như Hà Nội – Hà

Đông, Nhổn – Ga Hà Nội, Bến Thành – Suối Tiên…

Với những nỗ lực trong thời gian qua, hệ thống Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ được nâng cấp một bước đáng kể, kể cả vùng núi, vùng sâu,

vùng xa. Nhiều tuyến giao thông quan trọng được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phát huy tốt hiệu quả. Diện mạo cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên cả nước, nhất là ở một số đầu mối giao thông quan trọng như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng đã mang dáng dấp của một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại.

2.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.2.1. Những tồn tại:

1,5 % là con số mà các Bộ, ngành, địa phương đưa ra về thất thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản; 10% là con số các chuyên gia kinh tế đưa ra; 14 % là con số của kết quả các đợt thanh tra Chính phủ thực hiện trong năm 2010; 30% là con số mà một đại biểu Quốc hội đưa ra và cho là có cơ sở chắc chắn.

Theo số liệu thống kê của đoàn giám sát Quốc hội về xây dựng cơ bản , trong số 1.505 dự án được kiểm tra có 176 dự án vi phạm thẩm định dự án, 198 dự án công trình vi phạm qui chếđấu thầu, 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị; không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các qui chế về trình tự, thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng.

Về chất lượng nghiệm thu, thanh toán công trình: 145 dự án công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm qui định khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.

2.2.1.1. Tn ti trong khâu qui hoch, kho sát thiết kế , lp d án khthi thp: thi thp:

- Một số dự án không có qui hoạch hoặc qui hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Ở đây còn chưa nói đến việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ hơn so với

đà phát triển của cả nước hoặc quy hoạch vĩ mô bị sai hướng không phù hợp hoặc thay đổi liên tục.

- Những sai sót này trong qui hoạch là do không có một cơ quan nào, kể

cả Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) không đưa ra một kế hoạch tổng thể, đa ngành. Bộ Công nghiệp không có tiếng nói lớn đối với quy hoạch các khu công nghiệp địa phương vì nó lại thuộc Bộ KHĐT. Sự không thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương trong qui hoạch và lập kế hoạch cơ bản là do có một vòng khép kín bao quanh. Những dự án hạn chế hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát từ khâu qui hoạch đến khâu kế thừa bố trí thuộc một Bộ, ngành đến khi có dự án và phân cấp theo chính phủ thì Bộ trưởng được quyền quyết định những dự án kể cả nhóm A, nhóm B, nhóm C từ lập dự án đến

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở việt nam (Trang 37 - 86)